LẠ MÀ HAY: Nuôi đàn con kêu ri ri, liên tù tì thu 15 triệu/tháng
“Cả ngày cả đêm, đàn dế kêu ri ri, rỉ rả, tuy vất vả mà tôi cực vui bởi có công việc làm và có thu nhập đều đều…”, ông Nguyễn Văn Hiển, ngụ thôn 2, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) thổ lộ. Với 22 ô chuồng nuôi dế- con kêu ri ri mà gia đình ông Hiển “liên tù tì” thu về 15 triệu đồng/tháng.
Nuôi dế…đón khách du lịch
Là người đầu tiên nuôi dế thương phẩm ở Lâm Hà, đến nay trang trại dế của ông Nguyễn Văn Hiển đã hoạt động được hơn 8 năm. Theo ông Nguyễn Văn Hiển, đấy cũng là 8 năm trời ông quen với tiếng kêu ri ri của đàn dế. Tuy có vất vả, nhưng cực kỳ vui bởi đó vừa là lao động, vừa là thú vui lại mang về thu nhập không hề nhỏ.
Theo ông Hiển, nuôi dế là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra vài năm trở lại đây rất ổn định, công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Trước đây con trai ông là Nguyễn Quang Huy, người mở đầu công việc này, vì không muốn gò bó, Huy ngừng theo học tại trường Đại học Đà Lạt, về nhà nuôi dế với mong muốn làm giàu.
Đến nay, Huy đã lập gia đình và để trang trại dế cho bố quản lý. Nhận được sự hỗ trợ từ con trai và vợ, ông Hiển đã nâng cấp, hoàn thiện trang trại dế của mình để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, ông còn mở cửa đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan theo mô hình du lịch cộng đồng.
Khi vào trang trại khách du lịch sẽ được thưởng thức món dế chiên giòn, trà thảo mộc và thử rượu do chính gia đình nấu hoàn toàn miễn phí. Với giá 5.000 đồng/người/lượt, du khách được trải nghiệm quy trình nuôi dế cũng như tự tay cho dế ăn và uống nước.
Ông Nguyễn Văn Hiển kiểm tra lại ô dế trưởng thành, chuẩn bị sơ chế để giao cho các quán nhậu và khách hàng.
Với 22 ô nuôi dế, mỗi ô từ 4-6 m2, ông Hiển nuôi dế theo kiểu “cuốn chiếu”. Trong trại dế của ông Hiển luôn có 5 ô nuôi dế nhỏ và dế nhỡ, 10 ô nuôi dế trưởng thành và 6 ô nuôi đế mẹ đẻ trứng.
Ông Hiển tiết lộ, mỗi ô nuôi dế trưởng thành cho thu từ 7 – 10 kg, loại dế này hiện nay chủ yếu cung cấp cho các quán nhậu bình dân, khách đi câu, hộ nuôi chim và các hồ câu cá giải trí. Với giá từ 200 – 300 nghìn đồng/kg tùy từng thời điểm, hàng tháng ông Hiển bán bình quân trên 50kg dế thương phẩm, thu lãi khoảng 15 triệu đồng.
Video đang HOT
Thất bại nhưng không nản
Ông Hiển trầm giọng kể lại: “Ba năm đầu tôi cùng con trai nuôi đàn dế nhưng thường bị chết. Nhiều hôm sáng dậy thấy dế chết như ngả rạ mà xót xa, nhưng vì cháu đam mê mà tôi cũng mê tiếng dế nên quyết tâm vực lại.”
Vì mới nuôi, kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chưa nắm vững, gia đình ông Hiển gặp cảnh thua lỗ, nợ nần. Ba năm đã khiến ông rút ra nhiều bài học xương máu, ông chia sẻ: “Loại dế này giống như con tằm, nó rất sạch nên không gian chuồng trại cần khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt, không được để loại thuốc diệt kiến, diệt muỗi hay diệt bất kỳ côn trùng nào lại gần, nếu dế ngửi phải coi như mất trắng…”, ông Hiển tiết lộ.
Vì thức ăn chủ yếu của đàn dế là cỏ Mỹ (loại cỏ cho bò sữa ăn) và cám ngô nên chi phí nuôi dế khá thấp. Khi cho dế ăn phải cho vừa đủ, nếu thừa khi dế uống nước, cám sẽ bị mốc gây bệnh. Loại lá để ủ ấm chuồng dế ông Hiển thường dùng lá chuối khô, nhưng tốt nhất vẫn là lá nhãn hoặc lá vải, vì loại lá này khi khô vẫn không rụng, là điền kiện tốt để dế trú ẩn…
Ông Nguyễn Văn Hiển đang cho dế ăn sáng. Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ Mỹ và cám ngô nên chi phí thấp, lợi nhuận cao.
Theo ông Hiển, dế nuôi trong 60 ngày sẽ lột xác 2 lần, lần thứ 2 xong dế sẽ đẻ trứng, dế đẻ trong 15 ngày sẽ tự chết, vì vậy ông Hiển chỉ cho đẻ trứng trong 7 ngày sau đó chuyển qua làm dế thương phẩm.
Cách sơ chế dế thương phẩm cũng khá đơn giản, nhưng sạch sẽ, giữ được trọng lượng ban đầu. Khi dế đủ lớn, chủ trại sẽ cắt thức ăn trong 2 ngày, tiếp theo toàn bộ dế trưởng thành sẽ được cho vào nước lạnh ngâm, sau đó đem “sôi” (hấp) chín rồi để nguội, bước cuối cùng là đông lạnh.
Ông Hiển còn dùng loại dế mẹ đang đẻ trứng để ngâm với rượu do chính gia đình nấu. Loại rượu này theo đông y có tác dụng trị đau nhức, thông huyết, sỏi niệu, lợi tiểu…Hiện, gia đình ông Nguyễn Văn Hiển đang xây dựng thương hiệu trại dế Thiện An với cái nghĩa là làm ăn lương thiện, sản xuất ra sản phẩm an toàn…
Theo Danviet
Sạt lở đất bất thường, xuất hiện nhiều hố sâu đến 5m
Mấy tuần qua, tình trạng sạt lở đất bất thường tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại vị trí sạt lở đã hình thành nhiều dòng nước chảy, nhiều vị trí tạo rãnh, hố sâu từ 3m đến 5m.
Ghi nhận tại khu vực đồi Chơ Niên, thuộc xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà), diện tích sạt lở đã tăng lên hơn 30ha, tăng 10ha so với thời điểm 1 tháng trước và tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến người dân vô cùng hoang mang.
Sạt lở đất bất thường ở xã Đạ Đờn, Lâm Hà đã kéo theo hàng chục ha cà phê của người dân
Thời điểm bắt đầu xảy ra hiện tượng sạt lở, chỉ có một số điểm sạt lở nhỏ và trượt đất nhẹ, nhưng sau đó phạm vi tăng dần và nhanh chóng lan ra trên diện rộng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tại vị trí sạt lở, đã hình thành nhiều dòng nước chảy bậc thang, nhiều vị trí tạo rãnh, hố sâu từ 3m đến 5m
Được biết, diện tích sạt lở là khu vực canh tác cà phê ổn định của hàng trăm hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian sạt lở, nhiều hộ gia đình đã bất chấp nguy hiểm, vào vùng sạt lở để thu hoạch cà phê còn non, mong vớt vát lại chút tài sản.
Tình trạng sạt lở đất đã tạo thành nhiều hố, rãnh sâu, có hố sâu 5m gây nguy hiểm
Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng nhận định là do khu vực này có địa hình đồi dốc, nền đất yếu kèm theo mưa lớn kéo dài gây ra hiện tượng sạt lở đất. Tuy nhiên, theo một số người dân, hiện tượng này có thể do có sự tác động của nạn đào vàng trái phép từ nhiều năm trước.
Ông Ha Sang (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà) lo lắng cho rằng, nước mưa theo các miệng hầm chảy sâu vào trong lòng đất, sau đó tạo thành các mạch nước ngầm khiến nền đất trong khu vực bị yếu là nguyên nhân gây ra sạt lở.
"Khoảng 7-8 năm trước, trên đồi này có khai thác vàng trái phép, để lại rất nhiều hầm. Có thể nước mưa đi vào trong hầm đó rồi tích tụ thành mạch nước, thành các dòng chảy bên trong rồi mới xảy ra hiện tượng này. Hiện tượng sạt lở đất hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đã gây thiệt hại nhiều diện tích cà phê của người dân", ông Sang cho biết.
Đã có ít nhất hơn 30ha cà phê đang trong độ thu hoạch của người dân bị mất trắng và tình trạng sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại
Theo ông Lê Văn Thiêm, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), tình trạng sạt lở đất ở khu vực này đã diễn ra rất nghiêm trọng, cần phải có cơ quan chuyên môn khảo sát và đánh giá để sớm có phương án khắc phục.
"Huyện đã cử cán bộ xuống kiểm tra, qua đó nhận thấy tình trạng sạt lở diễn ra rất nhanh. Nhìn chung tình trạng sạt lở này có biểu hiện rất nghiêm trọng. Để khắc phục sự cố này thì đề nghị tỉnh cử các ngành xuống để kiểm tra, đánh giá, rồi có giải pháp khắc phục trong thời gian tới", ông Thiêm cho biết thêm.
Hiện, vụ sạt lở đất bất thường này vẫn được cơ quan chức năng điều tra và xác định nguyên nhân.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Lạ mà hay: Trồng 200 cây so đũa chỉ lấy lá nuôi đàn dê béo Anh Đỗ Văn Tú, phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bước đầu đã thành công với mô hình nuôi dê nhốt chuồng bằng lá so đũa. Anh Tú nói, để nuôi đàn dê nái, dê thịt, anh đã phải trồng 200 cây so đũa để lấy lá cho dê ăn... Nuôi dê là một trong những mô hình phát triển...