Lạ miệng với hai món ăn “độc nhất vô nhị” của người Mường
Trong nghệ thuật ẩm thực của người Mường có hai thứ ẩm thực mà bạn không thể bỏ qua đó là món thịt trâu lá lồm và chả rau đáu là hai món ăn đặc trưng khi bạn có dịp tới trải nghiệm vùng núi Tây Bắc.
Trải qua thời gian dài lịch sử phát triển, người dân Hòa Bình ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm các chế biến hợp khẩu vị. Hơn thế nữa, họ đã hình thành được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc khác nhau
Thịt trâu lá lồm
Mỗi vùng miền trên nước ta đều có những món ăn độc đáo, mang sắc thái và hương vị riêng biệt.
Thịt trâu lá Lồm, chả rau đáu hai thứ ăn đặc sản của người mường
Đến thăm Hòa Bình, về ẩm thực không thể bỏ qua món thịt trâu nấu lá lồm. Đây là một món ăn có những nét đặc trưng: Ngon miệng, hấp dẫn, đằm thắm và gần gũi, gắn bó với đời sống phong tục người dân tộc Mường
Đặc sản dân tộc mường, Thịt trâu nấu lá lồmlà một món ăn đơn giản nhưng nó lại tạo cho mình một thương hiệu riêng nhờ vào nét khác biệt đặc sắc của lá lồmThịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua), nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm rồi nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu.
Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm.vốn có mùi gây nhưng khi nấu cùng với lá lồm đã cho ra hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm đánh tan mùi gây của thịt trâu, miếng thịt no lửa chín mềm quấn lấy đủ đầy gia vị thơm lừng, béo ngậy. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình.
Công thức chế biến món ăn này không quá cầu kỳ nhưng cái đắt, cái hay của nó thì rất đáng để những người có tâm hồm ăn uống không thể làm ngơ.
Rau đáu và các gia vị để làm món chả rau đáu
Video đang HOT
Thứ nhất lá lồm phải luôn tươi, xanh tự nhiên để khi vò thả vào niêu đất om sẽ cho vị chua thanh mát mà không khé cổ. Nếu chỉ cần để lá hơi ngả màu úa đem om thì hương vị sẽ khác ngay.
Thứ hai, thịt trâu phải dẻo, mới không được để qua ngày vì thịt trâu thớ to nếu để lâu sẽ ngót và đổi màu tím thẫm ăn rất dai và quan trọng hơn là trông không đẹp mắt.
Chả rau đáu
Rau đáu là loại thuốc bổ rất khó trồngmà chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa Xuân hay mùa Đông. Điểm đặc biệt của chả rau đáu so với những món ăn khác đó là sự cẩn trọng từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đến khâu chế biến.
Chính vì thế để làm món chả này, những người dân Mường đã phải lặn lội mất cả chục ngày để vào rừng lội xuống tìm rau. Cũng vì lý do này, dù là khách quí của gia đình, nhưng nếu không báo trước cho gia chủ khi đến thăm nhà thì khách quí cũng rất khó có cơ hội để thưởng thức món ăn hiếm này.
Người Mường ở Hòa Bình bảo rằng, cha rau đau la mon ăn cô truyên, tư xưa đa đươc ngươi Mương sư dung. Đây la mon ăn rât đăc biêt vao dip Têt. Thực tế, món ăn này đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn còn được người Mường và các du khách hết sức ưa chuộng.
Chả rau đáu có vị thơm mát của lá rau quyện lẫn với hương vị của hạt sổi, hành khô được ướp trong thịt
Thịt được gói chả phải bao gồm cả thịt thị lẫn xương sụn. Người ta băm thật nhuyễn rồi tẩm ướp gia vị như: hạt tiêu, hạt sổi, hành tươi… Thịt được băm sau đó trộn với các gia vị công việc tẩm ướp kéo dài khoảng 30-40 phút cho thị ngấm gia vị. Sau đó họ mới tiến hành gói chả. Thứ lá gói chính là loại rau đáu quí giá của người mường.
Chả rau đáu có vị thơm mát của lá rau quyện lẫn với hương vị của hạt sổi, hành khô được ướp trong thịt, cùng với cảm giác nhai giòn rụm của xương sụn đem lại cảm giác mới lạ và khó quên đối với ai đã từng một lần nếm thử.
Chả rau đáu được người Mường ăn với cơm hoặc nhâm nhi với chén rượu nếp mỗi khi xuân sang. Vị cay nóng của rượu hòa quyện với hương vị thanh mát của chả làm cho lòng người lâng lâng, xao xuyến.
Mùa gió bấc nhớ thịt trâu lá lồm
Giữa thành phố bây giờ, không khó để có bát thịt trâu lá lồm. Nhưng, cái món ấy nó không hợp giữa những sít sao xe cộ, mà lên hương ở nơi heo hút xứ Mường.
Món thịt trâu lá lồm được coi là đặc sản truyền thống của người Mường.
Mùa đông ken, gió bắc thổi ngược, sương sa rơi lọt phủ trùm ngọn cây. Hình hài bản làng mờ ảo, co ro trong tiết giá buồn bã. Nhưng mùa gió bấc cũng báo hiệu cho những bà mẹ xứ Mường biết đến thời khắc của món thịt trâu lá lồm.
Gió rít mặc. Sương bay mặc, mà đến những việc đại sự cũng mặc để nghe tiếng xì xoạt húp bát thịt trâu lá lồm đang phưng phức làm ấm cả ngôi nhà xiêu vẹo.
Con trâu và loài lá chống lạnh
Con trâu, người Việt mình đã mặc định là bạn của nhà nông. Chúng kéo cày, bừa ải việc đồng áng mà chẳng nề hà nặng nhẹ. Khi thời máy móc thay thế thủ công, thì con trâu không còn hữu dụng như trước nữa.
Nhưng đó là chuyện ở miền xuôi, nơi đồng ruộng bằng phẳng, máy cày chạy phăng phăng như ô tô trên đường.
Ở bản, ruộng gập ghềnh thì máy nào chạy cho nổi. Lại vẫn con trâu là đầu cơ nghiệp, trâu vẫn được quý. Đến như nhà văn Tô Hoài ghi lời những cô gái ở Hồng Ngài nói rằng: "ứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà".
Trâu ở bản làng bây giờ vẫn nhiều, có nhà tậu vài chục con trâu giống. Thế nhưng thời tiết khắc nghiệt, mùa đông cũng là mùa lo lắng. Có đận, lạnh quá mà cả đàn trâu lăn chết. Tiếc của tiếc công, nhưng trời lại phú cho cái khác, cho người bản biết làm món thịt trâu gác bếp bán dần gọi là kéo lại tí vốn.
Thôi không nói chuyện trâu chết vì lạnh, vì thứ ấy không làm được món thịt trâu lá lồm đúng nghĩa của xứ Mường Hòa Bình. Người ta nói rằng, lá lồm nó hợp với những tảng thịt tươi, cắt ra còn đòng đọc máu. Thứ lá ấy lạ lắm, chua thanh mà làm cho thịt trâu mềm giòn cứ như có phép thuật.
Cứ từ cuối tháng 10 âm lịch, khi cái lạnh đã thấm sâu trong đất, đã cắt đứt nguồn dinh dưỡng khiến lá cây rủ vàng lại là thời của lá lồm xanh ngát. Lạ vậy, thứ cây hợp lạnh thêm dầy và tiết ra vị chua đậm mà không khé. Nhiều người miền ngược thích thú với lá lồm, họ coi đó như nguồn thực phẩm không thể thiếu của mùa đông. Thế nên lá lồm còn có một tên gọi khác là lá giang - nghĩa là cây chống lạnh.
Giữa một vùng gió sương giăng giăng, người ta không thể không co ro ngồi bên bếp lửa. Nhưng cách chống lạnh ấy chỉ là tức thời, còn cái bụng phải ấm trước đã để vun vén cho sức lực. Ở cuối bản, người ta kháo nhau có nhà giết trâu, thế là lục tục già trẻ kéo đến. Mỗi người một chân một tay ngả con trâu xuống, chờ đến lúc thui vàng, mổ bụng, pha thịt thì đụng mỗi người vài cân đem về.
Bản làng vẫn lạnh nhưng khói bếp đã lên, tiếng í ới nhà trên nhà dưới đủ để át đi tiếng gió rít trên đồi. Người ta đang chuẩn bị cho một bữa ăn chống rét, cho một cuộc xum tụ con rể con dâu bằng một món ăn rất truyền thống.
Món ngon ấm tình
Lá lồm có thể lạ với người miền xuôi, nhưng lại rất sẵn với vùng rừng núi. Đó là dạng cây leo thành bụi giống lá mơ. Ven cánh rừng, hoặc trên sườn đồi có rất nhiều cây lá lồm, và người ta còn trồng cả trong vườn nhà cho tiện việc chuẩn bị nguyên liệu chế biến món ăn.
Từ xửa xưa, lá lồm đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Mường. Nó như một vị thuốc chữa bệnh phong thấp, đường ruột cho đến gan thận. Và đặc biệt khi chế biến thịt trâu, dù xào hay nấu cũng đều phải có lá lồm. Có thịt trâu đấy mà không có lá lồm, thì coi như chẳng chế biến được gì ngon lành.
Người Mường nói rằng, lá lồm có thể giã ra hoặc để nguyên nấu với thịt trâu. Nhưng có nhà kết hợp cả hai, phần lá giã nhuyễn pha với nước, phần lá nguyên đảo với thịt. Dù với cách nào, thì món thịt trâu vẫn thơm ngon và phần nước cứ đậm đặc như nước xuýt thoang thoảng mùi thơm hấp dẫn.
Thật là mỗi vùng nấu món thịt trâu lá lồm đều có cách khác. Nhưng thức gì cũng có chuẩn mực của nó. Nếu như thắng cố ngon hơn khi người Bắc Hà nấu, thì thịt trâu lá lồm lại đúng vị khi ở vùng Hòa Bình.
Người ta thái thịt trâu miếng nhỏ bỏ trong nồi đất với chút ít tấm gạo. Nhưng thịt trâu phải thật tươi, cầm vào còn ấm và thấy dẻo. Nước sâm sấp nồi, ninh nhừ cho đến lúc tấm gạo và thịt trâu làm cho màu nước sánh lại thì bỏ phần lá lồm đã giã nhuyễn vào.
Mùi thơm của thịt, vị chua của lá bốc lên là lúc người ta vò nhẹ phần lá lồm còn lại rồi đậy vung chờ chín. Trong lúc đó, cả gia đình quây quần bên bếp với hũ rượu đã ủ đủ âm dương, chỉ chờ cho nồi thịt trâu lá lồm lạch cạch vung để bê xuống.
Khói trắng bốc lên đưa theo mùi hương béo ngậy làm bất cứ ai cũng phải thòm thèm. Người Mường ăn thịt trâu lá lồm theo cách múc riêng mỗi người một bát to đủ nước lẫn cái. Tiếng xì xoạt của những đứa cháu nhỏ, tiếng xuýt xoa của ông cụ già hòa cùng màu khói nóng càng làm cho công cuộc chống lạnh thêm hào hứng.
Ngoài kia, gió bấc vẫn thổi, giá lạnh vẫn đang hăng tiết đập mạnh vào mái nhà lợp cọ, rồi len lỏi qua những bức vách xiêu vẹo. Cái rét như thể ngửi được mùi thơm, cảm được vị ngon ấm áp của thịt trâu lá lồm nên ra sức bực ghen cào cấu. Nhưng cái rét không bao giờ chiến thắng được món ngon - vì đó là bí quyết nghìn đời của bản Mường.
Và người ta nói rằng, nồi thịt trâu lá lồm thơm ngon vì nó ấm tình, nó mang "mùi của gia đình - vị của hạnh phúc".
Kỳ 2: Đậm đà thịt trâu gác bếp Tây Bắc Thịt trâu gác bếp (hay còn gọi là trâu hun khói) là đặc sản trứ danh vùng Tây Bắc. Trong những ngày Tết, món đặc sản này được nhiều người mua làm quà tặng người thân, bạn bè hoặc đãi khách. Thịt trâu gác bếp - món đặc sản vùng Tây Bắc. Thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ dân tộc Thái....