Lạ lùng món rêu
Vâng, rêu chứ không phải là riêu! Và rêu đủ món, từ rêu nướng, rêu nấu canh đến rêu xào, rêu hấp… Các món ăn từ rêu là đặc sản của người Thái và một số dân tộc Tây Bắc.
Hồi bé tí, nhà tôi ở ngay cạnh dòng suối Nậm Lay, một con suối nhỏ, chảy róc rách chia thị xã Lai Châu làm hai phần. Muốn qua con suối ấy có thể đi cầu treo hoặc nếu muốn thì lội. Suối trong vắt, mát lạnh, lòng suối lổn nhổn đá cuội. Thỉnh thoảng, từng tốp chị em phụ nữ người Thái đeo giỏ tre bên hông, váy cuốn lên đến ngực. Họ đi ngược suối lấy rêu, mà tôi nghe nói là lấy về để… ăn.
Thiếu nữ Thái đi lấy rêu ở suối Nậm Lay
Không như hình dung của mọi người về những thảm rêu ngắn ngủn mọc ở nơi ẩm ướt trên đất, trên tường nhà, rêu suối mà người Thái hay thích lấy về ăn là loại rêu mọc trên đá, ở các dòng suối nước trong và xiết. Ở đó rêu mọc dài và dày, các cô gái Thái từ bé xíu 10-12 tuổi đã có thể đeo giỏ đi nhặt rêu.
Cụ bà Lường Thị Kim, người Thái đã hơn 80 tuổi, hiện sống ở thành phố Điện Biên Phủ, cho hay từ 16-17 tuổi bà đã ra suối Nậm Lay gần nhà (bản Na Ca, xã Nay Lưa, Lai Châu) nhặt rêu. Chỉ nhặt chừng một giờ là được một giỏ đầy. Các cô các chị có thể đi lấy rêu theo nhóm, họ cứ đi ngược con suối, vừa đi vừa kiếm những khóm rêu mọc ra từ đá. Hôm nào kiếm được khóm rêu non là hôm đó “trúng mánh” vì có thể nấu được những món ngon nhất từ rêu. Nhặt đầy giỏ rêu, mỗi cô chọn một hòn đá phẳng, đổ rêu ra để đập, đập kỹ rồi cho rêu vào “sạ”, như rổ của người Kinh, xóc qua xóc lại dưới dòng suối trong veo cho sạ rêu rụng hết đất cát.
Món rêu nướng hoàn tất
Từ đám rêu non xanh ngắt đã được đập rửa sạch sẽ, các bà các chị khéo tay có thể nắm rêu lại từng nắm rồi cho vào kẹp tre nướng trên than hồng, hoặc túm rêu vào miếng lá chuối tươi, lá dong tươi vừa mới cắt ngoài vườn về nướng trên than hồng. Chị Trần Thị Hương, nhà báo hiện công tác tại báo Điện Biên Phủ, một năm nay không được ăn món rêu và khi nghe nhắc đến “món rêu” đã mơ màng đôi mắt. “Khi thanh tre kẹp rêu lật qua lật lại trên than hồng bắt đầu dậy mùi thì lúc đó món rêu có mùi như cá nướng nhưng vị thanh hơn nhiều. Rêu nướng ấy chấm với nước măng ngâm chua đã được đun cho cô lại, có vị ngon lạ lùng”- chị Hương thòm thèm kể.
Nướng rêu trên bếp than hồng
Là một người miền xuôi lên lập nghiệp ở Tây Bắc, chị Hương kể năm 2000 lần đầu tiên chị được bà con mời ăn món rêu. “Khi đó tôi đang làm giáo viên, đến vận động học sinh đi học được cha mẹ các em mời. Đầu tiên thấy món rêu xanh nhớt mình chỉ dám gắp một miếng nhỏ xíu cho vào miệng. Cảm nhận đầu tiên là thấy lạnh lạnh, trơn trơn, ghê ghê. Mình dừng lại để cảm nhận, thấy món rêu có mùi thơm hăng hăng của mắc khén, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của gừng. Khi nhai thấy rêu có vị bùi, ngọt. Quả là một món ăn lạ lùng” – chị Hương cho hay.
Rêu được đập kỹ…
Video đang HOT
Từ vài ba món ăn đơn giản chế biến từ rêu, giờ đây bà con đã có vô vàn cách chế biến để món rêu ngon hơn. Món rêu nướng, công thức là trộn rêu non với mắc khén, hành, ớt, cho vào lá chuối, lá dong tươi đem nướng, vừa thơm vừa lạ vị. Món rêu nấu canh, bà con sẽ cho thêm chút gừng. Tháng 11-12 gặt hái xong xuôi, lúc đó rêu ngon và nhiều nhất, bà con lấy rêu về phơi khô, rồi khi nào thèm có thể đem rêu khô ra kẹp vào kẹp tre nướng. Là món có tính hàn, rêu rất hợp với gia vị ấm như ớt, hành, gừng, mắc khén. Theo chị Nguyễn Thị Hằng – cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Điện Biên Phủ, một số gia đình luộc lươn, luộc cá, gỡ lấy thịt trộn với rêu và gia vị làm thành món nộm rêu. “Lúc ấy thì ngon lắm” – chị Hằng nhận xét.
…rửa sạch
Trong ký ức của bà Lường Thị Kim, chỉ có những dòng suối trong, nước chảy mạnh nhưng không sâu, lòng suối nhiều đá cuội như Nậm Lay, Nậm Mức… mới có rêu ngon, sạch và giòn. Công cuộc xây dựng lòng hồ thủy điện Sơn La đã khiến thị xã Lai Châu cũ nhỏ bé, nay được gọi là thị xã Mường Lay, nơi có ngôi nhà tuổi thơ của tôi, chìm dưới lòng hồ. Bà Kim bảo giờ thì bà con ở quê nhà cũng ít khi lấy được rêu vì nhiều người đi lấy cát, lấy đá xây dựng khiến nước suối đục ngầu và rêu không sạch nữa. Bà nhớ món rêu lắm nhưng cũng ít có dịp ăn.
Gói rêu vào lá dong – Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ rằng có khi nào món rêu xanh mướt, lạ lùng với các chị em váy cuốn lên đến ngực, giỏ đeo bên hông đi ngược suối trong ký ức ấy sẽ biến mất? Chắc tôi lẩn thẩn thôi, chắc chẳng bao giờ Tây Bắc mất đi món rêu. Vì nếu thế Tây Bắc sẽ mất đi một đặc sản lạ lùng là rêu suối, cũng như “đặc sản” múa xòe, bánh chưng gù, khẩu tan (gạo nếp) rất ngon và đẹp ở vùng đất đầy huyền thoại này.
Theo BĐVN
Quán Kiến - Hương vị Tây Bắc giữa lòng Hà Nội.
Là một quán nhậu mang phong cách vừa trẻ trung vừa đầm ấm của người Hà Nội những năm gần đây, Kiến đang ngày càng được ưa thích bởi các loại rượu Việt đặc sắc và các món "nhắm" dân dã được chính các chủ nhân đem về từ khắp các vùng miền trên dải đất hình chữ S.
Tận hưởng cảm giác "phượt" qua từng bữa nhậu dân dã
Thực đơn quán Kiến với 100 món nhậu do chính chủ nhân của nhà hàng lựa chọn, đem về sau các cuộc du hành, khám phá thiên nhiên khắp đất nước. Nào là châu chấu rang, lạp xưởng xông khói Tây Bắc, gà H'mông hấp rượu, lợn gác bếp, các loại rau rừng (rau càng cua, rau tai voi...), các loại lẩu dân dã như lẩu riêu cua, lẩu cá giòn.
Xôi trứng Kiến tuyệt ngon và lạ chỉ có từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch
Ngoài ra các bạn còn có cơ hội thưởng thức những món lạ miệng tại Kiến như: Xôi trứng Kiến, canh trứng Kiến, lưỡi vịt, diềm cơ trai, ức vịt, sụn gà.....
Gần đây nhất là chuỗi đặc sản của người Thái ở Sơn La với hương thơm đặc trưng mùi mắc khén, xả, gừng, ớt...trong món ăn của người Thái:
Pa pho (cá nướng lá dong)
Nhứa pho (thịt lợn nướng lá dong)
Nhứa khoai pho (thịu trâu nướng là dong)
Pa pỉnh tộp (cá nướng nguyên con)
...
Nộm da trâu
Riêng món Nộm da trâu của chuỗi Ẩm thực Thái - Sơn La đã không ít lần được báo chí ca ngợi. Những chương trình trên sóngVTC như S- Việt Nam (VTV1) , "Ẩm thực độc đáo" - HTV, VTC...chuyên tìm hiểu những món ăn mới lạ của vùng miền đã ghé quán Kiến để tìm hiểu món ăn độc đáo này. Quán Kiến còn được các tạp chí như Travellive, Tiếp thị gia đình, Lửa ấm...nhắc đến như một địa chỉ ẩm thực độc đáo.
Diễn viên Quang Thắng và hai món đặc sản của Quán Kiến là Nộm da trâu và "khẩu chí" Rượu - niềm tự hào của Kiến
Kiến - Không gian đa dạng, vừa đầm ấm vừa trẻ trung
Ở Kiến có không gian riêng tư dành cho những cặp đối ẩm thích sự bình yên và cả những không gian ấm cúng thích hợp với các bữa ăn đổi vị của gia đình. Tầng hầm là nơi tuyệt vời nhất để những thực khách tận hưởng sự thanh bình này.
Tầng 2 và tầng 3 là hai không gian hoàn hảo để tổ chức tiệc nhậu hoặc những buổi tụ họp bạn bè với sức chứa hơn 70 người/tầng. Chúng tôi tin rằng quý khách sẽ có những giây phút tuyệt vời với bạn bè, đồng nghiệp hay tổ chức một bữa tiệc vui vẻ cho bé yêu của mình.
Nếu đặt trọn gói 1 tầng, quý vị có thể miễn phí trang trí không gian (theo định mức của quán) hoặc nhận dịch vụ trang trí quán (theo yêu cầu và sở thích của khách)
Tinh thần của Kiến - Nào ta cùng "say"!
"Nào ta cùng "say"!" là slogan chính thức của chúng tôi. Tại sao vậy? Bởi chủ nhân của quán đều là những người có niềm say mê, đưa tình cảm và tinh thần của mình vào quán nhậu. "Say" cùng sở thích, "say" cùng công việc, "say" cùng những đam mê của bạn bè. Bởi vậy, câu nói quen thuộc "Tạo nên những điều lãng mạn và phi thực dụng trong cộng đồng Kiến để biến nơi đây không chỉ đơn thuần là một quán nhậu" chính là phương châm của chúng tôi."
Do đó, Kiến luôn đồng thuận và ủng hộ với mọi sáng tạo của giới trẻ. Nếu tâm đầu ý hợp, chúng tôi luôn mở cửa cho những ai thích "pose" hình tại kiến và sẵn lòng tài trợ miễn phí để tổ chức các sự kiện có ý nghĩa. Đó là lý do ở Kiến từng diễn ra những cuộc hội ngộ bạn bè ý nghĩa như "lễ kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn", những buổi chụp hình cosplay của các bạn trẻ v.v..
Chúng tôi có chỗ đậu xe thuận lợi, phục vụ từ 9h00 đến 22h00 tất cả các ngày trong tuần.
Còn chần chừ gì nữa? Hãy liên hệ:
Nhà hàng Kiến
143 Nghi Tàm - Quận Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 04. 6 297 2021 - 04. 3 829 4142
Hoặc : 097. 83.999.83 (Thùy Anh) hoặc 098. 343. 0136 (Nam)
Đừng quên Facebook của quán: http://www.facebook.com/profile.php?id=1393702422 và website của quán: www.quankien.com
Theo PLXH
Hó moọc - món báo hiếu của người Thái Nghệ An Trong những ngày lễ Tết quan trọng, đặc biệt là ngày rằm tháng 7, ngày vu lan báo hiếu, mâm cỗ cúng của đồng bào Thái miền Tây nghệ An không thể thiếu món Hó moọc, món bánh được làm từ gạo và những cây cỏ, gia vị tự nhiên quanh nhà. Đồng bào Thái quy định, con cháu chỉ tổ chức Lễ...