Lạ mắt hồ nước cầu vồng giữa sa mạc nước Mỹ
Chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ lạ của một hồ nước đủ màu giữa khu vực núi đá đỏ vùng Utah, nước Mỹ.
Lạ mắt hồ nước cầu vồng giữa sa mạc nước Mỹ
Hình ảnh bảy sắc cầu vồng nổi bật trên vùng núi đá đỏ hồ nước nhân tạo của công ty sản xuất kali lớn nhất Mỹ, Intrepid Potash, nằm dọc theo con sông Colorado, cách Moab, Utah 30 km về phía tây.
Lưu vực Paradox, bang Utah là mỏ kali lớn trên thế giới với trữ lượng 2 tỷ tấn, được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm và ngày nay nằm dưới bề mặt khoảng 1.200 mét.
Để lấy được kali nhà máy tạo ra những hồ nước được lót cao su ở dưới đáy để giữ kali dựa vào quá trình bốc hơi nhờ ánh mặt trời. Hồ nước này rộng khoảng 1,5 km2, sau khi nước bốc hơi hết, kali sẽ ở được giữ lại ở lớp dưới cùng.
Hồ nước cầu vồng là sản phẩm nhân tạo do con người tạo ra
Phải mất khoảng 300 ngày để nước bốc hơi hết và người ta mới thu được lượng kali kết tinh.
Không giống như các hồ nước nhiều màu sắc ở các khu vực khác do sự có mặt của một số loại tảo tự nhiên, màu sắc tươi sáng ở hồ nước Utah hoàn toàn là nhân tạo
Những công nhân ở nhà máy đã bơm vào hồ thuốc nhuộm giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời nhanh hơn, tốt hơn, và đẩy nhanh quá trình bay hơi. Một khi kali và muối còn lại ở lớp dưới dùng, chúng sẽ được tập hợp và đưa đi xử lý.
Được biết, phần lớn trữ lượng kali trên thế giới đến từ các đại dương cổ đại từng bao phủ khắp bề mặt Trái Đất nhưng nay đã biến thành đất liền.
Hồ nước nhiều màu sắc nổi bật giữa vùng núi đá ở bang Utah, Mỹ
Sau khi nước bốc hơi, muối kali kết tinh thành những lớp kali lớn. Theo thời gian, sự biến động của lớp vỏ Trái Đất đã chôn vùi những lớp trầm tính này dưới hàng nghìn mét đất rồi trở thành quặng kali.
Riêng Intrepid Potash sản xuất từ 700 đến 1.000 tấn kali mỗi ngày từ khu mỏ này. Mỏ mở cửa từ năm 1965 và Intrepid Potash dự kiến sẽ khai thác thêm ít nhất 125 năm nữa trước khi lượng quặng kali cạn kiệt.
Khám phá hồ nước sôi sùng sục, nước nóng bỏng nhất thế giới
Công viên quốc gia Morne Trois Pitons ở đảo quốc Dominica thuộc vùng biển Caribbean là khu vực có hoạt động núi lửa.
Nằm trong công viên rộng lớn này là 5 ngọn núi lửa, hàng chục suối nước nóng và đặc biệt là một hồ nước sôi rất nổi tiếng.
Hồ nước sôi này thực chất là miệng núi lửa ngập nước, là một lỗ trên lớp vỏ Trái đất. Hồ chứa đầy nước màu xanh xám sủi bọt ở nhiệt độ khoảng 90C. Nước được đun sôi sung sục do khí gas thoát ra từ dung nham nóng chảy bên dưới.
Bề mặt của hồ thường được bao phủ trong một đám mây hơi nước khá dày. Hồ có chiều ngang khoảng 76m khiến nó trở thành hồ nước nóng lớn thứ 2 trên thế giới sau Hồ Frying Pan ở Thung lũng Waimangu gần Rotorua, New Zealand.
Hồ được nhìn thấy lần đầu tiên vào năm 1875 bởi 2 người Anh đang làm việc tại Dominica vào thời điểm đó. Cuối năm 1875, một nhà thực vật học đồng thời là một trong những người phát hiện ban đầu được giao nhiệm vụ điều tra hiện tượng tự nhiên này.
Họ đã đo nhiệt độ nước và thấy nó dao động trong khoảng 82 - 92C ở mép hồ, nhưng không thể đo được nhiệt độ ở trung tâm nơi hồ đang sôi. Họ ước tính hồ sâu khoảng trên 60m.
Hồ nước sôi Dominica được tiếp nước bởi lượng mưa và hai dòng suối nhỏ chảy vào. Nước sau đó thấm xuống dung nham và được làm nóng đến điểm sôi. Mực nước hồ dao động liên tục và hoạt động của nó cũng giảm dần theo thời gian.
Hồ sôi gần như đã biến mất sau khi một vụ phun trào xảy ra gần đó vào năm 1880 và thay vào đó nó hình thành một vòi nước nóng và hơi nước. Hồ có một biến động mạnh mẽ khác trong năm 2004-2005 khi mực nước của nó hạ xuống 10m và sau đó phục hồi trở lại ngay sau một ngày.
Các nhà địa chất tin rằng hồ nước sôi này nằm phía trên một mạch nước ngầm khác, điều này giải thích việc hồ thoát nước và được làm đầy nhanh chóng.
Hồ nước xanh bạc hà kỳ lạ bao quanh 'Mắt quỷ' giữa sa mạc Nơi này hội tụ đầy đủ các yếu tố như vừa rùng rợn bí hiểm vừa quá đỗi xinh đẹp. Mang Nhai là thị trấn phía Bắc thành phố Thanh Hải, ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Đây cũng là thị trấn nằm trên con đường dẫn tới vùng đất Tây Tạng nổi tiếng. Nơi ít có người biết đến, nhưng...