Lạ lùng ở Tây Nguyên, người chết vẫn nhận cơm, của cải từ người sống
Với người Bahnar ở đại ngàn Tây Nguyên, khi co người thân chêt, những người còn sống hang ngay vẫn lo cơm ăn, nước uống cho người đa khuât, chia tài sản cho họ.
Khi 1 người không may qua đời, tùy từng làng có thể chôn cất theo hình thức địa táng hoặc thiên táng. Nhưng sau khi lo ma chay, nhiều người trong gia đình được chôn chung một quan tài và được chia của. Người sống có gì người chết được chia như thế, kể cả tivi, xe máy, nhiều nhất là chiêng, ghè rượu…
Già làng Kpuih Hyom ở làng Nghè xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ (Gia Lai) kể: “ Hàng ngày, người sống vẫn ra nhà mồ (lăng mộ) tiếp tế thức ăn cho người chết, họ bón cơm cho người chết thông qua một cái lỗ trừ lại trên quan tài. Họ ngồi nói chuyện với người chết hàng tiếng đồng hồ, kể lể sự việc diễn ra trong ngày. Trong làng có việc gì, ai dựng vợ gả chồng, ai say rượu đánh nhau, ai sinh con đẻ cái đều được tâm sự… như là người nằm dưới kia vẫn đang đồng hành cùng họ”.
Một chiếc quan tài của người đã khuất.
Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi người thân mất, các thành viên còn lại trong gia đình sẽ được chia của. Toàn bộ số của được chia sẽ mang ra nhà mồ để cho linh hồn người chết được sử dụng. Già làng Đinh HMưng của làng Mơ H’ra, xã Kon Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) chia sẻ: “Linh hồn người chết cũng như mình vậy, cũng phải có tài sản để dành lúc ốm đau, phải có dụng cụ để sản xuất và dùng hàng ngày. Mình yêu thương nó thì nó mới yêu thương mình”.
Sau khi người thân mất, ngoài việc vẫn nuôi bình thường, những người trong gia đình luôn cố gắng làm lụng vất vả, nuôi bò, heo và trồng nhiều lúa, nhiều mì… tạc tượng nhà mồ, để chuẩn bị cho lễ bỏ mả, giúp người đã khuất có hành trang đi về thế giới cực lạc.
Video đang HOT
Những căn nhà mồ ở làng Nghè, nơi có khá nhiều tài sản được chia nằm trong đó.
Theo các già làng cho biết, đến khi làm lễ bỏ mả, mới chấm dứt toàn bộ mối quan hệ ràng buộc giữa người chết với người sống. Từ nay, người sống không còn phải cúng cơm, nước, đốt lửa hay nói chuyện với “con ma” nữa. Ngôi nhà mả sẽ không còn ai đến thăm nom nữa. Lễ bỏ mả tùy thuộc vào điều kiện gia đình có thể làm sớm hay là muộn, đây là một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất của một số đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên.
Còn già làng Rơ Châm Ip ở làng Bloi, thị trấn Yaly, huyện Chư Păh (Gia Lai) chia sẻ: “Mẹ già đã mất đây hơn 2 năm, nhưng do gia đình còn khó quá nên chưa làm lễ bỏ mả. Hàng ngày, già vẫn thường xuyên ra nhà mồ đưa thức ăn, nước uống cho mẹ già. Số của cải mà già chia cho mẹ, giờ vẫn còn nguyên trong nhà mồ. Cuối năm nay, dù có khó mấy, già cũng phải làm lễ bỏ mả cho mẹ già, khi đó già mới thanh thản được”.
Của cải được chia trong nhà mồ chủ yếu là ghè rượu và vật dụng trong nhà.
Theo anh Rơ Lan Hin, cán bộ văn hóa xã Ia Dơk cho biết, tục lệ của các làng người đồng bào dân tộc thiểu số ở trong xã có từ lâu. Của cải được chia tùy vào từng gia đình. Những phẩm vật được dâng một cách thành kính, không vụ lợi. Khi đến ngày làm lễ bỏ mả, ở làng mọi người cùng chung tay với gia chủ góp lợn, góp gà, góp rượu cùng tổ chức, đó thực sự là một ngày ý nghĩa.
Thúy Hà
Theo_Người Đưa Tin
Vụ giết 4 người ở Nghệ An: Không thể vì trình độ thấp mà giết người
Hạn chế về nhận thức, trình độ thấp khiến ngay cả khi tòa tuyên án tử hình Vi Văn Hai kẻ giết 4 người trong gia đình ở Nghệ An cũng chưa biết mình phải chết.
Ngày 30/9, kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử Vi Văn Hai, hung thủ gây ra vụ thảm sát 4 người trong một gia đình ở bản Phồng (Tương Dương, Nghệ An), Chủ tọa phiên tòa đã tuyên án tử hình - mức án cao nhất dành cho tội ác mà hung thủ đã gây ra.
Hạn chế về nhận thức, trình độ thấp khiến ngay cả khi tòa tuyên án tử hình Vi Văn Hai cũng chưa biết mình phải chết
Tại phiên tòa, Vi Văn Hai đã thừa nhận cáo trạng, chấp nhận sự trừng phạt của pháp luật. Cùng với mức án tử hình, HĐXX còn tuyên phạt Vi Văn Hai phải bồi thường về dân sự cho gia đình các bị hại. HĐXX buộc bị cáo phải bồi thường cho ông Lô Văn Bình (bố nạn nhân Lô Văn Thọ) 78,5 triệu đồng, trợ cấp cho ông Bình mỗi tháng 1 triệu đồng.
Bị cáo buộc phải bồi thường cho ông Lê Văn Toán (bố đẻ nạn nhân Lê Thị Yến) 105 triệu đồng, trợ cấp cho cháu Lê Thị Tâm Như (con riêng của nạn nhân Lê Thị Yến) mỗi tháng 500.000 đồng.
Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình Vi Văn Hai quá khó khăn, mới khắc phục cho hai gia đình bị hại tổng số tiền 700.000 đồng.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm đã khép lại với mức án không thể nghiêm khắc hơn. Ngay cả luật sư bào chữa cũng thấy không thể có mức án nào khác ngoài mức tử hình dành cho Vi Văn Hai. Tuy nhiên, điều đáng nói sau phiên tòa xét xử hung thủ giết 4 người ở bản Phồng, Nghệ An đó là vẻ mặt lạnh lùng, bình thản, thỉnh thoảng nở nụ cười khiến dư luận cho rằng đối tượng quá coi thường pháp luật.
Mới đây, theo thông tin từ Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, Vi Văn Hai đã có đơn kháng cáo án sơ thẩm. Trong đơn kháng cáo, Vi Văn Hai không kêu oan mà xin giảm từ hình phạt tử hình xuống chung thân.
Trên báo Gia đình-Xã hội, nói về bị cáo Vi Văn Hai, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An Trần Ngọc Sơn, cũng là chủ tọa phiên tòa sơ thẩm đã tuyên án tử hình Hai cho biết, ngay sau khi được giao làm chủ tọa phiên tòa, ông đã phải tự đặt ra rất nhiều câu hỏi cho mình từ việc Hai có bị tâm thần hay không cho đến còn có đồng phạm nào khác trợ giúp mà Hai có thể giết 4 người cùng một lúc một cách lạnh lùng và chỉ trong một thời gian ngắn như vậy.
Trong quá trình xét xử, ông Sơn cũng phải cẩn thận đặt các câu hỏi để xem xét diễn biến tâm lý của bị cáo, có những lúc Hai định không khai, chắp tay nhìn lên trời thì ông Sơn đã phải đưa ra cách hỏi và động viên bị cáo.
Ông Sơn cho rằng, là người dân tộc thiểu số, lại ít học do hoàn cảnh khó khăn, nên trình độ nhận thức của Hai rất hạn chế. Ngay cả khi tòa tuyên án tử hình, y vẫn chưa biết mình phải chết, được tòa cho nói lời cuối cùng y vẫn thản nhiên trả lời "bị cáo không có gì để nói". Chỉ khi thấy người thân khóc van thảm thiết, nhiều người tới hỏi thì Hai mới tá hỏa nhận biết được bản án mà mình sắp phải chịu.
Tuy nhiên ông Sơn vẫn nhấn mạnh do hạn chế về nhận thức nhưng không thể vì trình độ thấp mà giết người như vậy./.
PV
Theo_VOV
Sắp xét xử lưu động vụ sát hại 4 người trong gia đình ở Yên Bái Vụ án Đặng Văn Hùng giết 4 người trong 1 gia đình ở xã Lâm Giang, Văn Yên sẽ được TAND tỉnh Yên Bái đưa ra xét xử lưu động vào cuối tháng 10 TAND tỉnh Yên Bái cho biết vừa có quyết định đưa ra xét xử lưu động vụ án Đặng Văn Hùng (SN 1989, trú tại thôn Cài, xã Lâm...