Lạ miệng với bánh bèo ngọt Nha Trang
Bánh bèo vốn là món ăn dân dã, quen thuộc của các tỉnh miền Trung với hương vị đậm đà, khó quên. Có nhiều nguyên liệu để làm nên hương vị đặc trưng của bánh bèo như tôm đất, thịt xay, hẹ, mỡ hành,…
Tuy nhiên, có một nơi người ta lại nghĩ ra loại nhân mới cho bánh bèo, ăn chung với nước cốt dừa, gọi là bánh bèo ngọt. Nếu chưa từng ăn bánh bèo ngọt thì hãy ghé ngay phố biển Nha Trang để thưởng thức món ăn này nhé!
Có nhiều nguyên liệu để làm nên hương vị đặc trưng của bánh bèo như tôm đất, thịt xay, hẹ, mỡ hành,… Tuy nhiên, có một nơi người ta lại nghĩ ra loại nhân mới cho bánh bèo, ăn chung với nước cốt dừa, gọi là bánh bèo ngọt. Nếu chưa từng ăn bánh bèo ngọt thì hãy ghé ngay phố biển Nha Trang để thưởng thức món ăn này nhé!
Ở Nha Trang có một gánh bánh bèo ngọt đã theo nghề suốt hơn 20 năm nay. Gánh bánh nho nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách vì hương vị lạ miệng và ngon đến khó quên. Nằm trên đường Phan Chu Trinh, gánh bánh bèo đơn giản với rổ bánh được che đậy sạch sẽ, nồi nước cốt dừa trắng tinh thơm ngất, cùng vài chiếc ghế nhựa. Cả tuần, trừ ngày chủ nhật, gánh bánh bèo bắt đầu mở bán từ lúc 13h đến 17h chiều. Vì quán đông nên rất mau hết, bạn nên nhớ kỹ giờ mở bán hàng kẻo lúc đến lại phải về tay trắng.
Để làm ra một đĩa bánh bèo, cô chủ hàng nhanh tay xếp bánh bèo dàn đều ra đĩa, miếng bánh bèo trắng trong, nho nhỏ vừa một miếng chỉ nhìn thôi là đã đủ hấp dẫn rồi. Sau đó, cô chủ múc thêm một vá nước cốt dừa dẻo chan đều đĩa bánh. Rắc lên mặt chút mè rang thơm lức. Chỉ có vậy, một đĩa bánh bèo đã hoàn thành và đưa cho khách. Bánh bèo dẻo dẻo, dai dai quyện với nước cốt dừa béo béo thơm thơm, mè rang thơm bùi bùi làm thành một thứ đồ ăn vừa lạ vừa quen. Một đĩa bánh như thế chỉ có 10.000 đồng mà thôi.
Cô chủ chia sẻ, để làm ra được miếng bánh bèo trắng, ngon và dai mềm thì quan trọng nhất là phải chọn được loại gạo ngon, trộn với chút bột năng và đường đã đun sôi để nguội giúp bánh có vị ngọt. Còn nước dừa thì phải bỏ thêm chút bột báng để sánh dẻo, pha thêm chút đường, đặc biệt phải có muối để có độ mặn vừa phải, lấn át bớt độ ngọt để đỡ ngán. Đây chính là bí quyết giúp món ăn này giữ được nguyên hương vị thanh đạm của mình.
Bánh bèo ngọt là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của Nha Trang. Không phải dễ gì mà người ta biết đến món ăn dân dã này nhiều đến vậy. Nếu bạn sắp có kế hoạch đi NhaTrang thì nhớ đừng quên thưởng thức món bánh dân dã mà ngon tuyệt này nhé!
Bánh sừng trâu - Món quà của núi rừng
Có mặt trong triển lãm của các tỉnh biên giới tham gia Ngày hội giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào tại Sơn La vừa qua, tại gian hàng quảng bá sản vật của Quảng Nam có một món bánh với hình thù độc đáo được mang ra giới thiệu - Bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu.
Chiếc bánh nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay người lớn, hấp dẫn ngay từ hình dáng giống chiếc sừng trâu thu nhỏ, thon gọn nhưng cứng rắn, mang màu xanh đậm của lá rừng. Ngoài tên phổ biến là bánh sừng trâu, người Cơ Tu gọi bánh này là Avị Acuốt hoặc C'cót, bánh đót...
Cách làm bánh sừng trâu cũng không quá cầu kỳ, nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm. Công đoạn chuẩn bị để làm bánh sừng trâu phải kể tới lên núi hái cây lá đót. Loại cây có lá thon dài, được nhiều vùng miền núi phía Bắc và miền Trung sử dụng gói bánh, bông của loài cây này làm chổi đót phổ biến. Lá được dùng để gói bánh phải to bản, không bị rách, mang về rửa và lau sạch sẽ rồi ép nhanh để lá không khô. Ở nhà, người đàn ông cũng sắp sẵn lạt tre để gói bánh.
Bánh sừng trâu được làm từ loại gạo nếp nương có tên proong, thơm dẻo, vị béo bùi, chỉ có ở vùng miền núi Quảng Nam. Trung bình mỗi một kilogam gạo nếp có thể gói được hơn 20 cặp bánh. Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh. Người làm chỉ cần khum chiếc lá đót theo hình sừng trâu, đổ gạo vào và khéo léo uốn đầu bánh còn lại thành đầu nhọn, rồi dùng lạt buộc lại là đã xong phần gói bánh. Hai chiếc bánh sừng trâu sẽ buộc lại thành cặp, sau đó đem ngâm trong nước lạnh khoảng hai giờ đồng hồ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn. Theo tiêu chuẩn của các bà, các mẹ dặn dò, nước để ngâm bánh cũng phải cầu kỳ hơn ngày thường, phải chọn nước nơi đầu nguồn con suối, đảm bảo sạch sẽ và tinh khiết. Sau đó bánh sẽ được mang đi luộc, với thời gian cũng chừng hai tới ba tiếng. Khi chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát khó quên.
Bánh thơm dẻo, vị ngọt bùi như gom cả hương vị của núi rừng, vừa khiến người ta dễ cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc, nồng hậu như chủ nhân của mảnh đất miền biên giới phía Tây Quảng Nam.
Bánh lơ khoái ở chợ phiên Sà Phìn Chiếc bánh trắng mỏng, chiên trong dầu cho hơi vàng mặt, ăn nóng cùng bột đỗ tương hoặc bột ớt rang muối là món khoái khẩu của người Mông ở vùng cao Hà Giang. Chợ phiên Sà Phìn thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là phiên chợ lùi mang đặc trưng của người Mông ở Đông Bắc, họp luân phiên một tuần...