Lạ miệng món rươi kho niêu đất ở Hải Dương, phải đợi tới 5 tiếng đồng hồ mới được ăn
Nhắc đến con rươi thì nhiều người sẽ tỏ ra có phần e dè, sợ hãi nhưng nếu là người ăn được thì lại rất “nghiền” món ăn thường bị nhầm là giun đất này.
Hải Dương từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất của các món ăn về rươi như chả rươi, nem rươi… nhưng trong số đó thì có một món lại rất lạ miệng và ấn tượng về cách thực hiện cũng như tên gọi của nó, đó là món rươi kho niêu đất (hay còn được gọi là rươi đốt niêu đất).
Nguồn ảnh: Internet.
Món rươi này làm tốn nhiều thời gian nhất trong các món về rươi, đặc biệt, những nơi làm kỳ công còn phải ủ tới 5 – 6 tiếng đồng hồ mới hoàn thành được một niêu rươi kho thơm ngon. Để làm được món này thì rươi phải chọn là những con to, mập, màu đỏ, đi kèm với đó là các nguyên liệu như măng, gừng, vỏ quýt, hành tươi, rau răm, thịt lợn…
Nguồn ảnh: Internet.
Mỗi phần nguyên liệu sẽ đóng một vai trò riêng để làm nên hương vị đặc trưng của niêu rươi kho, nhất là vị của vỏ quýt hòa cùng sẽ tạo nên mùi thơm đặc trưng, tránh gây đầy bụng. Còn gừng sẽ át được vị tanh của rươi, thịt lợn lại tạo thêm độ ngậy cho món ăn.
Trước tiên thì thịt lợn sẽ được thái nhỏ, mỏng, bỏ hết phần bì. Vỏ quýt rửa sạch thái chỉ, gừng, ớt tươi… rửa sạch, thái mỏng. Sau đó trút hết vào niêu đất, đặt thịt lợn lên trên. Rươi sau khi rửa sạch, chần qua nước nóng khoảng 3 – 4 lần rồi thái nhỏ sẽ đem trộn cùng các loại gia vị, tiếp đó đổ vào niêu đang đun. Khi hỗn hợp này sôi thì bắc ra khỏi bếp, đặt giữa một vòng bện rơm rồi châm lửa cho rơm cháy âm ỉ. Cùng lúc đó, người ta sẽ phủ thêm lớp trấu lên mặt niêu ủ cho toàn bộ món rươi bên trong niêu chín dần dần. Khi mồi rơm cháy hết, nước trong niêu cạn (sẽ kéo dài từ 5 – 6 tiếng) thì niêu rươi lúc đó mới chính thức hoàn thành.
Video đang HOT
Nguồn ảnh: Internet.
Rươi sau khi kho xong phải quánh dẻo, vàng ruộm, đáy niêu hơi bén, thịt lợn mềm nhừ. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của thịt rươi cùng mùi thơm đậm đà của gia vị, ăn miếng rươi thấy còn hơi dai dai, mềm mềm rất lạ miệng. Món rươi kho này ngon nhất là ăn cùng với cơm nóng. Dù phải đợi chờ khá lâu nhưng nếu ăn thử một lần rồi thì rất dễ bị “nghiền”.
Nguồn ảnh: Internet.
Theo Trí Thức Trẻ
Thời tiết hơi trái ngang nhưng thông báo nhẹ là: mùa rươi đến rồi và người ta lại thi nhau đi ăn kia kìa
Rươi có mùa, như con gái có lứa có thì. Không ăn nhanh lên, hết mùa lại tiếc lắm tiếc vừa...
Thời tiết đang đẹp như thế này mà tại sao lại bảo là trái ngang nhỉ?
Tuy nhiên nếu nói ra thì cũng thấy hơi sai trái thật, nhưng là sai trái với mấy con rươi đó! Thì bởi, mùa rươi đến rồi, mà sao trời vẫn cứ nắng đẹp, chẳng chịu chuyển biến gì cả?
Chuyện món ăn đến theo mùa rất đỗi bình thường, nhưng quả thật, để mà nói có món nào liên quan mật thiết với thời tiết đến như vậy thì chỉ có một thôi, đó chính là: RƯƠI. Trời đang nắng mà mưa, có rươi. Trời đang nóng mà rét, có rươi... Cái món ăn gì đâu mà kì cục.
Năm nay thì chẳng thế. Cuối tháng 9, sang tháng 10 âm lịch đến nơi rồi mà trời chẳng chịu trở lạnh hay mưa lấy một chút để dân tình đi ăn rươi cho ngon. Ấy vậy nhưng cũng chẳng ảnh hưởng lắm, bởi những con rươi "vượt khó" cũng đã bắt đầu kéo đến rồi, và tranh thủ những buổi sớm hay chiều tối mát mẻ mà đi ăn rươi thì vẫn xin là ok lắm!
Sáng nay nắng đẹp, dạo một vòng quanh phố cũng bắt gặp mấy người bán rươi rồi. Và trong những hàng chả rươi trên phố thì dường như cũng đông vui, tấp nập hơn ngày thường.
Vậy là lại một mùa rươi nữa rồi đó!
Con gì bé tỉ tì ti,
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời,
Một năm mấy bận đi chơi,
Đi thời lở đất, long trời mới yên?
Có người bảo, rươi là một "loài sâu bọ" sống trong những gốc rạ. Cứ đến mùa, đất vỡ ra, mà người ta hay gọi là "nứt lỗ rươi", thì những con rươi bắt đầu ngoi lên. Người ta bảo rằng, rươi chỉ nổi ở những vùng nước lợ, nơi có con thuỷ triều lên xuống của các con sông chảy qua. Khi ấy, chỉ việc dùng vợt vớt lên là có cả chậu rươi to.
Mang về nhà, kì cà kì cạch một lúc là lại có đủ món rươi: chả rươi, nem rươi, canh rươi...
Rươi có mùa, như con gái có lứa có thì. Chẳng thế mà nhà văn Vũ Bằng từng nói, ăn rươi chẳng khác nào " đã nuốt vào lòng bao nhiêu là cuộc tình duyên khăng khít của cái giống hải trùng đó", bởi "mỗi con rươi là một câu chuyện đa tình của giống cái thèm trai".
Mà không phải chỗ nào cũng có rươi đâu. Chỉ có mấy mạn như Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Kiến Xương (Thái Bình)... là có rươi thôi! Nên nhiều người ở xa mà muốn ăn thì cũng không phải chuyện dễ dàng như ăn các món khác.
Và cũng bởi thế nên, ở miền Bắc, cứ đến mùa, ăn rươi đã trở thành thông lệ vì "đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ...".
Thế cho nên, xin thông báo nhẹ là lại đến mùa rươi rồi đó! Dù thời tiết có trái ngang với lũ rươi nhưng dù sao thì chúng cũng đã đến rồi, người ta lại bán rươi đầy ngoài chợ và nhà nhà cũng thi nhau đi mua rươi, đi ăn rươi rồi.
Ăn nem rươi, chả rươi trong cái thời tiết đẹp đẽ thế này cũng thích thú lắm chứ! Nên còn chần chờ điều gì nữa nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Tiết giao mùa không thể bỏ qua món chả rươi ngon đậm vị ai đã ăn là nhớ mãi Mách các bạn làm chả rươi ngon đúng điệu. Rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc sản như chả rươi, canh rươi, rươi xào, rươi kho... Rươi là đặc sản nổi tiếng ở miền Bắc nước ta và nổi tiếng nhất là rươi Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương. Các món ăn chế biến từ rươi có hương vị...