Lạ mà hay: Nuôi cá chép ruộng lúa, chả phải cho ăn con nào cũng bự
Nuôi cá chép trong ruộng lúa là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp lạ mà hay ở tỉnh Tuyên Quang.
Cá chép nuôi ruộng lúa chả phải cho ăn mà cá vẫn lớn, đã thế màu cá chép lại còn đẹp, bắt mắt, hấp dẫn người mua… Đó là mô hình “1 vụ trồng lúa, 1 vụ nuôi cá” chép của nhiều hộ nông dân xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Hiệu quả từ mô hình “1 lúa, 1 cá”
Trước đây, bà con xã Sầm Dương vẫn quen với phương thức làm ruộng truyền thống, đó là một năm sản xuất 2 vụ lúa, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
Với mô hình “1 lúa, 1 cá”, nhiều hộ gia đình ở xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã có thu nhập ổn định hơn trước so với trồng 2 vụ lúa/năm. Ảnh: Minh Ngọc
Với diện tích đất ruộng lúa ở xã Sầm Dương hiện nay đa phần thuộc vùng trũng, thường xuyên ngập lũ tiểu mãn vào mùa mưa bởi vậy bà con nơi đây đã áp dụng mô hình nuôi cá chép trong ruộng lúa. Cá chép được thả vào ruộng lúa, và sau từ 7 – 8 tháng là được thu hoạch.
Cá chép thả trong ruộng lúa tự đi kiếm thức ăn, người nuôi cá không phải tốn một đồng vốn nào mua thức ăn cho cá. Từ khi áp dụng mô hình “1 vụ lúa , 1 vụ cá” nhiều hộ nông dân ở Sầm Dương đã có thu nhập khá, kinh tế ổn định hơn trước.
Những cánh đồng lúa trũng nước vào mùa mưa là nơi bà con nông dân xã Sầm Dương thả nuôi hàng tấn cá, trong đó số lượng thả nuôi cá chép là nhiều nhất.
Là một trong những người nuôi cá chép trong ruộng lúa đầu tiên ở xã Sầm Dương, ông Nguyễn Thắng Quân, thôn Hưng Thành cho biết “Diện tích ruộng trước cửa nhà tôi thuộc vùng đất trũng của thôn. Vì vậy sau khi bà con thu hoạch lúa vụ xuân xong tôi đã mượn thêm diện tích ruộng của hàng xóm để thả cá. Tôi đã tiến hành dẫn thêm nước vào ruộng, đắp bờ, mua cá giống, chủ yếu là cá chép về thả”.
Hiện tại, với diện tích 2,1ha ruộng trũng thả cá chép, ông Quân đầu tư 30 triệu tiền mua cá giống với 3 loại cá được thả gồm: cá chép, cá trắm và rô phi đơn tính, nhưng chủ yếu là cá chép, “Cá chép rất dễ thích nghi với điều kiện sống, thời gian sinh trưởng ngắn nên cá chép lớn nhanh trong môi trường ruộng lúa bởi được ăn màu lúa…Mang con cá lên bờ ai nhìn cũng thích…” ông Quân chia sẻ.
Video đang HOT
Cá chép ông Nguyễn Thắng Quân vừa bắt từ trong ruộng lúa của gia đình.
Theo ông Quân, thời gian thả cá từ tháng 5 – 6 và thu hoạch vào tháng 12 (dương lịch) hàng năm. Cá chép trước khi thả phải đạt trọng lượng từ 0,5 – 0,7kg/con, cá trắm phải từ 1 – 1,2kg/con.
Về nguồn thức ăn, trong thời gian 7 – 8 tháng thả cá, các hộ dân không phải đầu tư bất cứ loại thức ăn nào cho cá. Theo một số hộ nuôi cá cho biết, sau khi thu hoạch lúa, tận dụng gốc rạ, lúa rơi vãi ở ruộng để làm thức ăn cho cá, Để gốc rạ được tươi lâu hơn phải chú ý điều chỉnh mực nước ở lưng chừng gốc rạ. Cá ăn đến đâu dâng nước đến đó. Nếu mực nước trong ruộng quá cao sẽ làm gốc rạ bị thối, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Sau khi cá đã ăn hết gốc rạ và lúa trong ruộng thì nên để mực nước từ 60 – 80cm.
Sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa
Trên toàn xã Sầm Dương hiện tại có 6 thôn với hơn 10 ha ruộng người dân áp dụng mô hình 1 vụ tlúa 1 vụ nuôi cá. Nếu trồng lúa vụ mùa thì năng xuất kém hơn so với vụ xuân vì vậy một số hộ gia đình đã chuyển sang nuôi cá trong ruộng ở vụ này để tận dụng gốc dạ và “lúa trong” làm nguồn thức ăn cho cá.
Những khu ruộng trũng ở xã Sầm Dương đều được người dân áp dụng mô hình thả nuôi cá chép trong ruộng ở vụ mùa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“So với việc trồng lúa thì nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần. Thời gian tới, xã Sầm Dương sẽ tạo điều kiện để các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tận dụng diện tích ruộng trũng để nuôi thêm cá, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân..”, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Bí thư Đảng ủy xã Sầm Dương thông tin.
Một số hộ nuôi cá trong ruộng lúa Sẩm Dương bật mí, so với cá nuôi ao, con cá chép nuôi ruộng lúa sau khi được đánh bắt lên nhìn bề ngoài thân cá đều, tròn, đặc biệt là cá có màu vàng ươm. Đây cũng là một trong những cách nhận biết khi mua cá chép nuôi trong ruộng lúa. Cá nuôi trong ruộng lúa không chỉ nhanh lớn, mã đẹp, màu đẹp mà khi chế biến thành món ăn cũng thơm, ngon, thịt ngọt và dai hơn cá nuôi trong ao. Khi thu hoạch, cá chép phải đạt trọng lượng từ 1,5 – 2,2kg/con, cá trắm từ 3,5 – 4kg/con.
Ông Nguyễn Thắng Quân cho biết tháng 12 này ông sẽ cho thu hoạch cá trên diện tích 2,1ha của mình, dự kiến sản lượng đạt từ 1,2 – 1,5 tấn cá các loại, trong đó chủ yếu là cá chép. Ảnh: Minh Ngọc
Ông Nguyễn Thắng Quân cho biết tháng 12 này ông sẽ cho thu hoạch cá trên diện tích 2,1ha của mình, dự kiến sản lượng đạt từ 1,2 – 1,5 tấn cá (trên 60 triệu đồng).
Ông Nguyễn Xuân Huy, thôn Lương Thiện, xã Sầm Dương cũng áp dụng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa, hiện tại diện tích của anh Huy là 1ha “Lứa cá này tôi thả từ tháng 3, số tiền đầu tư để thả cá giống là 10 triệu đồng với 2 loại là cá chép và cá trắm”, anh Huy chia sẻ.
Nhờ nuôi cá trong ruộng lúa mà nhiều hộ dân ở xã Sầm Dương có một khoản tiền khá lớn khi thu hoạch, bán cá vào cuối năm.
Theo kinh nghiệm nuôi cá trong ruộng lúa, ông Huy cho biết “khi nuôi cá trong ruộng lúa, đầu tiên là phải lựa chọn giống cá phù hợp với hệ sinh thái ở đồng ruộng, ngoài ra chọn nuôi các loại cá không cạnh tranh thức ăn với nhau. Mặt khác phải chú ý về hệ thống thoát nước để điều tiết lượng nước trong ruộng cho phù hợp với từng thời điểm”.
Được biết, tháng 12 (dương lịch) ông Huy sẽ cho thu hoạch lứa cá của năm nay, dự kiến sản lượng 0,8 – 1 tấn cá. Với giá cá hiện tại giao động từ 55 – 60 nghìn đồng/kg, anh Huy cho biết năm nay tổng lợi nhuận từ lúa và cá trên 50 triệu đồng.
Mô hình “1 vụ lúa, 1 vụ cá” đã đem lại hiệu quả kinh tế ổn định hơn so với phương thức sản xuất 2 vụ lúa/năm ở xã Sầm Dương. Nuôi cá trong ruộng lúa tốn ít chi phí, nuôi được nhiều đối tượng khác nhau và mang lại lợi nhuận khá nên được nhiều người áp dụng. Cá sục bùn, diệt cỏ dại và thải phân làm tốt cho lúa, bà Nguyễn Thị Nguyệt – Bí thư Đảng ủy xã Sầm Dương chia sẻ.
Theo Danviet
Nuôi cá chép trong ruộng lúa, chả phải cho ăn mà cá vẫn to, bự
Là một xã vùng hạ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nhưng xã Sầm Dương có nhiều diện tích đất ruộng thuộc vùng trũng, thường xuyên ngập lũ tiểu mãn vào mùa mưa.
Từ những năm 2000, xã Sầm Dương có chủ trương chuyển đổi ruộng lầy thụt với phương thức một vụ nuôi cá, một vụ trồng lúa đã mang lại hiệu quả cao và mô hình này đã duy trì và phát triển đến tận ngày nay.
Trước kia, khu vực vùng trũng thường được gọi là ao cá Bác Hồ thuộc thôn Đồng Tâm, xã Sầm Dương có 6 hộ gia đình canh tác lúa. Sau khi thu hoạch vụ xuân, bước vào mùa mưa toàn bộ 3 mẫu đất này bị ngập nước, không gieo cấy được vụ mùa.
Mô hình một cá, một lúa tại xã Sầm Dương.
Trước năm 2005, tỉnh Tuyên Quang có chủ trương dỗn điền đổi thửa, được xã định hướng tận dụng ruộng lầy thụt chuyển sang mô hình trồng một vụ lúa, nuôi một vụ cá. Hàng năm, 6 hộ gia đình này đã gieo cấy lúa vụ xuân và khi chuẩn bị thu hoạch lúa, toàn bộ diện tích này được các hộ gia đình đầu tư 20 triệu đồng mua cá giống để chăn thả.
Ông Nguyễn Văn Hiền, thôn Đồng Tâm, xã Sầm Dương là 1 trong 6 hộ gia đình chung đất ruộng thực hiện chăn nuôi 1 cá, 1 lúa. Ngoài ra, gia đình ông có 2 sào đất ruộng cũng áp dụng theo phương thức này và 2 ao chuyên để nuôi ương cá giống phục vụ cho chăn thả cá ruộng.
Quy trình trồng trọt, chăn nuôi theo phương thức "1 cá, 1 lúa" được các hộ gia đình ở xã Sầm Dương chia sẻ: khi cấy lúa bà con chỉ cần để một khoảng trống nhỏ để nuôi ương cá con các loại như trắm, trôi, rô, chép... sau 1 đến 2 tháng khi cá trưởng thành thì cây lúa cũng đã lớn vì vậy hạn chế việc cá tác động xấu đến diện tích lúa trên đồng ruộng.
Ông Nguyễn Thắng Quân,thôn Hưng Thành, xã Sầm Dương (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) bắt cá chép nuôi trong ruộng lúa của gia đình. Ảnh: Lại Cao Huy (Báo Tuyên Quang).
Khi lúa xuân chuẩn bị vào chắc, các hộ gia đình đã thả cá mè, trôi, chép xuống trước; đến khi gặt lúa xong tiếp tục thả cá trắm xuống ruộng. Cá giống được lựa chọn để thả xuống ruộng là những loại cá có trọng lượng từ 500 gam đến 1 kg. Thức ăn của cá là gốc rạ còn để lại. Để gốc rạ tươi lâu hơn, các hộ chỉ để mực nước lưng trừng gốc rạ, sau một tháng gặt lúa, gốc rạ tiếp tục lên lúa trong, các hộ dân ở đây gọi là lúa chét.
Trong thời gian 7 - 8 tháng chăn thả cá, các hộ dân không phải đầu tư bất cứ loại thức ăn nào cho cá, tiết kiệm được chi phí chăn nuôi. Thời điểm cuối năm vào tháng 12 âm lịch, các hộ gia đình tiến hành thu hoạch cá, giải phóng đất, chuẩn bị gieo cấy vụ xuân năm sau.
Các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, không phải làm đất gieo cấy vụ lúa tiếp theo, trong khi đó lúa lại cho năng xuất cao. Qua nhiều năm thu hoạch cho thấy, mô hình giúp bà con nông dân thu nhập cao gấp 1,5 lần so với những ruộng chỉ cấy lúa thông thường.
Cá chép nuôi trong ruộng lúa có mã đẹp, bắt mắt. Ảnh: IT.
Với hiệu quả của mô hình này, người dân xã Sầm Dương duy trì và phát triển chăn nuôi theo phương thức "1 cá, 1 lúa" từ 3 ha đến nay đã mở rộng lên 10 ha tập trung ở các thôn Hưng Định, Hưng Thịnh, Hưng Thành, Đồng Tâm. Khi bước vào chăn nuôi theo phương thức "1 cá, 1 lúa" các hộ dân xã Sầm Dương đã chú trọng đến hệ thống thoát nước, chỉ để mực nước ở mức 60 cm, có nhiều hộ gia đình đã đầu tư kiên cố hệ thống bờ ruộng, nên diện tích chăn thả không bị ngập nước khi có mưa lũ.
Thực hiện mô hình 1 cá, 1 lúa rất thuận lợi bởi đây là phương thức hỗ trợ nhau cùng phát triển. Cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và thải phân làm tốt lúa. Đây là mô hình dễ thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, phù hợp điều kiện nuôi thủy sản của các xã có diện tích ruộng vùng trũng của huyện Sơn Dương.
Theo Danviet
Lội ruộng bậc thang bắt cá chép nướng ăn tại chỗ ở Hoàng Su Phì Nuôi cá chép trong ruộng lúa ở Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là hình thức sản xuất xen canh, giúp tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích. Trong vài năm trở lại đây, khi du lịch phát triển, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng, thì mô hình bắt cá chép ruộng trở thành một...