Lạ miệng cuốn sủi đất Lào Cai
Ai từng ghé Lào Cai, chắc chắn không thể bỏ qua cuốn sủi, món ăn đơn giản nhưng mang hương vị riêng của mảnh đất này.
Cuốn sủi còn được gọi với cái tên phở khan, khá giống với món phở Tíu. Cũng là bánh phở trắng mềm dưới bát, phía bên trên lớp phở được rắc chút mỳ bằng củ dong rang ròn cùng thịt bò, gia vị được nấu sền sệt thành một thứ nước sốt có hương vị riêng. Trên cùng của bát cuốn sủi là hạt tiêu, lạc, rau thơm và vài lát ớt.
Bát cuốn sủi được bưng ra mời thực khách, hương thơm của các loại gia vị quyện vào nhau ngào ngạt. Bát cuốn sủi với nước sốt nóng hổi. Cuốn sủi không có nước dùng như phở mà chỉ có nước sốt được rưới lên phở trắng. Khi ăn, bạn chỉ cần đảo đều các loại gia vị với bánh phở, gia giảm thêm chút tương ớt, gia vị và ăn kèm với món rau bạc hà tươi ngon, vậy là đã có một bữa sáng ngon lành trên mảnh đất vùng cao này.
Cuốn sủi (hay phở khan) là món ăn ngon dân dã phù hợp với mọi túi tiền.
Ở Lào Cai, có rất nhiều quán hàng cuốn sủi và nhà hàng chế biến món ăn kiểu người Hoa. Nhưng đa phần những khách đi tàu lên Lào Cai thường dừng lại ở ngay quán ăn chỉ cách ga có vài bước chân. Tại đây, trong khi chờ đợi món cuốn sủi, bạn có thể tranh thủ vệ sinh cá nhân và chuẩn bị hành lý cho chuyến đi khám phá mảnh đất Lào Cai. Một bát cuốn sủi ngon lành, lạ miệng, thơm thơm hương quế với giá cả phải chăng luôn là lựa chọn của những người bạn trẻ khi đến với Lào Cai. Không chỉ hợp túi tiền với người lao động, món này còn có thể ăn mọi mùa trong năm và đã ăn một lần bạn sẽ không thể quên được hương vị của nó.
Cùng với món thắng cố ngựa, cuốn sủi là món ăn đặc trưng của vùng đất Lào Cai mà bất cứ ai khi đến cũng muốn thưởng thức một lần.
Theo Ngoisao
"Sapa" thứ hai trên đỉnh trời Tây Bắc
Khởi hành từ thị xã Lai Châu xuôi theo tỉnh lộ 4D, cứ ngược dốc mà leo, mấy chục cây số đường chỉ thấy dốc nối dốc, đèo nối đèo. Con đường như một dải lụa ngoằn ngoèo xuyên qua đại ngàn và những dãy núi đá cao ngất trời sẽ đưa du khách đến với Sìn Hồ.
Bạn cũng có thể đến Sìn Hồ từ thành phố Điện Biên, cứ ngược theo tuyến tỉnh lộ ấy, qua thị trấn Mường Lay, vượt đèo Cò Chạy và đèo Ma Thì Hồ với những cung đường nhỏ xíu ôm lưng núi. Đến khi gặp con đèo thứ ba cao chất ngất quanh năm mây phủ, đó chính là đèo Chăn Nưa. Mỗi khúc cua, mỗi cung đường, mỗi mép vực đều để lại nhiều ấn tượng về một vùng đất hàm chứa nhiều điều hấp dẫn. Trên đỉnh con đèo mây ấy, thị trấn Sìn Hồ ẩn mình trong mây núi quanh năm, nơi được coi như một "Sapa" thứ hai của đỉnh trời Tây Bắc.
Giữa không gian mênh mông của miền sơn cước, ta nghe rõ từng tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách dưới vực sâu. Những ngôi nhà gỗ của người Dao, nhà đất của người Mông mọc lên giữa triền núi biếc đang tỏa khói lam chiều lại càng tô điểm thêm vẻ đẹp cho bức tranh cuộc sống miền sơn cước. Cứ vào độ tháng 10, tháng 11, hoa dã quỳ nở rộ khắp các triền núi, các vạt rừng, cả không gian như những tấm thảm vàng tiếp nối bởi một loài hoa dại mang vẻ đẹp tự nhiên hoang dã. Những cái tên địa danh đầy lạ lẫm: Hồng Thu "Mông", Hồng Thu "Mán", rồi Pu Sam Cáp, Ma Quai, Pa Tần, Tả Ngảo, Pú Đao... gợi cho du khách hình dung về một Tây Bắc, miền xa ngái. Bản Pú Đao (có nghĩa là núi cao theo tiếng Mông) ở cách thị trấn không xa từng được hãng du lịch Gecko Travel (Anh) bình chọn là điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á.
Là một xã có địa hình cao nhất cả nước. Với điều kiện thiên nhiên và khí hậu vùng cao có nhiệt độ trung bình khoảng 18 độ C.
Du khách đến Sìn Hồ sẽ được ngâm mình thư giãn trong thùng gỗ pơ-mu đổ đầy nước thuốc bí truyền của người Dao pha chế từ 20 loại thảo mộc của rừng, loại nước thuốc đã bao đời nay như một "thần dược" tiếp sức cho cư dân bản địa chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, cho đôi chân thêm vững để luồn rừng vượt những con dốc dựng đứng. Đến đây, du khách sẽ không quên thưởng thức những món ăn đặc sản như thịt trâu lá lốt, thịt dê hấp, lợn bản, cá suối chiên vàng, xôi nếp nương vừa dẻo vừa thơm, ăn một lần nhớ mãi.
Chợ Sìn Hồ ngày chủ nhật bày bán đủ các thứ hàng hóa tạp phẩm, giày dép, thổ cẩm, quần áo... Phụ nữ Mông, Dao xúng xính xuống chợ trong những sắc màu rực rỡ. Chợ vui nhất bao giờ cũng là góc trong cùng, nơi có hơi khói bốc lên nghi ngút từ chảo thắng cố. Người vùng cao đến chợ không chỉ để mua hàng mà còn giao lưu văn hóa. Bên nồi thắng cố đang bốc hơi nghi ngút, ly rượu ngô thơm ngào ngạt hương vị núi rừng, và chỉ sau vài chén, giữa không gian mênh mông của miền sơn cước, một bài dân ca Mông, một điệu khèn sẽ từ đâu đó cất lên khiến bao du khách say lòng.
Theo ANTD
Ăn thắng dền trên Đồng Văn Ai lên Đồng Văn (Hà Giang) cũng muốn một lần thưởng thức thắng cố. Thắng cố chỉ ăn trong những phiên chợ. Còn thắng dền, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng. Tối ở Đồng Văn, chúng tôi hay hẹn nhau: "lát...