Lạ lùng khu rừng với 400 cây có thân cong veo
Cây cảnh vẫn hay được uốn cong để tạo hình. Thế nhưng tại khu rừng tự nhiên ở Ba Lan dưới đây, toàn bộ 400 cây đều tự nhiên cong veo như có phép lạ.
Khu rừng thông nhỏ độc đáo này nằm ở phía Tây vùng đất Pomerania, Ba Lan. Gần đây, nó trở nên nổi tiếng vì một đặc điểm thú vị – toàn bộ 400 cái cây ở khu rừng đều có một đoạn cong kì lạ ở gần gốc.
Những cái cây này được trồng vào khoảng năm 1930, khi ấy nơi đây vẫn thuộc nước Đức. Tất cả chúng đều nghiêng một góc đúng 90 độ ngay khi vươn khỏi mặt đất và lại uốn ngược trở lại tư thế vươn thẳng, tạo thẳng một đường cong duyên dáng. Nét đẹp lạ lùng của khu rừng đã được thu lại qua nhiều bức ảnh.
Không ai biết chắc chắn tại sao và làm thế nào mà những cái cây lại cong veo như vậy, nhưng hầu hết đều tin rằng có một cơ chế nào đó là nguyên nhân của hiện tượng này. Cây cối có thể được uốn nắn để nhằm tạo ra những đường cong tự nhiên cho đồ nội thất hoặc các vật dụng tương tự. Một số người khác lại cho rằng một trận tuyết nặng nề đã gây ra hiện tượng kì lạ trên.
Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh về rừng cây kì dị ở dưới đây:
Video đang HOT
Thân cây uốn cong một đoạn gần mặt đất trước khi vươn thẳng.
Khu rừng độc đáo thu hút sự chú ý của nhiều khách du lịch.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Cây cổ nghìn năm tuổi bỗng tự chuyển đổi giới tính từ đực sang cái
Tuy nhiên, hiện tượng chuyển đổi giới tính của cây thủy tùng Fortingall chỉ diễn ra ở một bộ phận chứ không phải toàn bộ.
Được biết đến từ lâu đời nay là cây đực cho ra phấn hoa nhưng thời gian gần đây, cây thủy tùng nghìn năm tuổi tại làng Fortingall, hạt Perthshire, Scotland bỗng nhiên có xu hướng chuyển giới tính thành cây cái. Nhà thực vật học Max Coleman đến từ Vườn thực vật Hoàng gia Edinburgh đã phát hiện ra sự biến đổi kỳ lạ này sau khi tìm thấy 3 quả mọng đỏ trên một nhánh của cây thủy tùng Fortingall vào tháng 10 vừa qua.
Cây thủy tùng nghìn năm tuổi của làng Fortingall, Scotland vốn là cây đực cho ra phấn.
Theo nhà thực vật học Max Coleman, cây thủy tùng thường phân ra làm 2 loại giới tính đực và cái. Mùa thu và đông chính là thời điểm thụ phấn dễ nhất trong năm. Trong khi cây đực mọc nón chứa phấn hoa thì cây cái lại mọc quả mọng màu đỏ tươi cho ra hạt. Vì vậy, khi phát hiện 3 quả mọng đỏ tươi mọc trên nhánh cây thủy tùng nghìn năm tuổi, ông đã rất ngạc nhiên.
Tuy được xem là trường hợp hiếm có nhưng đây cũng không phải là lần đầu tiên khoa học ghi nhận hiện tượng biến đổi giới tính ở họ tùng bách. Thông thường, chỉ có phần tán cây trên cùng mới có hiện tượng chuyển đổi giới tính chứ không phải toàn bộ cây. Và với cây thủy tùng Fortingall cũng vậy, hiện tượng biến đổi giới tính chỉ diễn ra ở một nhánh cây của nó.
Được biết, cây thủy tùng Fortingall ước tính có tuổi thọ khoảng từ 3.000 tới 5.000 tuổi. Hạt của cây sẽ được thu hoạch và đem lai giống trong dự án bảo tồn tùng thủy.
Cây thủy tùng cái lại cho ra quả chứa hạt.
Theo Kênh 14/ Trí Thức Trẻ
Halloween, ngắm bí ngô hình ngón tay cực lạ Nếu những trái bí ngô luôn xuất hiện trong các ngày lễ Halloween đã quá đỗi quen thuộc với nhiều người thì sự hiện diện của những trái bí ngô hình ngón tay cực lạ đã khiến cho không ít người trầm trồ, thích thú. Khoác trên mình "bộ cánh" với hình thù giống như 8-10 ngón tay ở giữa các rãnh lớn,...