Lạ lùng một huyên có nhiều người bỗng dưng muốn… chết
Tối vợ chồng còn nhỏ to chuyện trò, sáng mai ngủ dậy chẳng thấy đâu, nghĩ là vợ lên rẫy sớm như mọi ngày, nào ngờ bà ấy treo cổ chết ngoài vườn…”. Ông Đinh Văn Niễu (72 tuổi) ở thôn 2, xã An Quang (An Lão, Bình Định), ngậm ngùi kể lại.
Đó chỉ là một trong nhiều cái chết thương tâm của một bộ phận người dân đồng bào dân tộc thiểu số H’rê ở huyện miền núi An Lão (Bình Định). Đến nay, tình trạng tự tử ở địa phương này vẫn còn là ẩn số.
Bỗng dưng muốn… chết
Câu chuyện tự tử mới nghe tưởng như đùa vẫn đang diễn ra âm ỉ tại các xã vùng cao như: An Quang, An Dũng, An Trung, An Hòa, An Vinh… thuộc huyện miền núi còn nghèo như An Lão – Bình Định. Trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, ông Đinh Văn Niễu (72 tuổi) kể cho chúng tôi nghe cái chết bí ẩn của người vợ là Đinh Thị Nghiêm cách đây gần 4 năm.
Những năm gần đây huyện miền núi đã được đầu tư điện đường trường trạm nhưng nhìn chung dân trí vẫn còn thấp.
“Buổi tối hai vợ chồng còn trò chuyện, tôi ngồi đan gùi bà ấy còn hỏi tui có thèm nước chè không để nấu. Tôi ngồi đan hết cái gùi rồi đi ngủ, tối đó bà ấy không ngủ với tôi. Sáng dậy không thấy vợ đâu, tôi tưởng bà đã lên rẫy rồi, nên lên đó tìm nhưng không có. Tôi vội vã về nhà thì thấy bà đã treo cổ tự tử ngoài vườn sau nhà chết từ bao giờ. Buổi tối, bà ấy ngồi than với tôi chỉ vì cái chân bị đau, trong một lần đi khám ở bệnh viện, có người nói bệnh của vợ tôi có chữa cũng vô ích, không khỏi được, càng già bệnh càng nặng nằm một chỗ. Tôi nghĩ có lẽ đó là nguyên nhân bà ấy thắt cổ chết”.
Ông Niễu ngậm ngùi kể lại cái chết bí ẩn của người vợ.
Đinh Văn Hưng (26 tuổi) ở xã An Nghĩa là người bắn súng rất giỏi nhưng trong lần hội thao quân sự ở địa phương, do không hoàn thành bắn trúng mục tiêu nên bạn bè trêu chọc, thế là Hưng vào rừng thắt cổ tự tử.
Chuyện người đồng bào dân tộc thiểu số tự tử không còn quá xa lạ ở huyện miền núi này, nhưng điều đáng nói là có nhiều trường hợp là cán bộ có trình độ, nhận thức, nhưng đột nhiên cũng tìm đến cái chết rất vô lý khiến dư luận hoang mang.
Trường hợp anh Đinh Văn Hùng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy xã An Quang treo cổ tự tử sau vườn nhà là một ví dụ. Theo Công an huyện An Lão, tối ngày 27/4/2009, sau khi phụ giúp gia đình phía vợ lo đám cưới cho em, Hùng trở về nhà, có uống rượu. Khi về nhà, thấy vợ con đang xem tivi, Hùng bảo vợ tắt tivi để cùng ngủ nhưng vợ và con vẫn tiếp tục xem. Sau đó, Hùng vào nhà ngủ nhưng không hiểu vì lý do gì Hùng lặng lẽ ra vườn thắt cổ tự tử. Đến khuya không thấy chồng vào, vợ anh Hùng ra ngoài vườn tìm thì phát hiện anh Hùng đã treo cổ chết.
Video đang HOT
Góc vườn, nơi anh Hùng treo cổ tự tử.
Đặc biệt, có không ít trường hợp tìm đến cái chết có cả người dân tộc kinh. Đó là trường hợp anh Lê Văn Điện (1963) xã An Dũng. Do làm ăn thua lỗ, vợ chồng lời qua tiếng lại, anh đã tự thắt cổ kết liễu đời mình. Hay mới đây, ngày 23/9/2011 là trường hợp chị Nguyễn Thị Hồng (1980) thôn Hưng Nhượng, xã An Hòa đã treo cổ tự tử để lại một bức thư tuyệt mệnh với lời nhắn: “Tôi chết bởi vì anh ấy đối xử lạnh nhạt…”.
Theo thống kê của Công an huyện An Lão, từ năm 2001 đến nay, toàn huyện đã xảy ra gần 160 trường hợp tự tử. Đặc biệt, trong ba năm trở lại đây đã xảy ra 25 vụ tự tử, chết 14 người, cứu sống được 11 người. Trung bình mỗi năm xảy ra 8 vụ tự tử, trong đó có trên 78% vụ tự tử là của người đồng bào dân tộc thiểu số H’rê, 13% vụ xảy ra ở người Kinh và 4% ở của đồng bào dân tộc thiểu số Bana.
Bài toán khó giải
Tỉnh Bình Đinh có khoảng 7.000 người thuộc dân tộc thiểu số H’rê, sinh sống chủ yếu ở huyện An Lão. Những năm gần đây, nạn tự tử trong cộng đồng này tuy có giảm nhưng vẫn còn âm ỉ kéo dài. Theo ông Nguyễn Duy Ánh, Phó Trưởng Công an huyện An Lão, người dân tìm đến cái chết hết sức đơn giản, đôi khi chỉ là mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng có những cái chết mà đến nay vẫn là một ẩn số chưa thể lý giải được.
Họ sống khép kín, hiếm khi chuyện trò với nhau (trong ảnh chị Đinh Thị Soi, ở xã An Quang, ngại ngùng chia sẻ với PV)
Trao đổi về vấn đề này ông Phạm Văn Nam, Phó bí thư huyện ủy An Lão, cho biết: Nguyên nhân chính những tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm thức người đồng bào. Thứ hai là do trình độ dân trí còn thấp, bà con chưa nhận thức được hậu quả của việc tự tử. Việc xóa bỏ vấn nạn này không phải một sớm một chiều, nhưng chúng tôi tin rằng, khi trình độ dân trí được nâng cao, nạn tử tử sẽ không còn xảy ra”.
Đã có sự giao thương nhưng về giao tiếp để hiểu nhau thì lại rất hạn chế.
Để hạn chế, tiến đến chấm dứt nạn tự tử, nghi cầm đồ thuốc độc của đồng bào dân tộc thiểu số H’rê, UBND huyện An Lão đã và đang tiếp tục triển khai 2 đề án: “Ngăn chặn nạn tự tử, tự sát Ngăn chặn nạn cầm đồ thuốc độc gia đoạn 2 từ 2011 – 2015″. Huyện sẽ tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và người dân biết quý trọng tính mạng, cuộc sống của bản thân và cộng đồng, tiến tới giảm dần và xóa bỏ vấn nạn tự tử và nghi cầm đồ của bà con đồng bào.
Tuy nhiên, để giải quyết được tình trạng “bỗng dưng muốn…chết” là việc làm không hề giải đơn. Những cái chết nghe như “vô lý” vẫn còn diễn ra âm thầm ở cộng đồng thiểu số người H’re ở chốn núi rừng heo hút này đã và đang là bài toán khó giải đối với các cơ quan chức năng địa phương.
Theo Dantri
Nặng trĩu nỗi lòng bà mẹ trẻ định nhảy cầu tự tử
Bỏ lại túi đồ trên mặt cầu, người phụ nữ tóc tai rũ rượi vừa kêu khóc vừa leo lên lan can định nhảy xuống. Vừa lúc ấy một thanh niên qua đường lao tới kéo chị lại, ngay lập tức lực lượng công an có mặt hỗ trợ.
Vụ việc xảy ra vào lúc 17 giờ 20 ngày 28/9 trên cầu Điện Biên Phủ bắc qua kênh Thị Nghè thuộc phường Đa Kao, quận 1. Những người chứng kiến vụ việc cho biết, vào thời điểm trên, người phụ nữ mặc áo đỏ, quần Jean đi từ hướng vòng xoay Điện Biên Phủ tới cầu, vừa đi vừa kêu khóc thảm thiết. Đến giữa cầu, chị bất ngờ dừng lại bỏ túi đồ đang xách trên tay xuống mặt đường, bám hai tay vào thành cầu rồi ngửa mặt lên trời "cha ơi, tha lỗi cho con..."
Trong lúc nghĩ quẩn, chị T. tìm đến cái chết để chôn vùi đau khổ
Khi người phụ nữ đặt chân lên thành cầu chuẩn bị lao xuống nước thì ngay lập tức một thanh niên qua đường dừng xe gắn máy nhào tới túm kịp tay chị kéo lại. Sau cú nhảy hụt, bị mọi người túm chặt tay nhưng chị vẫn vùng vằng giật mạnh, vừa tuột khỏi tầm tay mọi người chị lại nhào tới thành cầu định lao xuống lần nữa nhưng mọi người kịp thời ngăn lại. "Tôi sống giờ còn khổ hơn chết, xin mọi người hãy để tôi chết đi, đừng giữ tôi nữa..." Người phụ nữ hơi thở nồng nặng mùi rượu gào khóc, gương mặt lộ rõ sự tuyệt vọng.
Lực lượng công an phường Đa Kao quận 1 ngay lập tức có mặt hỗ trợ, vừa khuyên can, vừa tìm hiểu hoàn cảnh. Sau một hồi đấu trí căng thẳng lực lượng công an khu vực cũng đưa được chị về chốt dân phòng. Tại đây, sau khi trấn tĩnh lại người phụ nữ cho biết tên Đ.T.T, đã có chồng và con gái 2 tuổi.
Người thanh niên mặc áo trắng đã túm kịp tay kéo chị lại
Chị cho biết: "Sau khi lập gia đình tôi mới hay chồng mình nghiện ma túy, mọi tài sản tôi tích cóp được từ thời còn con gái chẳng mấy chốc bị chồng mang đi hút chích hết". Nhiều lần khuyên can chồng không được chị còn hứng chịu những trận đòn man rợ vì không kiếm được tiền cho chồng thỏa cơn nghiện. Để có tiền hút chích chồng chị con tham gia vào đường dây buôn bán ma túy gieo rắc cái chết trắng cho vùng quê yên bình.
"Thương chồng nhưng khuyên can không được, tôi không nỡ nhìn anh đi vào con đường chết. Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định tố giác hành động của chồng cho cơ quan công an. Ngày chồng tôi lĩnh án tù cũng là ngày tôi mất quyền nuôi dưỡng đối với đứa con gái mới lên 2 tuổi vì gia đình chồng đuổi tôi ra khỏi nhà. Cha mẹ chồng cho rằng tôi đã hại con trai của ông bà khiến anh phải ngồi tù." Chị T. ngậm ngùi gạt nước mắt.
Sau hồi lâu khuyên can c,ông an cũng đưa được chị về phường
Mẹ mất sớm, gia đình nghèo khốn không có nổi mảnh đất cắm dùi, chị T. quay về sống với người cha già yếu trong gian phòng trọ. "Dưới quê chẳng có công việc gì làm nên ngày ngày cha vẫn đi bán vé số về nuôi tôi." Sau một thời gian suy sụp, chị T. trấn tĩnh trở lại lên TPHCM tìm việc làm với hy vọng sẽ tự lo được cho cuộc sống của mình. Công việc phụ hồ vốn chỉ dành cho nam giới nhưng vừa chân ướt chân ráo lên thành phố tìm được công việc này đối với chị cũng đã là may mắn.
"Tôi thuê nhà trọ ở ghép với mọi người, ngày ngày đi làm nhưng chưa được một tháng thì chủ thầu công trình tuyên bố giải thể. Tiền phòng không có để trả, tiền ăn cũng chẳng còn, bất đắc dĩ tôi phải điện thoại về quê nhờ cha giúp. Sau nhiều ngày tằn tiện cha tôi mới gửi lên được 500 nghìn đồng khuyên tôi về quê bán vé số cùng ông. Vừa nhận được tiền tôi gói đồ về thì chủ trọ bắt phải đóng tiền phòng rồi tiền điện nước, tôi cầm cả chiếc điện thoại được 200 nghìn đồng mới trả hết... Tôi không thể làm cái nghề "đứng đường" để nuôi thân."
Tại chốt dân phòng chị đã bộ bạch về nỗi khổ của chính mình
Sau khi vét sạch túi mua 2 xị rượu đế chị ngồi một mình uống cạn, bao nhiều nỗi đau ùa về. Vết thương cũ chưa kịp lành, lại thêm áp lực cuộc sống đè nén khiến chị bế tắc. Hơi men chếnh choáng trong lúc không làm chủ được bản thân chị nghĩ quẩn tìm đến cái chết để chôn vùi thân phận đau khổ của chính mình.
"Không nghĩ tới mình nhưng chị hãy nghĩ tới người cha già tôi nghiệp đang mong ngóng chị từng ngày và đứa con thơ dại sẽ mãi phải sống trong cảnh mồ côi... Mọi khó khăn hiện tại chỉ là thử thách mình phải vượt qua, không nên đầu hàng... Đừng nghĩ dại để rồi chính mình lại làm khổ mọi người mà mình thương yêu nhất...", Người qua đường chia sẻ động viên.
Nhờ tình người chị đã "thức tỉnh". Trước khi ra bến xe về quê chị hứa sẽ "không nghĩ dại nữa"
Tại công an phương Đa Kao, sau khi trấn tĩnh trở lại chị ngượng ngùng bộc bạch về nỗi khó khăn chính khiến chị nghĩ quẩn là do không đủ tiền mua vé xe về quê. Biết được nỗi khổ trên của người mẹ trẻ khốn quẫn, một nhà hảo tâm thân thiết của Dân trí (xin được giấu tên) đã hỗ trợ chị 500 nghìn đồng tiền lộ phí. "Xã hội còn nhiều người tốt quá, tôi đã dại dột khi nghĩ quẩn. Cảm ơn mọi người đã thức tỉnh tôi..." Chị gạt nước mắt xúc động bước lên xe gắn máy của một chiến sỹ công an ra bến đón xe về quê.
Theo Dantri
HẢI PHÒNG: Một người đàn ông bị tàu hoả cán đứt cổ Đang ngồi ở quán cóc ven đường, thấy tàu hoả đi qua, anh Bùi Văn Khoa, 35 tuổi, liền đứng dậy đi về phía đường ray. Đoàn tàu chạy qua, mọi người thấy người đàn ông này nằm chết trên đường ray, cổ bị cán đứt. Vụ tai nạn thương tâm trên xảy ra vào khoảng 22g30 ngày 18/9 tại điểm giao cắt...