Lạ lùng ngọn núi đá màu cam nâu
Uluru là ngọn núi đá khổng lồ màu cam nâu, không chỉ là biểu tượng ở Australia mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của thế giới.
Nó nằm ở phía nam Northern Territory, miền Trung Australia. Chiều dài của ngọn núi Uluru là 3,6 km, rộng 3km và cao 348m.
Ngọn núi trơn nhẵn, không hề có cây cỏ mọc trên đá. Nhìn từ xa, Uluru giống như một hòn đảo nổi lên giữa sa mạc bao la, nóng rát với nhiệt độ lên đến 40 độ C. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể mở rộng tầm mắt ra khung cảnh bao la của hoang mạc, đồng cỏ khô, lác đác là những vũng nước nhỏ.
Điều đặc biệt là từ sáng đến khi trời chạng vạng, màu sắc của ánh sáng thay đổi nhiều lần trên vách núi Uluru từ màu đỏ nhạt chuyển sang màu cam và đỏ thẫm, nâu vàng. Khi trời mưa to hoặc mưa vừa tạnh, ngọn núi lại nhuốm màu tro bạc, pha lẫn chút đen. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân đổi màu của Uluru là do đặc tính của núi đá. Đây là một khối đá ráp thạch anh, chất đá cứng rắn, kết cấu chặt chẽ. Bề ngoài của đá ráp màu đỏ có chất oxy sắt, khi ánh nắng mặt trời chiếu vào dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ đổi màu liên tục.
Uluru mang ý nghĩa tinh thần đáng kể đối với thổ dân trong vùng. Ở chân núi có một thông báo lớn yêu cầu mọi người không được leo lên ngọn núi thánh bởi tín ngưỡng và sự an toàn cho du khách. Uluru đã được UNESCO công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới và đã được quy hoạch thành công viên quốc gia, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt du khách tham quan.
Video đang HOT
Theo gdnet
Mất tứ chi vẫn chinh phục đỉnh Kilimanjaro
Kilimanjaro là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới với độ cao 4.600m từ chân núi, và là đỉnh núi cao nhất châu Phi với độ cao 5.895m, đứng thứ 4 trong số 7 đỉnh cao nhất các châu lục trên thế giới.
Đỉnh Kilimanjaro cao 5.895m, là đỉnh cao nhất châu Phi và cao thứ 4 thế giới
Chinh phục độ cao đó là thách thức to lớn với những vận động viên leo núi. Nhưng đối với chàng trai người Mỹ Kyle Maynard thì đó là một bài kiểm tra đáng kinh ngạc về ý chí vì anh không có cả tay lẫn chân.
Đây là một kì tích mà trước đây chưa ai đạt được. Anh Maynard, bị cụt tứ chi, đã luyện tập để có thể leo lên đỉnh núi cao nhất châu Phi. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là anh không cần bất kì sự trợ giúp nào của chân tay giả.
Mặc dù bị lcụt tứ chi, anh Maynard vẫn quyết tâm chinh phục đỉnh Kilimanjaro.
Anh tự leo mà không cần chân giả
Maynard bị cụt bẩm sinh, phần cánh tay chỉ có đến khuỷu tay và phần chân chỉ có đến đầu gối. Chia sẻ với CBS News, anh nói: "Đây là thử thách khó khăn nhất mà tôi phải đối mặt".
Maynard đã sử dụng cao su lốp xe đạp để "bọc" phần khuỷu tay và chân để leo núi. Anh cũng sử dụng một số thiết bị leo núi để khắc phục khuyết tật của mình nhưng sẽ hoàn toàn tự leo.
Anh sử dụng cao su ở lốp xe đạp để "bọc" chân tay
Maynard bị cụt bẩm sinh, phần cánh tay chỉ có đến khuỷu tay và phần chân chỉ có đến đầu gối
Maynard phải luyện tập rất nhiều trong kì đào tạo để chuẩn bị cơ thể và tâm trí để leo lên đỉnh Kilimanjaro. Những hình ảnh trong quá trình leo núi của anh đã truyền cảm hứng cho nhiều người khác để khắc phục những hạn chế của bản thân.
Maynard đăng tải một thông điệp trên trang web của nhóm anh có tên Sứ mệnh Kilimanjaro: "Tôi chinh phục đỉnh Kilimanjaro để cho mọi người nhận ra những tiềm năng vô hạn của mỗi người. Tôi trèo lên để vinh danh những anh hùng của tôi - những người lính phục vụ trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ - những người đã hy sinh để bảo vệ tự do của tôi. Tôi leo lên vì đó có thể là điều khó khăn nhất mà tôi đã từng làm. Tôi leo lên vì tôi có thể".
Theo dân trí
Ấn tượng những "nóc nhà của thế giới" Những ngọn núi này luôn thách thức những ai thích mạo hiểm chinh phục đỉnh cao của thế giới. Đỉnh Everest tại châu Á được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới", còn đỉnh núi Aconcagua là vị trí cao nhất ở bán cầu tây. Với độ cao 5.142,3 m, Vinson Massif là ngọn núi cao nhất tại Nam Cực. Nằm cách...