Lạ miệng với cá ngừ kho nước cốt dừa
Cá ngừ thịt ngọt, chế biến món gì cũng ngon. Để át vị tanh đặc trưng của cá ngừ, người ta thường kho cá với thơm. Một sự kết hợp khác không kém hấp dẫn là cá ngừ với nước cốt dừa.
Cá ngừ là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng: chứa ít chất béo và calo nhưng lại dồi dào protein, DHA, EPA, taurine, cũng như sắt, photpho, vitamin B12, D… Do vậy, đây là thực phẩm lý tưởng nên đưa vào thực đơn hàng tuần để giảm cân, bảo vệ – tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm choesterol xấu, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.
Cá ngừ ăn ngon nhưng có vị tanh đặc trưng. Để át vị tanh, cá ngừ thường được kho chung với thơm. Một sự kết hợp khác không kém hấp dẫn là cá ngừ với nước cốt dừa.
Cá ngừ chọn con thật tươi, cắt lát hoặc phi lê thành từng khúc cỡ 5-7 cm rồi rửa sạch với nước muối, để thật ráo. Để tăng mùi thơm và giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá bạn nên ướp cá với chút xíu muối gia vị và gừng băm nhỏ khoảng 30 phút (1kg cá cần khoảng 50g gừng tươi). Chuẩn bị nước cốt dừa.
Chiên cá trên lửa vừa cho cá chín vàng đều các mặt. Sau khi chiên vàng, vớt cá ngừ ra và cho vào một cái xoong/chảo khác để kho, tùy lượng cá, thêm vào xoong một ít nước mắm và đường. Thông thường, công thức 1 mắm, 1 đường là vừa phải cho các món kho. Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình lượng mắm và đường sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Bắc xoong/chảo cá ngừ lên bếp và kho riu riu trên lửa nhỏ khoảng 5-7phút, trút nước cốt dừa vào xâm xấp mặt cá, thêm vài muỗng nước màu. Khi nước dừa sôi lại, bạn có thể nêm thêm mắm, đường cho vừa ăn (nhớ trừ hao khi nước sánh lại vị sẽ mặn hơn một chút). Tiếp tục kho riu riu đến khi nước sánh lại, thêm vào chút tiêu, vài lát ớt hiểm (nếu thích) rồi tắt bếp.
Video đang HOT
Cá ngừ sau khi kho có màu vàng hấp dẫn, cá cứng, không bị bể nát, nước dừa sánh. Khi dùng nóng, món ăn có vị béo, thơm, cay nhẹ, ấm nồng và lý tưởng cho những bữa cơm chiều sum họp trong tiết trời đông se se lạnh.
Lưu ý: Cá ngừ thịt ngon nhưng có thể gây ngộ độc, một số người ăn vào có thể bị dị ứng, ngứa, đau xương, tức ngực… Các nghiên cứu khoa học cho thấy, do đặc tính ăn thịt, (ăn động vật sống) nên ruột và thịt cá ngừ chứa rất nhiều enzym để tiêu hóa thức ăn. Khi cá bị ươn, thì enzym trong cá dưới tác động của men decarboxylase sinh ra từ vi khuẩn sẽ hoạt động phân huỷ các axit amin histidin – sắc tố đỏ – thành chất histamin.
Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng (phù người, nhức đầu, nôn mửa, ngứa đỏ ngoài da..). Do vậy, những người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ được khuyến cáo không nên ăn cá ngừ ươn.
Theo PNO
Cẩn trọng với 5 món hải sản phổ biến nhưng siêu độc hại
Hải sản nói chung đều mang hương vị hấp dẫn và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loại hải sản có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người thưởng thức.
Dù mang nhiều nguy cơ nguy hại cho sức khỏe, những loại hải sản dưới đây vẫn được sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn và được nhiều người ưa chuộng.
1. Cá nóc
Đất nước nổi tiếng dùng cá nóc làm thực phẩm là Nhật Bản. Chỉ có những đầu bếp đã được đào tạo bài bản và được cấp phép mới có thể thực hiện các món ăn từ cá nóc. Dù biết thịt cá nóc rất độc, nhưng nhiều người vẫn mạo hiểm thử sức với món ăn độc đáo này bởi hương vị hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác tê lưỡi do phần độc tố còn lại trong thịt.
Cá nóc chứa độc tố độc hại từ trong nội tạng. Độc tính của cá nóc có thể khiến người bị nhiễm độc ngứa, choáng váng, chuyển biến nặng sẽ dấn tới tê liệt cơ bắp, hôn mê và tử vong.
2. Cá ngừ
Khác với cá nóc, cá ngừ được tiêu thụ rộng rãi và không nhiều người biết tới sự nguy hiểm khi ăn thịt cá ngừ.
Các đại dương đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề hơn. Cá ngừ là loại động vật ăn thịt lớn thuộc cấp cao trong chuỗi thức ăn ở đại dương, vì vậy trong nhiều năm qua, loại cá này đã tích tụ không ít các độc tố kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân trong cơ thể. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra khuyến nghị trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không nên ăn cá ngừ để đảm bảo thể trạng khỏe mạnh.
3. Bạch tuộc
Thực tế, bạch tuộc không chứa độc tố, nhưng cách thưởng thức bạch tuộc còn tươi nguyên của một vài quốc gia trên thế giới có thể tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Các xúc tu bạch tuộc còn hoạt động sẽ bám dính vào họng, gây ngạt thở. Nếu không được sơ cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Ước tính mỗi năm tại Hàn Quốc có 6 người tử vong do ngạt thở khi ăn bạch tuộc sống.
4. Hàu
Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán. Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Hàu còn là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
5. Sò huyết
Sò là một món hải sản có hương vị tuyệt hảo.Thế nhưng trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị. Lời khuyên tốt nhất bạn nên tìm nên những nhà hàng uy tín để tránh được những mối lo về an toàn thực phẩm.
Theo Healthdaily
Vấn vương mắm ruột cá ngừ Tôi có người bạn định cư ở Mỹ. Mỗi lần về thăm quê, anh lại bảo tôi đưa đến vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) tìm mua lọ mắm ruột cá ngừ về ăn rồi cứ xuýt xoa, tấm tắc khen ngon. Món ngon với cá ngừ thì hầu như ai cũng có thể kể ra vanh vách. Thịt cá ngon thì làm...