Lạ mà hay: Nhốt đàn rắn trong thùng gỗ, mỗi tháng lời hơn 9 triệu
Với 10 thùng gỗ lót cao su thả nuôi rắn ri voi, mỗi năm ông Nguyễn Văn Hoàng ở ấp Thới Ngươn B, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ có mức lãi khá cao.
Ông Hoàng kể, năm 2017 ông mua hơn 50 con rắn ri voi của một người quen tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) về nuôi. Nhờ chăm sóc chu đáo, đàn rắn phát triển tốt và sinh sản nhanh. Sau hơn 1 năm nuôi thương phẩm, ông chọn rắn đực xuất bán, rắn cái để lại cho sinh sản.
Theo ông Hoàng, rắn ri voi nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng từ 1 – 1,5 kg/con.
Tận dụng 20 m2 đất sau nhà, ông Hoàng thiết kế 10 thùng gỗ hình chữ nhật, bên trong lót cao su để nuôi rắn. Chia sẻ về cách làm độc đáo này, ông Hoàng nói: “Thông thường, người ta nuôi rắn trong vèo hoặc bể xi măng. Nhưng để tiết kiệm diện tích và dễ di chuyển, tôi đóng thùng gỗ để nuôi. Cách làm này giúp giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cao, rắn phát triển tốt và việc chăm sóc dễ dàng hơn”.
Theo ông Hoàng, rắn ri voi là loại dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, nhẹ công chăm sóc, nhu cầu thị trường cao nên đầu ra ổn định. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn thức ăn, sau 1 năm rắn có thể đạt trọng lượng từ 1 – 1,5kg/con.
Điều quan trọng là nguồn nước phải được lấy từ nguồn nước ngầm, sau đó bơm sang bể lắng rồi mới bơm nước vào thùng nuôi. Mực nước không vượt quá thân rắn. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước để thay mới, tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của rắn.
Video đang HOT
Tận dụng 20 m2 đất nhà sau, ông Hoàng thiết kế 10 thùng gỗ hình chữ nhật, bên trong lót cao su để nuôi rắn.
Về chế độ thức ăn, nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, rẻ tiền… Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 15 – 20 rắn con. Từ tháng 5 – 6 âm lịch cho rắn giao phối, thả nuôi tỷ lệ 40% rắn đực, 60% rắn cái để giao phối với nhau.
Rắn sau khi đẻ cần bồi dưỡng, cung cấp lượng đạm cao và lượng cá tươi trong 1 tháng, khẩu phần ăn gấp đôi so với bình thường. Sau đó, giảm bớt lượng thức ăn dần cho lượng mỡ trong rắn cân bằng lại, đảm bảo sinh sản tốt. Để tránh hao hụt, rắn con sau khi sinh 1 tuần khi noãn hoàng trong bụng đã tiêu hóa mới bắt đầu cho ăn.
Để nuôi rắn ri voi có hiệu quả, người nuôi phải tự tách đàn, phân cỡ, nhất là tập cho rắn ăn quen dần với các loại cá từ nhỏ đến lớn. Quan trọng là phải quan sát, theo dõi thường xuyên, phòng khi rắn bệnh mà có cách xử lý kịp thời.
Theo kinh nghiệm của ông Hoàng, thông thường con giống được cung cấp từ 2 nguồn là rắn giống hoang dã bắt ở thiên nhiên và rắn từ những trại chăn nuôi. Rắn con hoang dã có số lượng nhiều, giá rẻ nhưng tỷ lệ hao hụt khá cao do có nhiều cách thu bắt như bị câu rách miệng, bị câu điện, gãy xương sống… Rắn con sinh sản tại trại có giá khá cao nhưng tỷ lệ hao hụt thấp, lại được thuần hóa, tương đối hiền, ít cắn nhau.
Theo Hoàng Vũ (NNVN)
Công bố giảm phí tại các trạm BOT trên quốc lộ 91
Ngày 14/3, Sở GTVT TP Cần Thơ họp công bố chính sách miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ thuộc dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 theo hợp đồng BOT.
Quang cảnh buổi làm việc công bố chính sách giảm phí ở các trạm BOT trên quốc lộ 91
Cụ thể, đối với trạm BOT T1 (quận Ô Môn, TP Cần Thơ): Giảm 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận tại văn bản số 9849/BGTVT-ĐTCT ngày 29-8-2017; giảm 100% cho xe buýt và xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại khu vực Bình Lập, Thới Trinh (thuộc phường Phước Thới), khu vực 12 và khu vực 15 (thuộc phường Châu Văn Liêm);
Giảm 50% cho xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại phường Phước Thới (không bao gồm các đối tượng thuộc 4 khu vực đề xuất mức giảm nêu trên); giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại phường Phước Thới, phường Châu Văn Liêm và phường Thới Hòa (quận Ô Môn), trong đó không bao gồm các đối tượng nêu trên.
Thời gian qua nhiều tài xế bức xúc vì chỉ đi một đoạn ngắn qua trạm BOT T2 nhưng phải đóng phí toàn tuyến
Đối với Trạm BOT T2 (quận Thốt Nốt), chấp thuận: Giảm 100% cho xe buýt và xe của người dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính đặt tại phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ), phường Mỹ Thạnh (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang);
Giảm 100% cho xe khách phục vụ vận chuyển hành khách công cộng chạy tuyến cố định sử dụng quãng đường BOT theo hướng từ tỉnh Kiên Giang về tỉnh An Giang và ngược lại.
Đồng thời, Bộ GTVT cũng đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phối hợp với các địa phương kiểm tra đảm bảo đúng các đối tượng, phạm vi, tỉ lệ giảm giá và tiến hành áp dụng việc giảm giá sau khi đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện.
Ông Lê Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết: "Hiện sở này đang thống kê số phương tiện nằm trong diện miễn, giảm giá vé. Khi thống kê xong sẽ công bố thời gian áp dụng chính sách miễn, giảm".
Phạm Tâm
Theo Dantri
Nguy kịch tính mạng vì uống thuốc gia truyền Qua khai thác bệnh sử, các bệnh nhân cho biết, đã uống thuốc "gia truyền" của bà Xuyến, dẫn đến biến chứng bệnh càng thêm nặng... Ngành chức năng kiểm tra nhà bà Xuyến (ảnh: S.) Ngày 3.3, nguồn tin của Lao Động cho biết, Khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU) Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận khoảng...