LẠ MÀ HAY: Hái ra tiền nhờ loài cây dại mọc quanh ao
Dành dành là loại cây mọc dại ở những nơi gần bờ mương, lạch nước, phổ biến ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, loài cây mọc dại ấy lại đang đem lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho nhiều hộ gia đình. Điển hình cho mô hình lạ mà hay này là gia đình nhà ông Nguyễn Văn Phiến (63 tuổi) ở xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) hái ra tiền từ loài cây dại- cây dành dành.
Gia đình nhà ông Nguyễn Văn Phiến mấy năm trở lại đây, năm nào cũng kiếm được vài chục triệu đồng từ cây danh dành. Loại cây mọc dại không tốn kém bất cứ thứ gì nhưng đang cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt mà nó mang lại.
Nhà ông Phiến có gần 2 ha ao đầm, xung quanh được ông trồng kín cây dành dành để làm bờ rào cũng như để giữ bờ. Không mất một đồng phân bón, thuốc trừ sâu, không mất công chăm sóc cũng tỉa cành gì…nhưng mỗi năm ông Phiến lại thu về gần 40 triệu đồng từ việc bán quả dành dành.
Ông Nguyễn Văn Phiến ở xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn đang thu hoạch quả dành dành mọc ở bờ ao của gia đình mình.
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Phiến cho biết, thấy cây dành dành dễ sống, giữ bờ tốt nên ông mang về trồng quanh ao đầm với mục đích giữ bờ khỏi sạt lở là chính. Nhưng vài năm trở lại đây có khá nhiều thương lái hỏi mua loại quả dại này. Có bao nhiêu trái dành dành, người ta cũng mua hết và có những năm trái dành dành được thương lái thu mua với giá lên tới 14-15.000 đồng/kg.
“Giờ quanh bờ ao của nhà tôi có khoảng 1.000 cây dành dành, trung bình mỗi năm thu hái được gần 4 tấn quả, với giá bán dao động trên dưới 10 nghìn đồng/1kg, đem về thu nhập từ 30-35 triệu đồng/năm. Trongg khi đó cây không tốn công chăm, không tốn phân thuốc, lại giữ được bờ ao…” ông Phiến khoe.
Quả dành dành theo Đông y được có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm..
Video đang HOT
Cũng theo ông Phiến, đây là loại cây mọc dại gần các bờ bụi nên có sức sống rất khỏe, hầu như chẳng phải chăm sóc gì cả, nó muốn lên sao thì lên, cứ đến cuối năm là hái quả về bán. Ngoài ra, đây còn là loại cây phát triển rất nhanh, thông thường cây dành dành sau khi trồng khoảng một năm là sẽ cho thu quả.
” So với các loại cây khác thì cây dành dành cho kinh tế cao hơn hẳn, sắp tới gia đình tôi sẽ chuyển hết một phần diện tích trồng chuối kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây dành dành, năm tới đây dự định sản lượng quả sẽ cao hơn gấp nhiều lần và đem về một khoản thu nhập không hề nhỏ” ông Phiến tâm sự.
Nhờ loại cây mọc dại mà mỗi năm gia đình ông Phiến có thêm vài chục triệu đồng.
Nói thêm về loại cây này, ông Phiến cho hay, cây dành dành không chỉ để làm cảnh, trồng giữ bờ ao mà còn là một loại dược liệu quý. Quả của nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. Hiện tại có nhiều địa phương đang triển khai trồng loại cây này nhưng quy mô trồng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng đến khâu chăm sóc nên chưa đạt được năng suất và giá trị kinh tế tối đa.
“Nếu được đầu tư chăm sóc như các loại cây trồng khác thì loại cây dành dành sẽ cho thu nhập không thua kém bất kỳ loại cây nào…”, anh Phiến nói chắc nịch.
. Ban đầu cây dành dành được gia đình ông Phiến trồng quanh bờ ao đầm chỉ để giữ bờ là chính.
Không chỉ để lấy quả, hiện nay, nhiều dân mê cây cảnh còn tìm mua gốc cây dành dành về tạo thế để chơi. Có những cây dành dành chỉ 3-5 năm tuổi nhưng dáng đẹp được trả giá vài triệu tới hàng chục triệu đồng càng khiến cho loài cây dại này có tiềm năng về giá trị kinh tế…
Theo Danviet
Lạ mà hay: Nuôi lươn bán trứng mà lời cả trăm triệu mỗi năm
Nhiều năm nay, lão nông Nguyễn Văn Quang, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long sống khỏe re với nghề nuôi lươn không bùn. Điểm lạ mà hay là ông Quang nuôi lươn mẹ, sau khi lươn đẻ trứng, ông bán cả trứng lươn cả lươn mẹ rồi lại nuôi lứa mới. Với cách làm này, mỗi năm ông Quang lời hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Quang, 60 tuổi, ngụ ấp Phú Điền, người nhiều năm đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Vĩnh Long. Ông Quang cho biết nguyên nhân "đeo bám" nghề nuôi lươn không bùn: "Trước đây tôi chuyên nghề ươn cá giống các loại. Năm 2014, được sự gợi ý và giúp đỡ 2.000 con lươn giống của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long, tôi chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn và luôn đạt kết quả cao".
Ông Nguyễn Văn Quang bên 1 bể nuôi lươn giống.
Ban đầu ông Quang xây dựng 4 hầm chứa lươn sinh sản, mỗi hầm có diện tích 20m2. Bên trong hầm ông lót bạt ni lông, xung quanh trồng cỏ, rau để tạo mát cho lươn mẹ. Ông thường xuyên thay đổi nguồn nước bên trong để đảm bảo vệ sinh, nguồn nước thải từ các hầm nuôi lươn được dẫn xuống các hầm nuôi cá các loại vừa không tạo mùi hôi thối, vừa có thức ăn dư thừa cho đàn cá.
Về thức ăn cho lươn, ngoài thức ăn công nghiệp, ông Quang còn trộn ốc bươu vàng, cá vụn cho lươn ăn để tăng trọng nhanh chất lượng thơm ngon. Sau 6 tháng nuôi, bình quân lươn có trọng lượng xấp xỉ 100 gam và bắt đầu đẻ trứng. Từ năm 2014 đến nay, ông Quang bán ươn giống khá ổn định, từ 2.000-2.200 đồng/con. Riêng số lươn mẹ sau khi đẻ trứng được ông bán với giá từ 180.000 đến 200.000 đồng/kg. Thời điểm lươn đẻ nhiều từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.
Số lươn mẹ sau khi sinh sản xong, bán trứng lươn, nuôi lươn mẹ một thời gian ngắn là ông Quang xuất bán.
Hai năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Quang chọn cách làm lạ mà hay là nuôi lươn sinh sản bán trứng ( thay vì bán lươn giống) như trước đây và đã đạt kết quả khả quan. Ông Quang so sánh : Bán trứng lươn sẽ có lãi nhiều hơn, vòng quay của hầm lươn nhanh hơn, độ rủi ro của ít hơn.
"Hiện nay với số lượng 500 con mẹ lươn sinh sản, mỗi tuần tôi thu hoạch được khoảng 4.000 trứng lươn với tổng giá bán từ 2,5 đến 3 triệu đồng tùy thời điểm. Bình quân mỗi tháng tôi có lời xấp xỉ 10 triệu đồng từ việc bán trứng lươn. Đó là chưa kể việc lươn mẹ sau đẻ xong tôi mang bán mỗi tháng có thêm 5 triệu đồng...Tôi nuôi gối, cứ bán lứa lươn này là đã chuẩn bị sẵn 1 lứa lươn sang cho vào hầm để nuôi tiếp...", ông Quang cho hay.
Hầm nuôi lươn đẻ của gia đình ông Quang phía trên trồng cỏ dại, rau đồng tạo mát và chổ ẩn nấp cho lươn.
Nguồn thu của lão nông Nguyễn Văn Quang chưa dừng lại ở lươn mà còn ở 10 công ruộng làm lúa, mô hình nuôi cá lác thác cườm, nuôi cá sặc rằn...
Hiện nay, ông Quang đang có diện tích khoảng 800m2 lập thành 2 ngăn. Một ngăn ông nuôi các thác lác cườm, ngăn còn lại ông đang nuôi 3.000 con cá sặc rằn. Dự kiến cá thác lác cườm, cá sặc rằn sẽ thu hoạch sau tết Nguyên đán 2019.
Ông Quang đúc kết kinh nghiệm làm giàu ở nông thôn rất giản đơn: "Mình ăn học không nhiều nhưng nhớ lời Bác Hồ có nói, "Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền...". Mình "đeo bám" nghề nuôi cá, nghề nuôi lươn cũng là từ câu nói đó của Bác Hồ...", ông Quang chia sẻ.
Theo Danviet
Bình Thuận: Nuôi chim câu ở gốc dừa, chim đẻ khỏe, dừa trái sai Từ khó khăn về nguồn phân hữu cơ bón cho vườn dừa, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã nghĩ ra cách lạ mà hay là làm chuồng đặt ở các gốc dừa để nuôi chim bồ câu. Cách làm này hóa ra rất hay, bởi ông Nghiệp có nguồn phân chim bón cho từng...