Lạ lùng thương lái săn lùng mua lá trầu không
Thời gian qua, tại một số xã thuộc huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) người dân đổ xô lên rừng hái lá trầu để bán. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do thương lái thu mua với giá 45.000 nghìn đồng/kg, gấp 10 lần so với trước đây.
Dù không biết đám thương lái xa lạ lùng sục tận thu trầu với mục đích gì, nhưng thu nhập cao nên nông dân vẫn kéo nhau lên trừng vơ vét lá trầu.
Ráo riết tận thu lá trầu
Thời gian qua, việc mua bán lá trầu diễn ra rầm rộ nhất tại các xã An Quang, An Hòa và An Hưng (huyện An Lão) khiến những dây trầu trồng ở vườn nhà và mép rừng bị vặt sạch, chỉ trơ lại dây. Bây giờ, người dân muốn hái lá trầu phải đi vào tận rừng sâu, quãng đường đi mất hơn 3 tiếng đồng hồ và phải đem theo cơm ăn đến chiều tối mới về. Tuy vậy, dòng người đi săn lùng lá trầu vẫn đông đảo bởi giá trầu từ 5.000 tăng lên 45.000 đồng/kg, lúc cao điểm.
Một thương lái đang thu mua lá trầu
Chị Đinh Thị Lai (33 tuổi, ở thôn 4, xã An Quang), một người đi hái lá trầu cho biết: “Từ sau Tết đến nay, một số gia đình có vườn trầu riêng bán cũng được bộn tiền. Nhưng khi hái hết vườn trầu của mình, họ cũng tranh thủ vào rừng hái để kiếm thêm. Thấy lá trầu có tiền, dân làng đổ xô vào rừng hái đem về bán nên mình cũng theo bà con vào rừng hái trầu”.
Anh Nguyễn Văn Lợt (40 tuổi, ở thôn 3, xã An Quang) thật thà: “Thời gian đầu, thấy nhiều người đổ xô hái lá trầu để bán với số lượng lớn nên tôi thấy rất lạ. Mình đi làm nương rẫy khổ cực mà không có tiền, còn nhiều người đi hái lá trầu bán có nhiều tiền nên tôi cũng vào rừng hái đem về bán. Thấy vậy, tôi cũng vào rừng hái, mỗi ngày hái được hơn 7kg, kiếm hơn 300.000 đồng, sướng hơn đi rẫy rất nhiều. Việc nương rẫy thì tạm gác đó vì mình không đi hái thì người khác sẽ hái hết mất…”.
Theo người dân phản ánh, việc thu mua lá trầu một cách lạ lùng của thương lái bắt đầu từ sau Tết Giáp Ngọ 2014. Ban đầu việc thu mua nhỏ lẻ và giá cả thấp chỉ từ 5.000-10.000 đồng/kg, nhưng lúc cao điểm lá trầu lên đến 45.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Sau khi người dân hái lá trầu về xong thì đến bán cho những 4 điểm thu mua lớn, tập trung chủ yếu ở xã An Hòa. Khi thu mua đủ số lượng lớn, thương lái chất lên xe đưa xuống quốc lộ để chuyển ra miền Bắc và xuất khẩu.
Cần cảnh giác với thương lái Trung Quốc
Theo một người thu mua trầu ở xã An Hòa (huyện An Lão) cho biết, mỗi ngày điểm này thu mua từ 120-200kg lá trầu, với giá từ 35.000-45.000 đồng/kg. Sau đó thuê người sắp xếp lại gọn gàng thành từng luống trong bao ni lông rồi đến 4 giờ chiều thương lái từ ngoài Bắc lái xe đến nhận hàng, sau đó chở đi đâu thì không ai biết.
Việc thu mua lá trầu lạ lùng này đã khiến đời sống của người dân nơi đây bị xáo trộn. Nhiều người bỏ nương rẫy đi săn lùng lá trầu bán kiếm tiền, còn người có rừng, có rẫy thấy lá trầu có giá trị lại phải lo đi canh giữ.
Ông Giã Tấn Sơn, cán bộ nông nghiệp xã An Quang, cho biết: “Thời gian vừa qua, bỗng nhiên thương lái thu mua lá trầu với gia cao nên người dân địa phương đổ xô đi hái lá trầu về bán để lấy tiền. Lá trầu trước đây nhiều khi vàng úa rồi khô rụng vì chẳng làm gì hết nay lại rất khan hiếm. Việc ai mua và để làm gì thì nông dân không biết được mà họ cũng chẳng quan tâm. Chúng tôi cũng chỉ nghe nói là thương lái Trung Quốc thu mua, còn mục đích sử dụng ra sao thì chúng tôi chưa nắm được”.
Theo ông Phạm Minh Tâm, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Lão, xác nhận việc người dân ở địa phương vào rừng đi hái lá trầu về bán là có thật. Việc thu mua giữa thương lái và nông dân diễn ra bình thường, chưa có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thường xuyên theo dõi diễn biến sự việc, đồng thời cũng khuyến cáo bà con nên cẩn thận với những hành vi lừa đảo, không minh bạch.”.
Lá trầu được xếp gọn để chuyển đi tiêu thụ
Việc lá trầu đắt giá, việc thu mua lạ lùng nghi của thương lái Trung Quốc khiến người ta nhớ đến bài học về cây cau khoảng 6 năm trước ngay tại An Lão. Lúc đó, thị trường cau trái rất sôi động, lôi cuốn cả người mua, người bán. Việc mua bán theo kiểu tận diệt, cau non, cau tươi được mua ồ ạt, sơ chế tại chỗ rồi bán sang Trung Quốc, Thái Lan. Thế nhưng, chỉ được thời gian thì nước bạn này không mua cau nữa khiến cho các đại lý thu gom ôm hàng tấn cau “chết đứng”.
Đại Nguyễn – Doãn Công
Theo Dantri
Bình Định: Nhiều nơi bị cô lập do mưa lũ
Những ngày qua, nhiều huyện thị trên địa bàn tỉnh Bình Định hứng liên tiếp những trận mưa rất to khiến nhiều vùng bị cô lập, nhiều tuyến đường bị sạt lở, hoa màu bị ngập úng... gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Bình Định cho biết, lượng mưa đo được từ ngày 2 đến ngày 5/10 tại các trạm: An Hòa 373mm, Bồng Sơn 371mm, Vĩnh Sơn 251mm, Bình Nghi 187mm, Thạnh Hòa 177mm, Vân Canh 215mm, Quy Nhơn 214mm, Phù Mỹ 264mm, Phù Cát 165mm, Hoài Ân 389mm.
Nhiều tuyến đường bị ngập nước khiến cho việc đi lại gặp khó khăn
Lượng mưa lớn, cộng với nước từ đầu nguồn và hồ Định Bình xả trên 500 m3/giây đã đổ dồn xuống các dòng sông khiến cho mực nước sông dâng cao hơn những ngày trước. Cụ thể: lúc 7 giờ ngày 5/10, mực nước sông Kôn tại Vĩnh Sơn 71,15m trên báo động I: 0,15m, tại Bình Nghi 15,75m trên báo động I: 0,250m; tại Thạnh Hòa 7,24 trên báo động II: 0,24m. Sông Hà Thanh tại Vân Canh và tại Diêu Trì; sông An Lão tại An Hòa; sông Lại Giang tại Bồng Sơn gần báo động I.
Đặc biệt, tại một huyện như Tuy Phước, An Lão, Hoài Nhơn, Hoài Ân và TP Quy Nhơn, mưa lũ không chỉ gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân mà còn làm nhiều khu vực dân cư bị chia cắt, có nơi bị cô lập hoàn toàn.
Người dân phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) gặt lúa chạy lũ
Tại huyện Tuy Phước, nước lũ trên thượng nguồn đổ về làm 2 tuyến tỉnh lộ huyết mạch trên địa bàn là tỉnh lộ 636B và 640, nhiều đoạn vẫn còn bị ngập sâu từ 0,5-1m, người dân và phương tiện qua lại vẫn phải đi bằng đò hoặc xe tải. Do đường bị ngập nước làm gần 2.000 công nhân lao động ở các xã Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Hòa... đang làm việc tại các khu công nghiệp Phú Tài và TP Quy Nhơn phải tạm nghỉ việc; các chuyến xe buýt từ Tuy Phước về xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) phải tạm dừng hoạt động. Nhiều khu dân cư tại xã Phước Quang, Phước Hòa, Phước Sơn... của huyện cũng bị nước lũ chia cắt.
Tại huyện An Lão, các tuyến đường giao thông tại An Hòa, An Toàn, An Vinh, An Hưng...có nhiều đoạn bị sạt lở nặng, trong đó nặng nhất là tại Km15 núi lở lấp kín mặt đường cao 2m không qua lại được làm cho 2 xã vùng cao là An Toàn và An Nghĩa bị chia cắt hoàn toàn. Ảnh hương cho việc sinh hoạt đi lại của hơn 1.000 nhân khẩu.
Người dân một số xã huyện Tuy Phước phải qua lại bằng đò
Còn tại một số xã Hoài Thanh, Hoài Sơn, Hoài Phú (huyện Hoài Nhơn), nhiều tuyến đường cũng bị sạt lở, hư hỏng nặng với tổng khối lượng đất, đá sạt lở 5.800m3 và 45 m3 bê tông hư hỏng.
Trong khi đó, tại TP Quy Nhơn, do mua lớn những ngày qua cũng gây ngập úng khoảng 10 ha rau của một số bà con ở KV 3 và KV5 (phường Nhơn Phú). Nhiều diện tích lúa đang thời kỳ thu hoạch bị ngập nước, nên bà con phải khẩn trương gặp lúa chạy lũ nhằm hạn chế thiệt hại.
Mưa lũ kéo dài nhiều ngày qua cũng đã làm hư hỏng 6 đập dâng, 301 đập bổi bị cuốn trôi, 9,5 km kênh mương bị bồi lấp, 1km kè sông bị xói lở, cuốn trôi và nhiều công trình thủy lợi khác bị hư hỏng...
Đặc biệt, mưa lũ làm ngập úng 360 ha lúa và 185 ha ngã đổ; 35 ha hoa màu ngập úng; 7 ha lúa nước và 6 ha đất lâm nghiệp bị sa bồi, thủy phá... Ước tính thiệt hại do lũ gây ra lên đến hơn 20 tỉ đồng.
Doãn Công
Theo Dantri
Lạ lùng bới đất tìm... "hải sản" Sâm đất là tên gọi mà người dân ven biển Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn thường dùng để chỉ loài hải sâm sống dưới lớp cát bùn ở các cửa sông, nơi con nước mặn - ngọt giao nhau. Đây là loại thực phẩm tự nhiên mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân bởi những năm gần đây, giá trị...