Lạ lùng: Những trận bóng lúc 2h sáng giữa lòng Hà thành
Khi thủ đô Hà Nội đã chìm trong màn đêm tĩnh lặng, đa số mọi người đều say giấc, thì ở một nơi nào đó, những trận bóng quyết liệt nảy lửa vẫn diễn ra. Đập vào mắt tôi là một cảm giác hoàn toàn choáng ngợp và vô cùng thú vị.
Thủ đô Hà Nội chìm trong giấc ngủ lúc 2h sáng.
Tiếng chuông điện thoại inh ỏi lúc 2h sáng
2h sáng tôi nhận được cuộc điện thoại từ một người anh có hẹn tôi đá một trận bóng. Dù là một người rất cẩn thận và rất ít khi sai hẹn nhưng hôm đó tôi hoàn toàn bất ngờ khi trận bóng được diễn ra vào lúc 2h30 rạng sáng, chứ không phải 2h30 chiều (14h30) như tôi vẫn lầm tưởng. Nhấc máy lên, tôi lờ mờ ậm ờ nghe điện đầu dây bên kia có vẻ sốt ruột.
“Ra sân chưa em, anh em đang chờ rồi này”.
Đang trong cơn ngái ngủ tôi vẫn chưa định hình rằng mình tỉnh hay mơ liền hỏi lại:
“Đêm hôm muộn rồi sao anh lại gọi em vào giờ này, em tưởng chiều mai mới đá mà?”
Đầu dây bên kia có vẻ hấp tấp:
“Sao lại là chiều mai? Anh nhắn cho em là 2h30 bóng lăn mà. Em xem lại tin nhắn xem có phải là 14h30 đâu mà em bảo là chiều mai. Em làm gì thì làm, nhớ có mặt trên sân đúng giờ đó, mọi người đang chờ em. Thế nhé!”
Cuộc hội thoại kết thúc tôi vẫn không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tôi “mắt nhắm mắt mở” lấy điện thoại xem lại tin nhắn và nhận ra “2h30 là 2h30 sáng chứ không phải 2h30 chiều” như những trận bóng tôi tham gia hàng tuần.
Quả thật là rất bất ngờ và hoang mang, tôi bật dậy thu dọn quần áo tư trang xách xe lên đường.
Trên quãng đường từ nhà ra sân, nhiều nơi ở thủ đô Hà Nội đã chìm trong màn đêm tĩnh lặng, đại đa số mọi người đều say giấc ngủ. Đâu đó chỉ còn lại tiếng leng keng, sột soạt của chị lao công dưới ánh đèn đường vàng vọt,… Lúc này, trong đầu tôi luôn đặt ra câu hỏi “tại sao lại có người đá vào khung giờ này nhỉ”, “đá vào giờ này thì ma đá bóng với nhau à?”.
Nhưng… tất cả những suy nghĩ đó của tôi đều bị xóa tan. Một “ thế giới bóng đá” sôi động, quyết liệt và nảy lửa đang diễn ra khiến tôi hoàn toàn choáng ngợp và vô cùng thú vị khi tôi bắt đầu có mặt ở sân bóng.
Những trận đấu không khoan nhượng giữa đêm khuya ở thủ đô Hà Nội.
Một lễ hội bóng đá sôi động khi màn đêm buông xuống
Bước vào sân bóng, tôi cảm thấy vô cùng háo hức… xem tại sao khung giờ này lại có đông người tham gia thể thao đến vậy.
Video đang HOT
Hầu hết tất cả các sân đều kín mít và không có sân trống, tất cả các dàn đèn đều được bật lên để phục vụ những cuộc đọ tài tương đối khác biệt về giờ giấc sinh học này.
2h30 sáng bóng bắt đầu lăn trên mặt cỏ, tất cả các cầu thủ có mặt trên sân đều hòa mình và cuốn theo trận bóng, bên ngoài những CĐV và anh em cổ vũ cũng rất nhiệt tình, làm cho không khí bóng đá ở đây càng trở lên sôi động và náo nhiệt.
Trận bóng diễn ra hầu như không có hiệp đấu cụ thể, các cầu thủ trên sân cứ chơi thoải mái, mệt thì lại thay người nghỉ ngơi khỏe thì lại vào đá, cứ thế cho đến hết trận đấu và thường kéo dài đến tận 2 tiếng đồng hồ.
Sự tò mò của tôi càng lên cao và ngay khi trận đấu kết thúc, tôi đã có cuộc gặp gỡ và đưa ra những câu hỏi cho người anh của mình là anh – Lê Minh Tứ đội trưởng của đội bóng (Anh Tứ đang là quản lý một nhà hàng trên địa bàn Hà Nội).
Anh Tứ chia sẻ: “Đa số thành viên trong đội bóng đều là đầu bếp và nhân viên chạy bàn trong nhà hàng, ai cũng đam mê bóng đá và yêu thích đá bóng một cách cuồng nhiệt. Sau khi thảo luận anh em đã đi đến thống nhất là thành lập một đội bóng để thỏa mãn đam mê cũng như rèn luyện sức khỏe, nâng cao tính đoàn kết trong và ngoài công việc.
Đội bóng được thành lập năm 2010 được đặt trên là LX-BB (Làng Xóm – Bếp Bàn). Do đặc thù của công việc, sau khi làm xong cũng đã muộn (khoảng 21h30 đến 22h) nên anh em đặt sân và đá vào lúc 22hh30 đến khoảng 1h sáng.
Những trận trận bóng đầu tiên dù cả ngày làm việc rất mệt mỏi nhưng mọi thành viên trong đội bóng đều rất háo hức chờ đến giờ bóng lăn. Có những thời điểm giao hữu với đối tác làm ở những quán Karaoke vào lúc 1h hoặc 2h sáng, vì họ có đặc thù công việc muộn hơn cả đội mình nhưng các thành viên trong đội bóng vẫn háo hức ra sân chờ đợi để được thỏa mãn đam mê với trái bóng của mình”.
Dù đã 2h sáng nhưng các cầu thủ vẫn ra sân để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Lau những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt, giọng hồ hởi, anh Tứ chia sẻ thêm: “Có những trận bóng thi đấu với những đối tác là “kỳ phùng địch thủ” của mình, dù trời mưa sấm chớp thay vì chạy vào trú mưa thì anh em vẫn thi đấu hết mình và khi giành được chiến thắng, tất cả thành viên trong đội bóng đều chạy đến ôm nhau, đồng thời dành cho nhau những cái bắt tay động viên tình cảm giữa màn đêm tối lạnh, mưa, gió. Sau những trận bóng cảm xúc đó anh em thường ngồi lại với nhau và chung vui cụp ly những cốc bia để cùng bàn luận về trận đấu.
Bùi Văn Đại (quê ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) – thành viên đội bóng chia sẻ thêm: “Có những hôm về đến nhà là 5h sáng, mọi người bắt đầu đi tập thể dục thì mình mới về tới nhà và chìm trong giấc ngủ, nhiều lúc vợ con gia đình mắng mỏ và trách móc một cách gay gắt nên đành nghỉ một vài trận dù rất nhớ anh em. Tất nhiên, khi mọi thứ êm xuôi thì đam mê lại dẫn đường chỉ lối và lại có mặt ở sân để cùng thi đấu những trận bóng vô cùng cảm xúc với mọi người”.
Đam mê kết nối tình yêu với trái bóng tròn
Theo lời kể của Bùi Văn Đại, anh hiện đang làm nghề lái taxi tại khu vực nội thành Hà Nội. Vì công việc nên anh không thể tham gia sinh hoạt bất kể đội bóng nào vào khung giờ ban ngày. Qua quá trình lên mạng tìm hiểu tại các forum bóng đá anh biết nhiều đội đang “tuyển quân” đá bóng vào cung giờ muộn. Sau khi thấy khung giờ của đội “LX-BB” hợp lý anh đăng ký tham gia và được đồng ý. Sau khi sinh hoạt với đội được một thời gian và cảm thấy các thành viên trong đội rất vui vẻ và hòa đồng, anh quyết định tham gia lâu dài… cho đến nay đã được hơn 2 năm.
Anh Bùi Văn Đại chia sẻ: “Tôi làm nghề lái taxi nên công việc cũng khác anh em nhà hàng. Anh em nhà hàng thì giờ giấc cố định nên họ chủ động hơn, tham gia đều hơn. Còn tôi, nếu hôm nào có khách thì nhiều khi vẫn phải đi làm hoặc hôm nào đông khách quá thấy mệt thì chỉ xách giày ra sân, nếu thấy khỏe thì đá không thì ngồi cổ vũ và xem anh em đá. Mỗi tuần đá 2-3 trận cũng thấy vui và giữ được ngọn lửa đam mê đá bóng trong mình”.
Khi thủ đô đã chìm trong giấc ngủ thì ở một nơi nào đấy không khí sôi động trên các sân bóng vẫn được diễn ra hết sức nhộn nhịp.
Quan sát trên sân bóng, tôi không chỉ nhìn thấy các cầu thủ mà còn nhiều thành viên khác. Đặc biệt là những chị em phụ nữ.
Dừng cổ vũ động viên cho các cầu thủ, chị Đinh Thanh Hương – quản lý nhà hàng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cho biết: “Chúng tôi làm ở nhà hàng, nhiều anh em thích đá bóng nên thành lập đội bóng. Vì giờ này mới được nghỉ nên mọi người mới ra sân. Ngay cả chủ nhà hàng cũng rất ủng hộ việc này, nên khi xong việc nếu anh em đội bóng đi đá với nhau hoặc đá với đối tác thì chúng tôi cũng đi theo để cổ vũ, động viên tinh thần anh em.
“Chồng tôi cũng tham gia đội bóng, anh ấy làm đầu bếp trong nhà hàng. Nên tôi vừa ra sân xem đội bóng nhà hàng đá lại vừa xem và cổ vũ cho chồng mình nên cảm thấy rất vui”, chị Hương chia sẻ và nhấn mạnh “Coi như anh em tập thể dục thể thao sau trận đấu để giãn gân giãn cốt, thoải mái tinh thần và có sức khỏe tốt”.
Dù đã rất muộn nhưng các CĐV vẫn ra sân để cổ vũ nhiệt tình cho đội bóng của mình.
Thường xuyên có mặt ở sân bóng dù là khuya muộn, Nguyễn Thị Thúy (quê Quỳnh Lưu, Nghệ An) – hiện đang làm nhân viên quán bia trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Em đến đây để cổ vũ cho người yêu em. Anh ấy làm đầu bếp nên đây là khung giờ cả hai đều rảnh, vì anh ấy đam mê đá bóng nên chúng em thường xuyên “hẹn hò” trên sân bóng này”.
Rất thông cảm cho niềm đam mê của người yêu, Thúy cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. “Chúng em có rất nhiều kỷ niệm khi anh ấy đi đá bóng vào giờ này. Tuyệt vời nhất là trận bóng vào một đêm mưa, người yêu em ghi được 6 bàn thắng. Vui quá, em nhảy vào giữa sân ôm chầm lấy anh và hò hét trong sung sướng. Sau đó, em còn thưởng cho anh ấy điều bất ngờ khác nữa. Đó là một nụ hôn thật sâu và mua tặng cho anh bộ đồ bóng đá, đôi giày đá bóng mà anh yêu thích”, Thúy hồ hởi chia sẻ.
Theo Thúy, người yêu của cô là một người vô cùng đam mê bóng đá. Mỗi khi có trận bóng là người yêu của Thúy phải đi bằng được mặc dù đã làm việc rất mệt rồi. Trung bình mỗi tuần anh chàng làm đầu bếp này đi đá bóng 3-4 buổi và Thúy luôn đồng hành cùng với người yêu trong mọi trận đấu.
“Lúc đầu anh ấy rủ đi cùng, vì ngại và buồn ngủ nên em nhiều lần từ chối. Nhưng thấy người yêu mình đam mê quá, mình lại yêu anh nên thử một lần ra sân xem sao. Trên sân nhìn thấy anh ghi bàn, thấy anh vui em cũng vui… dần dần mỗi khi có trận bóng là em đòi đi theo để cổ vũ. Đến nay việc này cũng đã được 2 năm.
Em chỉ muốn khi anh ấy mệt thì em ở bên chăm sóc anh, lau mồ hôi cho anh, để anh ấy hiểu rằng trong lúc mệt mỏi nhất, ai sẽ là người ở bên quan tâm anh ấy.
Nghĩa là qua việc này, em thấy tình yêu của chúng em trở nên gắn kết, sâu đậm và cảm thấy yêu nhau thắm thiết hơn. Và chắc có thể sẽ tiến xa hơn”, Thúy tâm tâm sự….
Đá xong trận bóng, nhìn đồng hồ lúc này cũng là 4h sáng. Tôi vẫn không thể tin nổi những gì đang diễn ra. Trong tôi vẫn văng vẳng tiếng hô “Sút”, “Vào”… “Chồng ơi cố lên”, “… cố lên! Em yêu anh”. Đó cũng là một trải nghiệm rất thú vị trong cuộc sống và đâu đó trong suy nghĩ của mình, tôi vẫn cảm thấy rằng bóng đá không đơn giản chỉ là một môn thể thao mà nó còn là sự đoàn kết tình yêu thương để gắn kết con người lại với nhau trong cuộc sống.
Theo Danviet
Cuộc sống cơ cực của cựu danh thủ tuyển Uruguay bị cưa chân
Không may mắn như những đồng nghiệp khác, cựu tiền đạo Dario Silva giờ phải làm một chân chạy bàn cho nhà hàng pizza tại Malaga (Tây Ban Nha).
Silva từng ghi 114 bàn trong sự nghiệp chơi bóng. Nhưng lúc này, anh phải kiếm sống qua ngày ở một tiệm bánh pizza dưới tư cách nhân viên phục vụ, theo tìm hiểu của phóng viên báo La Sexta.
Số phận cay đắng của Dario Silva
"Toàn bộ tiền bạc của tôi đã bị những tay đại diện lấy cắp hết", chân sút từng có 49 lần khoác áo tuyển Uruguay và ghi 14 bàn nghẹn ngào thốt lên. Trong sự nghiệp, Silva từng đá cho Cagliari, Espanyol, Malaga, Sevilla, Portsmouth...
Dario Silva giờ phải làm bồi bàn để kiếm sống. Ảnh: La Sexta.
Trắng tay, Silva làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Có thời điểm anh được các đài truyền hình ở quê nhà mời làm bình luận viên. Sau này, người ta lại thấy cựu tuyển thủ Uruguay sắm vai tuyển trạch viên.
Cuộc sống viên mãn của Silva lẽ ra tốt hơn nếu không có tấn bi kịch cách đây 13 năm. Ngày 25/6/2006, chiếc xe của cầu thủ này mất kiểm soát và đâm vào cột đèn tại thủ đô Montevideo (Uruguay). Vụ tai nạn khiến cựu tiền đạo Malaga bị cắt cụt chân.
6 tuần sau đó, cây săn bàn nổi tiếng với lối chơi máu lửa này bình phục rời viện, nhưng sự nghiệp bóng đá chính thức khép lại. Trước đó, Silva có kể thêm bản thân buộc phải giã từ sự nghiệp vì mong muốn của người cha.
"Ông ấy nhìn vào mặt tôi và thốt lên bằng chất giọng thều thào. Cha tôi nói chỉ còn sống được 3 tháng, và đó là lý do khiến tôi rời sân cỏ", Silva kể lại.
Silva từng là tiền đạo nổi tiếng của Malaga. Ảnh: Reuters.
Vụ tai nạn kinh hoàng đã cướp đi của Silva cái chân phải, nhưng không giết chết được nghị lực và khát khao chơi bóng của anh. Cựu tiền đạo người Uruguay từng muốn tái xuất trên sân cỏ với tư cầu thủ kiêm luôn huấn luyện viên. Silva thậm chí còn muốn đổi nghề.
Tháng 11/2006, báo Daily Mail cho biết cựu tiền đạo Nam Mỹ đã mơ được dự Olympic London 2012 với tư cách vận động viên chèo thuyền. Nhưng không có điều kỳ diệu nào xảy ra cả.
Silva chỉ có thể xuất hiện trên sân bóng vào năm 2009, anh chơi trận đấu từ thiện giữa đội các ngôi sao Uruguay và Argentina. Hôm ấy, Silva ghi 1 bàn từ chấm phạt đền.
Sau khoảnh khắc ấy, Silva sống ẩn giật, và chỉ tới khi báo La Sexta phát hiện, người ta mới biết anh đang làm bồi bàn.
Huyền thoại của sân La Rosaleda
Những tháng ngày đỉnh cao của Silva nằm ở sân La Rosaleda của Malaga. Anh có 4 năm gắn bó với CLB này, chơi 115 trận và ghi được 37 bàn. Khi đó, tiền đạo người Uruguay cùng với Dely Valdés trở thành cặp song sát rất lợi hại của đội nhà. Họ được đặt biệt danh "Bộ đôi chữ D".
Silva là huyền thoại của Malaga. Ảnh: MalagaFC.
Mùa 2000-01, chân sút người Uruguay từng ghi tên vào lịch sử của giải La Liga khi trở thành người ghi bàn nhanh nhất, với pha lập công ở giây thứ 9 ở trận gặp Valladolid. Kỷ lục này sau đó bị những gương mặt khác phá vỡ. Năm 2002, Silva cùng Malaga giành được danh hiệu Intertoto.
Những gì thể hiện giúp Silva bước chân vào ngôi đền lịch sử đội bóng. Với 36 bàn thắng ghi được cho Malaga tại La Liga, tiền đạo này trở thành cầu thủ Uruguay ghi bàn nhiều thứ hai của CLB, sau Marcelo Romero. Sau này, khi có dịp trở lại Malaga, Silva luôn rất bồi hồi.
"Mọi người vẫn còn nhận ra tôi, và háo hức được chụp ảnh cùng. Tôi rất vui và đầy cảm xúc mỗi lần viếng thăm CLB", Silva chia sẻ.
Ở đội tuyển quốc gia, Silva từng góp mặt trong thành phần tuyển Uruguay dự Confederations Cup 1997, World Cup 2002 và Copa America 2004. Tiếc thay, anh không có được danh hiệu nào cao quý cùng đội tuyển quốc gia.
Theo Zing
Tuyển thủ Nga ngồi tù vẫn được nhận huy chương Chủ tịch CLB Zenit St Petersburg cho biết đội bóng vẫn dành một tấm huy chương cho tiền đạo Aleksandr Kokorin, bất chấp cầu thủ này đang ngồi sau song sắt của nhà giam. Kokorin bị kết án tù thời hạn 18 tháng vì hành hung một quan chức cấp cao trong một quán cà phê tại Moscow (Nga) hồi tháng 10 năm...