Lạ miệng món chả cuốn lá bưởi của người Mường
Người Mường ở vùng Tân Sơn (Phú Thọ) có món chả cuốn lá bưởi nướng trên than hồng ngon miệng lạ kỳ. Đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách đều có cơ hội được chủ nhà làm món này thiết đãi ngay tại nhà sàn.
Với tập quán sống phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, cây cối nên các loại lá, rau rừng chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Mường vùng Tân Sơn một cách tự nhiên và để lại dư vị đậm đà, khó quên. Chả cuốn không phải món ăn mới lạ của người Mường khi đâu đâu cũng chế biến loại đồ ăn này trong mâm cỗ. Tuy nhiên, chả cuốn lá bưởi có lẽ chỉ vùng đất Phú Thọ mới có. Đó là sản phẩm của bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu của người Mường nơi đây.
Để chế biến được món chả cuốn lá bưởi hấp dẫn, người Mường Tân Sơn đặc biệt chú trọng đến khâu tìm, chọn nguyên liệu. Người dân sẽ chọn hái những lá bưởi đang độ non bánh tẻ, bề mặt lá xanh bóng và dẻo. Thông thường, mọi người hay chọn lá bưởi ta, bưởi dại, bưởi chua vì theo đầu bếp địa phương cho biết, loại lá này sẽ thơm, cay nồng và đậm đà hơn bưởi lai. Thịt của chả cuốn là loại thịt heo của người Mường hay thường gọi là lợn Mường. Heo được tự nuôi trong vườn nhà nên thịt săn chắc, ít mỡ mang tới đặc trưng riêng của món ăn. Những miếng thịt ba chỉ có cả nạc lẫn mỡ sau khi sơ chế, làm sạch sẽ đem để ráo nước. Nói là món chả nhưng người Mường có hai cách chế biến thịt: Một là băm nhuyễn, hai là thái lát mỏng rồi ướp gia vị.
Lá bưởi hái về rửa sạch, để ráo nước, thịt lợn ba chỉ thái mỏng hoặc băm nhuyễn rồi trộn lẫn hành củ, hạt dổi, hạt sẻng và các loại rau thơm, nêm thêm chút nước mắm ngon và bột ngọt để chừng 10 phút cho ngấm đều gia vị. Cách chế biến chả cuốn lá bưởi không quá cầu kỳ, chỉ cần cho nhân thịt vào giữa miếng lá rồi cuốn tròn theo chiều ngang, khi cuốn hết bề mặt lá, dùng một tăm nhọn xiên ngang miếng chả để cố định, tạo độ chặt cho miếng chả.
Chả cuốn xong, người chế biến kẹp vào phên nướng hoặc vào kẹp tre rồi nướng trên than hồng. Khi nướng phải lật đi lật lại đều tay nhiều lần để lá bưởi khỏi cháy đen. Khi lớp lá đã chuyển màu xám thì chả chín, có thể mang ra thưởng thức ngay. Chả cuốn lá bưởi ăn lúc còn nóng là tuyệt nhất, khi thưởng thức thực khách sẽ thấy dư vị chả đậm đà, lạ miệng đầy cuốn hút. Cảm nhận đầu tiên của đặc sản Phú Thọ là hương thơm nồng, cay cay của lá bưởi, vị thơm ngọt của thịt lợn hòa vào các gia vị khiến miếng chả vừa mềm vừa thơm ngon. Chả cuốn lá bưởi ngon nhất khi chấm với muối ớt cùng với hạt dổi nướng.
Theo người Mường ở vùng Tân Sơn, chả cuốn lá bưởi không đơn thuần là món ăn mà còn là một vị thuốc tốt. Chả cuốn lá bưởi có lợi cho huyết áp, hô hấp và tiêu hóa. Chính nhờ vị ngon cùng tác dụng tuyệt vời, trong bữa ăn hằng ngày hoặc khi nhà có khách quý và ngày hội bản, đồng bào Mường thường chế biến món ăn này trong mâm cỗ để cùng nhau thưởng thức.
Video đang HOT
Các món ăn nổi tiếng ở vùng đất Tổ
Ngoài lễ hội đền Hùng, những đồi cọ rừng chè xanh ngát, du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm hồn quê khi đến Phú Thọ.
Khi đến Phú Thọ, bạn đừng quên thưởng thức cac món thịt chua, rêu đá, hay canh cá rau sắn đậm chất dân dã của vùng đất Tổ:
Thịt chua Thanh Sơn
Đây la mon đặc sản của người Mường ở huyện Thanh Sơn đa nôi tiêng ca nươc nhơ hương vị và cách chế biến độc đáo. Để làm món thịt chua, người ta lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, một loại lợn nuôi thả rông một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, có thịt săn chắc và thơm ngon, ít nước.
Thịt chua ăn kèm với các loại rau thơm. Ảnh: webtretho
Những đầu bếp khéo léo thái thịt thành từng miếng thật mỏng, ướp một chút muối gia vị, được nướng chín bằng than hoa, đảm bảo độ thơm ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó cho trộn đều với thính sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt. Để món thịt chua ngon thì bí quyết chính ở khâu rang thính. Thính được làm từ hỗn hợp ngô, gạo, đậu xanh, đỗ tương rang vàng xay nhỏ, rang phải đảm bảo yêu cầu chín kỹ, dậy thơm, vàng và không được để cháy.
Sau đó, người ta cho thịt vào ống tre, lót lá ổi xuống dưới rồi bỏ thịt lên trên, phủ tiếp lớp lá ổi rồi nén chặt bằng nẹp tre, để nơi khô thoáng khoảng 5-6 ngày cho thịt lên men là có thể dùng được. Trong những ngày nắng nóng, thịt chua vừa tới ăn kèm các loại rau như lá sung, ổi, đinh lăng, mơ lộc vừng, rau mùi, rau húng thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo, khác lạ mà món ăn đem lại.
Cơm nắm lá cọ
Cứ vào mùa cọ, người dân lại lên đồi chặt những tàu lá bánh tẻ về để nắm cơm. Lá cọ đem về hơ qua lửa cho mềm, lau sạch rồi nắm với cơm được nấu bằng những loại gạo mới thu hoạch, vừa thơm, vừa dẻo.
Nước để dùng nấu cơm cũng phải là nước mưa đựng trong những chiếc bể hay chum để ngoài trời. Trước khi nắm phải dùng khăn mặt ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn lại, lăn kỹ nắm cơm cho thật nhuyễn đến khi nào hạt cơm không còn dính quyện vào nhau rồi cho vào trong lá cọ túm lại thật chặt.
Từng nắm cơm với những viền sọc được tạo hình từ lá cọ đượm thơm mùi gạo quê quyện với hương của lá cọ, chấm với muối vừng lạc hay sườn lợn rang muối mới thấy hết được vị ngon, ngai ngái của lá cọ không nơi nào có được của món ăn dân dã này.
Bánh tai
Vốn là thứ quà quê dân dã nhưng bánh tai được rất nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, vì vậy du khách đến vùng đất tổ có thể dễ dàng thưởng thức món ăn nay. Bánh màu trắng tinh, được làm bằng bột tẻ hình con trai, vì vậy trước kia người ta thường gọi là bánh trai.
Món bánh tai dân dã có thể tìm ở các chợ quê. Ảnh: PhuTho
Làm bánh tai không khó nhưng để làm được loại bánh thơm ngon trước hết là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là goại tẻ ngon, trắng và dẻo. Sau khi đãi gạo sạch, người ta ngâm nước từ 3- 4 tiếng rồi đem giã hoặc xay, để ráo nước cho bột có độ kết dính rồi cho vào nồi nước sôi đun lửa đều, khoảng 20 phút sau vớt bột ra cho vào cối giã thật nhuyễn rồi dùng đũa đánh tơi bột, rồi nặn bánh hình con trai. Nhân làm bánh thường là thịt lợn pha lẫn chút mỡ, được tẩm ướp cho ngấm.
Bánh được cho vào nồi hấp khoảng 30 phút, khi gắp ra miếng bánh trắng tinh quyện cùng mùi thịt mỡ béo ngậy. Ăn bánh tai cùng một chút nước mắm pha thêm chút chanh, ớt, tiêu... mới cảm nhận được vị ngon, đậm đà của món bánh quê dân dã.
Cọ ỏm chấm mắm
Không phải mùa nào cũng có nhưng cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Quả cọ chín già, đen bóng mang vị bùi, chát của miền nắng gió trung du sau khi được rửa sạch bụi đất đem về có thể dùng để om, hoặc có thể dùng để kho cá giống như quả trám. Tuy nhiên, cách đơn giản và dễ ăn nhất, lại có thể thấy được vị bùi và béo của cọ chỉ là cọ ỏm.
Để có món cọ ỏm ngon, không phải ai cũng làm được bởi nếu không đủ khéo léo, sẽ khiến quả cọ càng thêm chát và khó ăn. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp, nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại. Nước sôi liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đậy vung và tiếp tục đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút.
Cọ ỏm ngon phải là những quả có hình tròn, cùi dày, khi đã ỏm xong bóp vào quả thấy mềm và dẻo, có màu nâu sậm, nồi cọ sau khi ỏm sẽ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi. Cọ ỏm có thể chấm với nước mắm là ngon nhất hoặc có thể chấm bột canh, muối vừng...sẽ thấy được vị ngọt bùi, ngậy chát của quả cọ.
Canh cá rau sắn
Rau sắn không phải là món ăn sang trọng, nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất cầu kỳ. Rau sắn thường được chế biến thành các món dân dã như rau sắn muối, canh cá rau sắn, nộm rau sắn, dưa sắn kho cá...
Để có món canh cá rau sắn ngon, người ta phải chọn những búp sắn non mập mạp còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi, hái về ngâm qua nước cho bớt nhựa rồi được vò nát cho lá sắn mềm, nhưng không bị vụn, sau đó trộn với chút muối cho thêm vị đậm đà. Rau sắn sau khi đã trộn muối đem cho vào vại hoặc bình, để 4 đến 5 ngày ủ chua cho đến khi có màu vàng đều, dậy mùi thơm.
Cá nấu với rau sắn là loại cá đồng, gọi là cá lẹp, được rửa sạch, thả vào nồi với dưa sắn chua màu vàng ươm, đun trên bếp lửa liu riu, rồi cho thêm chút gia vị. Món canh cá rau sắn ngon là khi cá và rau sắn đều nhừ nhưng không bị nát, khi ấy vị ngọt cả cá, của rau, lại thêm vị chua hòa lẫn đạt đến độ tinh tế, ăn rất thanh mát.
Món canh cá rau sắn. Ảnh: Thesaigontimes
Ngoài ra, người dân Phú Thọ hay dùng rau sắn để làm nộm. Ngọn sắn thái ra, ngâm với nước vo gạo, luộc kỹ, cho chút muối. Sau đó đổ ra rổ, dùng tay vắt kiệt nước rồi luộc lại một lần nữa, lại đem vắt nước và trộn đều với vừng, lạc, ớt, chanh, tỏi và các loại rau thơm... thành món nộm rất ngon mà lạ miệng.
Rêu đá Thanh Sơn
Món rêu đá Thanh Sơn không phải ai cũng biết. Đây là món đặc sản mà chỉ khi có khách quý mới được thết đãi, bởi đây là một món rau sạch và hiếm của người dân vùng trung du. Rêu được lấy về từ nơi nước suối chảy xiết, có nhiều tảng đá, làm sạch sẽ được đem tẩm ướp gia vị, thêm chút hành tỏi thái mỏng, muối, mì chính và chút mỡ lợn rồi trộn đều.
Sau đó, rêu được rải đều lên lớp lá đu đủ hoặc lá dong nhiều lớp rồi buộc chặt lại. Người ra để lớp lá này trên lửa nhỏ, cho đến khi lớp lá bên ngoài bén lửa, bốc mùi thơm và chuyển sang màu đen thì bóc lớp lá bên ngoài, để thưởng thức món rêu đá bên trong. Mùi hơi nồng của rêu quyện lẫn mùi hành tỏi tạo nên hương vị khó quên.
Khám phá ẩm thực mâm cỗ lá người Mường-Tân Sơn, Phú Thọ Cùng với đồng bào người Kinh, người Mường về định cư ở các huyện miền núi Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập trên mảnh đất trung du từ nhiều thế kỷ trước và chiếm tỷ lệ cao. Trải qua thời gian, người Mường vẫn giữ được nhiều phong tục, món ăn truyền thống, độc đáo, đặc sắc. Ghé thăm Tân Sơn quý khách...