Lạ lùng nghề “sống hộ trong nhà người khác”
Những ngôi nhà từng có người qua đời bất thường tại đó thường rất khó bán. Điều này đã làm phát sinh một nghề mới tại Trung Quốc, đó là nghề “ sống hộ trong nhà người khác”.
Nhóm người sẵn sàng đảm nhận công việc “sống hộ trong nhà người khác” thường là các lao động tự do, hoặc người già đã về hưu muốn kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: SCMP).
Việc mua bán nhà trong quan niệm của người Á Đông có nhiều yếu tố liên quan tới cả… tâm linh, chính vì vậy, khi có ý định mua một ngôi nhà, người ta để ý tới rất nhiều yếu tố.
Đối với những ngôi nhà từng có người qua đời bất thường tại đó, người mua thường ngần ngại, nhưng nhiều khi vì cảm thấy quá ưng một ngôi nhà, nhiều người cũng cảm thấy tiếc nếu phải từ bỏ chỉ vì những yếu tố không có cơ sở thực tế rõ ràng. Chính nét tâm lý này mà xuất hiện một nghề mới tại Trung Quốc, đó là nghề “sống hộ trong nhà người khác”.
Bên thuê mướn lao động thường là người có ý định mua nhà nhưng còn đang ngần ngại chưa quyết “xuống tiền”, họ sẽ thuê một người tới ở trong căn nhà này trong một quãng thời gian quy ước và sau đó, sẽ nghe những phản ánh thực tế từ người này, để quyết định có mua nhà hay không.
Hiện tại, nhóm người sẵn sàng đảm nhận công việc “sống hộ trong nhà người khác” thường là các lao động tự do, hoặc người già đã về hưu muốn kiếm thêm thu nhập.
Mức thù lao trung bình của công việc này là một tệ cho mỗi phút lưu lại trong căn nhà cần được “kiểm chứng”. Khi thuê một người lưu lại tròn 24 tiếng trong một căn nhà, bên thuê có thể phải trả tới 1.440 tệ (hơn 5 triệu đồng).
Video đang HOT
Ông Zhang, một người làm nghề “sống hộ trong nhà người khác”, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông Zhang hiện đã về hưu, ông chia sẻ về công việc làm thêm của mình rằng: “Đây là một công việc khá thất thường, không thể coi như một công việc ổn định, nhưng có thể là một việc làm thêm giúp gia tăng thu nhập.
Nếu gây dựng được uy tín trong cách đưa ra phân tích, đánh giá, có thể sẽ nhận được nhiều lời mời hơn, có khi tôi còn phải di chuyển bằng máy bay để đáp ứng yêu cầu của công việc”.
Ông Zhang cho biết rằng nghề này có tính đặc thù nên có giai đoạn có nhiều lời mời và cũng có giai đoạn chẳng có lời mời nào. Trong khi làm việc, ông Zhang sẽ phải thường xuyên thực hiện các cuộc gọi video để cho khách hàng thấy cách ông lưu lại trong ngôi nhà, ông cũng phải ghi lại hình ảnh ở bất cứ khu vực nào trong nhà theo yêu cầu của khách hàng.
“Nhiều người nghĩ công việc này đơn giản lắm, nhưng điều cần thiết nhất là bạn phải có một tâm lý thật vững vàng. Không phải ai cũng làm được nghề này đâu”, ông Zhang cho hay.
Đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào "bằng tay"
Khi đường hầm được đào bằng tay bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng cùng tham gia và trong vòng 5 năm đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành.
Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá, thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc với thế giới bên ngoài được đào bằng tay bằng các công cụ cơ bản như đục, búa và hiện được coi là đường hầm nguy hiểm nhất thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, người dân Guoliang - một ngôi làng nhỏ của Trung Quốc nằm trên đỉnh một vách đá ở dãy núi Taihang, hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài.
Lối vào duy nhất của ngôi làng là một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vách núi cheo leo.
Điều này khiến mọi thứ ra vào làng trở nên vô cùng khó khăn, vì vậy hầu hết trong số khoảng 300 cư dân tại đây đều cân nhắc việc chuyển đi nơi khác để tìm kiếm một cuộc sống dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 1972, khi hội đồng làng quyết định đào một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.
Đây được xem là đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào .bằng tay.
"Đó là một cuộc sống khó khăn. Hàng hóa từ thế giới bên ngoài không thể đến làng và các sản phẩm nông nghiệp tươi của chúng tôi không thể được vận chuyển đến những nơi khác", Song Baoqun - một người dân làng 72 tuổi nói với Tân Hoa xã: "Chúng tôi đã phải giới hạn trọng lượng lợn ở mức 50 hoặc 60kg, nếu không thì rất khó để khiêng họ xuống núi".
Người dân làng Guoliang gặp khó khăn về kinh tế vì sự cô lập, nhưng thách thức khó khăn nhất cho đến nay là đưa một người bệnh đến bệnh viện kịp thời. Nếu ai đó bị ốm, 8 người phải khiêng cáng xuống núi và sau đó thực hiện một hành trình kéo dài 4 giờ để đến bệnh viện gần nhất.
Mặc dù chưa có bất kỳ kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật nào nhưng 13 trong số những người dân làng khỏe nhất ở Guoliang vẫn tình nguyện bắt đầu công việc đào đường hầm trên núi.
Chỉ sử dụng những công cụ thô sơ như đục và búa, họ dùng dây thừng hạ mình xuống sườn núi Taihang để đục vào đá từng inch một. Ở giai đoạn khó khăn nhất, cứ ba ngày đường hầm lại tiến với tốc độ một mét, nhưng điều quan trọng là không ai bỏ cuộc.
Khi đường hầm bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng tham gia việc đào hầm và trong vòng 5 năm, đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành.
Lần đầu tiên, ngôi làng Guoliang hẻo lánh có thể được tiếp cận bằng ô tô, và điều đó đã thay đổi mọi thứ.
"Trong quá khứ, những người dân làng đói khát ghen tị với những người sống trên đồng bằng. Bây giờ không ai muốn rời khỏi ngôi làng trên đỉnh vách đá này. Chúng tôi cảm thấy hài lòng về ngôi nhà của mình", người đàn ông địa phương Shen Heshan nói.
Ngay sau khi đường hầm được đục bằng tay đầy ấn tượng được hoàn thành, Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ hầu như không ai biết tới đã trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp.
Nằm ở độ cao 1.700 mét so với mực nước biển, nó mang đến một số khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tân Hoa xã thông tin rằng, doanh thu bán vé vào cửa ở Guoliang đạt 120 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đô la) trong năm 2018 và những người dân địa phương từng chật vật để lấp đầy cái bụng của mình, hiện đang là chủ doanh nghiệp đầu tư vào khách sạn và các tiện nghi khác cho khách du lịch.
Còn được gọi là "Hành lang dài trong vách đá", đường hầm Guoliang được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất để lái xe, chủ yếu là vì nó hẹp và ngoằn ngoèo.
Đường hầm Guoliang được đào thủ công khiến chúng ta gợi nhớ đến một công trình hoành tráng khác - khi người đàn ông Trung Quốc đã dành 36 năm đào một kênh dẫn nước dài 10 km xuyên qua ba ngọn núi để dẫn nước đến làng của mình.
Hồ chứa xả nước làm lộ ra ngôi mộ thời nhà Thanh, chuyên gia ngỡ ngàng: 2 nam 1 nữ, những người này là ai? Lẽ nào pháp luật thời nhà Thanh lại "thoáng" tới mức cho phụ nữ lấy 2 chồng rồi để 3 người họ hợp táng cùng nhau? Chế độ lễ giáo khắt khe trong thời phong kiến Trung Quốc nổi tiếng là bất công với phụ nữ. Đàn ông dẫu "năm thê bảy thiếp" vẫn là chuyện thường tình nhưng phụ nữ tuyệt nhiên...