Lạ mà hay: “Nhốt” táo hồng trong nhà lưới, trái đẹp, giá tăng gấp 3
Từ tháng 3/2018 đến nay, lão nông Phạm Văn Út ( Út Cơ), ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã mạnh dạn làm lưới “bao, nhốt” vườn táo hồng 60 gốc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với cách làm lạ mà hay này, cây táo ít bị sâu bệnh tấn công, trái táo đẹp, bán giá cao gấp 2-3 lần, đồng nghĩa với việc ông Út Cơ thu được nhiều tiền hơn.
Ông Phạm Văn Út chia sẻ, bình quân mức đầu tư nhà lưới cho một 1.000m2 trồng táo từ 45-47 triệu đồng. Thời gian sử dụng lưới cho vườn táo từ 3-4 năm mới phải thay.
Ông Phạm Văn Út cho biết, từ khi “nhốt” vườn táo hồng trong nhà lưới, công chăm sóc nhẹ đi, đỡ hẳn sâu bệnh, thu nhập tăng lên rõ rệt.
Trước đây ông Út trồng táo hồng trên diện tích 800m2 vườn, bình quân mỗi năm thu hoạch được từ 1-1,2 tấn trái. Với giá bán bình quân 10.000 đồng/ký, trừ chi phí đầu tư và 50 % trái bị sâu, ông chỉ còn lãi khoãng từ 4-5 triệu đồng/vụ…
“Từ khi trồng trong nhà lưới, sản lượng táo không tăng nhưng 100% trái không bị sâu bệnh, giá bán từ 25-27.000 đồng/ký, trừ hết chi phí, tôi đã lãi trên 17 triệu ở vụ đầu tiên. Vụ còn lại dự kiến sẽ có nguồn lãi tương đương, tức tầm 17 triệu đồng nữa. Mỗi năm táo hồng được thu hoạch 2 lần, lần thứ nhất từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, lần thứ 2 từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch…”, ông Út Cơ cho hay.
Toàn bộ vườn táo hồng hơn 60 gốc được ông Út Cơ bao bọc bằng nhà lưới.
Ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành từ nhiều năm qua được xem là “vương quốc táo hồng” với hàng chục hộ dân chuyên canh loại cây ăn quả này trên diện tích hàng chục ha. Tuy nhiên sản lượng trái rất bấp bênh vì loại trái cây này thuộc dạng “khó tính” đòi hỏi thời tiết tương đối thuận lợi, thêm vào đó táo hồng hay bị sâu rầy tấn công. Táo ra trái rất sai, nhưng bình quân người trồng táo hồng chỉ thu hoạch được khoảng 50 % số trái, phần còn lại bị nhiễm bệnh, sâu đục thân và một số loại bệnh khác nên giá bán rất thấp.
Video đang HOT
Táo hồng trồng trong nhà lưới ít bị sâu bệnh, da bóng, mã đẹp, bán cao gấp 2-3 lần táo hồng trồng không bao nhà lưới.
Ông Phạm Văn Vũ, cán bộ khuyến nông xã Thuận Hòa đánh giá : “ Làm nhà lưới cho các vườn táo hồng là mô hình hiệu quả, đang được ngành nông nghiệp huyện Châu Thành khuyến khích nông dân thực hiện với sự hỗ trợ 70% chi phí đầu tư. Nhiều người dân ở ấp Trà Canh B đang bắt đầu làm theo mô hình này…”.
Cùng với nhà lưới, để sản lượng, chất lượng táo hồng được đảm bảo ông Út Cơ đã thả nuôi hàng ngàn con ong mật vào nhà lưới để chúng tạo thụ phấn giúp cho táo đậu trái đều trong từng vụ. Ngoài ra, tận dụng khoảng đất phía dưới tán táo hồng, ông Út Cơ trồng xen củ ngãi bún. Loại cây trồng này giúp tăng thêm thu nhập. Củ ngãi bún thu hoạch bán cho thương lái với giá 14.000 đồng/ký. Bình quân mỗi năm ông Út bán được gần chục triệu đồng tiền củ ngãi bún.
Dưới tán táo hồng, ông Út Cơ trồng xen cây củ ngãi bún tạo thêm nguồn thu nhập.
Ông Út kể thêm : “Do trồng trong nhà lưới nên táo hồng rất đảm bảo an toàn. Tôi chỉ sử dụng phân hữu cơ ( phân gà, heo, bò, dơi) nên trái táo có màu sắc đẹp, trái to, da bóng, vị ngon nên thương lái rất ưa chuộng…”.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Trồng cây ra quả toàn gai, lãi vài trăm triệu/năm
Nói đến hạt dẻ, nhiều người vẫn nghĩ chỉ có hạt dẻ của đất Trùng Khánh (Cao Bằng) là số 1. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây vườn dẻ thơm ngon của anh Nguyễn Trung Hiếu (dân tộc Tày), ở thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn lại là điểm đến của rất nhiều người yêu thích hạt dẻ và được cho là mô hình lạ mà hay. Nhờ trồng cây ra quả xù xì, gai góc này mà anh Hiếu có nguồn thu vài trăm triệu/năm.
Đến khu vườn đồi hạt dẻ của gia đình anh Hiếu chúng tôi mới thấy bất ngờ bởi vườn cây dẻ cao đều, khỏe khoắn, những quả hạt dẻ đua nhau nở vỏ, chìa ra những cái gai nhỏ sắc, tiếng người làm vườn gọi nhau râm ran cả khu đồi.
Trước đây, từ thời bố mẹ anh Hiếu đã làm vườn đồi, thế nhưng những loại cây gia đình anh trồng như hồng, vải, mận đều không mang lại hiệu quả kinh tế cao, hoặc bị sâu bệnh phá hoại. Đang loay hoay với việc trồng cây gì thì đầu năm 2003, TP.Lạng Sơn có chủ trương xây dựng mô hình thí điểm trồng thử giống dẻ mới. Thế là mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dẻ.
Những quả dẻ có vỏ bên ngoài gai chi chít, xù xì nhưng khi lớp vỏ hé ra để lộ những hạt dẻ đen bóng mẩy.
Mặc dù, không chắc chắn cây dẻ sẽ hợp thổ nhưỡng Lạng Sơn, nhưng gia đình anh Hiếu vẫn quyết tâm lấy thử 300 gốc dẻ về trồng. Chỉ sau 2 năm chăm sóc, 300 gốc dẻ sinh trưởng tốt và bắt đầu bói quả. Kích thước hạt dẻ lớn, không kém hạt dẻ của Cao Bằng. Nhận thấy đây có thể sẽ là giống cây giúp phát triển kinh tế bền vững, năm 2006, anh Hiếu quyết định phá bỏ gần 3ha cây ăn quả sau nhà, chuyển sang trồng dẻ.
Ban đầu chỉ là 300 gốc để thay thế dần vườn tạp. Sau thấy hiệu quả, gia đình tôi mới đầu tư trồng hẳn gần 3ha với hơn 1.500 gốc và hiện tại là hơn 7ha. Chưa có kinh nghiệm chăm sóc cây dẻ nên gia đình chủ yếu tự đúc rút kinh nghiệm từ thực tế và tham khảo thêm một số tài liệu, anh Hiếu chia sẻ.
Khi chín quả dẻ sẽ tự rụng xuống gốc nhiều quả vỏ đã tự hé mở.
Sau 3 năm miệt mài chăm sóc, vườn dẻ anh Hiếu bắt đầu cho thu quả. Anh cho biết: Dẻ dễ trồng, dễ chăm sóc, lứa đầu gia đình tôi trồng 2 năm đã bói quả, đến năm thứ 3 năng suất ổn định 11-12kg/cây/năm, cá biệt có những cây cho đến 20 kg hạt/năm. Thấy cây dẻ cho nhiều tiền hơn, tôi quyết định đầu tư trồng tiếp. Đến nay tôi có hơn 7ha diện tích trồng cây hạt dẻ.
Giống dẻ mà anh Hiếu trồng có độ đồng đều cao, thơm ngon hơn dẻ Trùng Khánh, lại được thu hoạch sớm hơn thời vụ chung, vì thế nên dù giá cao hơn dẻ ngoài thị trường, tư thương vẫn đến gia đình anh Hiếu thu mua với giá trung bình 40.000 đồng/kg hạt dẻ.
Anh Hiếu phấn khởi nói: Chừng 5 năm trở về đây, giá hạt dẻ luôn ổn định, với 3 mức giá khác nhau. Cụ thể, loại 1 là 100 - 110.000 đồng/kg; loại 2 là 80.000 đồng/kg và loại 3 là 60.000 đồng/kg. Thu hái được bao nhiêu là khác có người vào lấy, nếu ở xa thì gửi xe cho họ. Khách hàng chủ yếu là khách quen, lâu năm trên địa bàn Lạng Sơn và các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội...
Theo anh Hiếu, hạt dẻ vsau khi nhặt về sẽ được phân ra làm 3 loại từ lớn tới bé bán với 3 mức giá bán khác nhau.
Cây hạt dẻ dễ trồng, công chăm sóc ít, tuổi thọ lâu, cưa gốc khi cây già để chồi mới mọc lên vẫn lại sai quả như bình thường. Việc chăm sóc cây dẻ cũng khá đơn giản, mỗi năm 2 lần bón phân, tỉa cành và vun xới gốc. Nhờ vậy sau trừ chi phí, anh thu về vài trăm triệu đồng/năm. Đồng thời còn tạo việc làm theo thời vụ cho một số lao động địa phương.
Trồng dẻ tốn khá ít chỉ phí chủ yếu phải phát cỏ vườn thường xuyên.
Theo anh Hiếu, hạt dẻ đồi thông thường mỗi quả chứa từ 2 đến 4 hạt. Dau khi lấy hạt về sẽ phân loại rồi đóng mỗi túi 1kg. Hạt dẻ ngon là loại có màu đen, to đều, không bị sâu, trước khi rang phải khía hình chữ thập vào đầu quả để tách vỏ. Khách hàng mua quen đặt mua hạt dẻ nhiều, nhu cầu cao nhưng số lượng có hạn nên phải ưu tiên ai đặt trước lấy hàng trước và nhiều hôm không trả đủ số lượng khách yêu cầu.
Năm ngoái gia đình tôi thu khoảng 3-4 tấn hạtdẻ tính ra cũng có 300 triệu đồng. Năm nay vườn dẻ sai quả nhiều nên hạt có vẻ nhỏ hơn nhưng giá cả thì vẫn chia làm 3 giá như mọi năm, hạt to loại 1 giao 100.000/kg, loại 2 là 80.000 đồng/kg và loại 3 là 60.000/kg anh Hiếu nói.
Vườn ươm cây dẻ giống của gia đình anh Hiếu để phục vụ gia đình và đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng.
Qua kinh nghiệm trồng dẻ lâu năm và tự mày mò tìm hiểu, từ năm 2013 anh Hiếu cũng đã tiến hành tự ghép để ươm giống cây dẻ. Hiện trong vườn ươm của gia đình anh Hiếu có 3.000 cây dẻ giống cung cấp ra thị trường. Nhiều người cũng học tập mô hình trồng dẻ của anh Hiếu, cải tạo lại đất đồi trồng cây hạt dẻ bước đầu có hiệu quả. Ngoài ra anh còn nhận hỗ trợ một số bà con tại địa phương về cây giống, kỹ thuật chăm sóc để mở rộng diện tích cây trồng này, đồng thời bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho người dân.
Theo Danviet
Lạ: Có trái ngọt bị chê, trồng trái chua khách lại kéo về nườm nượp Ban đầu, anh Lê Văn Lợi (41 tuôi), âp 4, xa Sông Nhan, huyên Câm My (Đồng Nai) trồng giống tạo ngọt nhưng bán chật vật và "bị chê". Về sau theo gợi ý, anh Lợi trồng giống táo chua thì lại được ưa chuộng. Hiện, vườn táo chua của gia đình anh cứ cuối tuần lại đón nhiều đoàn khách tới thăm...