Lạ lùng hoàng hậu thông dâm với… thái giám
Trong lịch sử Trung Quốc, Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành nhà Bắc Ngụy nổi tiếng trong cai trị đất nước.
Hoàng hậu thông dâm với thái giám (Ảnh minh họa)
Mẫu nghi thiên hạ
Thác Bạt Hoành ban đầu có hai người vợ, một người họ Lâm, một người họ Cao. Cả hai người này đều sinh con cho Thác Bạt Hoành nhưng chưa bao giờ được Thác Bạt Hoành tổ chức cưới hỏi đàng hoàng, bản thân vị hoàng đế nhà Bắc Ngụy cũng không hề sủng ái họ Lâm và họ Cao. Sau khi lên ngôi, Hiếu Văn Đế đã cưới hai vị hoàng hậu, một người là Phế Hoàng hậu Phùng Thanh và một người là U Hoàng hậu Phùng Nhuận.
Thực tế, cho tới năm 27 tuổi, sau 14 năm ở ngôi hoàng đế, Thác Bạt Hoành vẫn không lập hoàng hậu và trên danh nghĩa vẫn là một “người đàn ông độc thân”. Khi đó, một đại thần sốt ruột đã dâng sớ nói:”Bệ hạ năm nay 27 tuổi mà vẫn chưa lập hoàng hậu, để 6 cung không có người cai quản. Thần nghĩ rằng nên sớm có hoàng hậu để chỉnh đốn những việc trong hậu cung”. Chính vì thế, Thác Bạt Hoành đã quyết định phong cho Phùng Thanh làm hoàng hậu.
Hoàng hậu Phùng Thanh là một người phụ nữ hết sức mẫu mực. Kể từ ngày được phong làm hoàng hậu, Phùng Thanh đã làm hết vai trò của một người ở ngôi mẫu nghi thiên hạ. Mọi việc trong hậu cung được quản lý đâu ra đấy. Tuy nhiên, Phùng Thanh lại không hề nhận được sự sủng ái của Thác Bạt Hoành.
Trong số các phi tần chốn hậu cung, người được Thác Bạt Hoành sủng ái nhất chính là Phùng Nhuận – người em cùng cha khác mẹ với Phùng Thanh. Phùng Nhuận vào cung từ năm 14 tuổi, cùng lúc với Phùng Thanh, song nhờ có nhan sắc hơn người nên rất được hoàng đế sủng ái. Tuy nhiên, không lâu sau đó, do Phùng Nhuận mắc bệnh mãn tính nên bị Phùng Thái hậu – mẹ của Thác Bạt Hoành – đưa ra khỏi cung làm ni cô. Sau khi chữa khỏi bệnh, Phùng Nhuận không cam phận sống cuộc sống tụng kinh gõ mõ cô độc nên đã tư tình với nhiều người đàn ông.
Điều đáng nói là, Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành lại không thể quên được hình ảnh của Phùng Nhuận. Vì thế, sau khi được tin Phùng Nhuận đã khỏi bệnh liền sai người tới đón cô vào cung. Sau khi quay trở lại cung, Thác Bạt Hoành còn sủng ái Phùng Nhuận hơn xưa. Năm 496, lấy cớ Phùng Thanh không nói tiếng Hán, Thác Bạt Hoành đã phế truất Phùng Thanh làm thứ dân rồi lập Phùng Nhuận lên ngôi hoàng hậu.
Phùng Thanh mất đi ngôi vị, phải cắt tóc tới chùa Dao Quang Tự làm ni cô, sống cô độc tới già. Thác Bạt Hoành sủng ái người đẹp nhưng cũng là ông vua tham vọng, do vậy chẳng bao lâu sau, Thác Bạt Hoành dẫn quân bắt đầu cuộc Nam chinh kéo dài nhiều năm. Và chính trong thời gian Thác Bạt Hoành còn đang mải mê nơi chiến trường, trong hậu cung của Bắc Ngụy đã xảy ra vụ ngoại tìnhcực kỳ hi hữu.
Ngoại tình với thái giám
Vốn tính dâm loạn, nay hoàng đế đi vắng, Phùng Nhuận Hoàng hậu bắt đầu lộ rõ bản chất lẳng lơ của mình. Lúc bấy giờ, trong hậu cung có một thái giám tên là Cao Bồ Tát, rất khôi ngô tuấn tú. Khi được đưa vào cung làm thái giám, họ Cao đã dùng thủ đoạn để vượt qua vòng “kiểm duyệt”, do vậy, dù danh là thái giám nhưng thực chất vẫn là đàn ông. Phùng Nhuận Hoàng hậu nhanh chóng phát hiện ra điều này và không bao lâu sau, hoàng hậu và thái giám trở thành tình nhân.
Video đang HOT
Cao Bồ Tát rất giỏi lấy lòng người khác, do vậy, y nắm trong tay cả một bè lũ thân cận sẵn sàng vì mình mà bán mạng. Trong khi đó, Phùng Nhuận Hoàng hậu cũng tự xây dựng thế lực riêng. Do vậy, khi Phùng Hoàng hậu và họ Cao tư thông với nhau cũng đồng thời hình thành một thế lực lớn mạnh trong triều đình. Cũng vì thế, mặc dù tông thất đều biết chuyện Phùng Hoàng hậu tư thông với tên thái giám họ Cao nhưng không ai dám hé ra nửa lời.
Tuy nhiên, cuối cùng thì chuyện tai tiếng của Phùng Nhuận cũng tới tai Hiếu Văn Đế. Lúc bấy giờ, em trai của Phùng Nhuận là Phùng Túc rất thích cô công chúa em gái Thác Bạt Hoành. Hiếu Văn Đế biết chuyện cũng đồng ý tác thành. Không ngờ, cô công chúa quá yêu người chồng vừa mất, nhất định không chịu tái giá, còn tuyên bố nếu có tái giá cũng không tái giá với người như Phùng Túc.
Khi Phùng Túc định ép buộc công chúa về nhà thì một người hầu của công chúa đã bí mật tới gặp Hiếu Văn Đế tố cáo chuyện tư thông giữa Phùng Hoàng hậu và Cao Bồ Tát. Hiếu Văn Đế nghe xong, vừa sững sờ vừa giận dữ, tuy nhiên cho rằng em gái vì không muốn cưới Phùng Túc nên mới nghĩ ra chuyện này.
Thế nhưng, sau đó, một hoạn quan thân tín của Hiếu Văn Đế là Lưu Đằng đã tới mật báo với Hiếu Văn Đế chuyện tư tình của Phùng Hoàng hậu. Tới lúc này, ảo tưởng của Hiếu Văn Đế về mỹ nhân họ Phùng mới thực sự tan vỡ. Ông vua bản lĩnh một thời ngã vật xuống đất ngay trong doanh trại của đội quân hùng mạnh.
Phùng Hoàng hậu cũng nhanh chóng biết được chuyện tư thông của mình đã bại lộ nên tìm gặp mẹ đẻ là Thường thị để bàn cách đối phó. Hai mẹ con họ Phùng quyết định mời một nữ phù thủy vào cung tìm cách yểm bùa, nguyền rủa Hiếu Văn Đế sớm chết để mình có thể thâu tóm quyền lực trong triều đình.
Sau đó, để thám thính tình hình, Phùng Hoàng hậu cử rất nhiều tâm phúc của mình tới doanh trại của Hiếu Văn Đế để “thăm nom”. Để khỏi rút dây động rừng, Hiếu Văn Đế giả như không biết chuyện gì đang xảy ra trong cung. Vì thế, khi bọn thuộc hạ báo tin về, Phùng Hoàng hậu rất vui, cho rằng mình đã qua khỏi kiếp nạn.
Tới năm 499, Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành bí mật đột ngột quay trở về kinh đô Lạc Dương. Vừa về tới nơi, Hiếu Văn Đế đã ra lệnh cho bắt toàn bộ người của Cao Bồ Tát, đồng thời tìm thấy một thanh đoản kiếm được Phùng Hoàng hậu giắt bên người. Tối ngày hôm đó, Hiếu Văn Đế cho Phùng Hoàng hậu ngồi ở căn phòng bên cạnh rồi sai người đưa Cao Bồ Tát vào, bắt khai hết những chuyện dâm loạn giữa mình với Phùng Hoàng hậu. Đến nước này, họ Cao cũng không còn cách nào khác, đành khai ra tất cả.
Sau khi tra hỏi Cao Bồ Tát, Hiếu Văn Đế cho gọi hai người em của mình là Bành Thành Vương và Bắc Hải Vương vào, chỉ tay về phía phòng của Phùng Hoàng hậu và nói: “Con dâm phụ này muốn cầm dao giết ta. Ta nể cô ta là con gái nhà Văn Minh Thái hậu nên không muốn phế truất, chỉ giam trong cung. Nếu như cô ta còn chút liêm sỉ nào thì ắt tự biết mà tìm cái chết. Vì thế, các ngươi đừng nghĩ ta còn tình cảm gì với cô ta”.
Sau khi Bành Thành Vương và Bắc Hải Vương đi ra, Hiếu Văn Đế quay sang hỏi Phùng Hoàng hậu có gì muốn nói nữa không. Phùng Hoàng hậu lúc này quỳ xuống đất, khóc lóc vật vã không thôi. Hiếu Văn Đế nể tình vợ chồng nhiều năm, Phùng Hoàng hậu lại cũng từng là thiếp yêu của mình nên chỉ sai người giam Phùng Hoàng hậu vào lãnh cung.
Hiếu Văn Đế vì chuyện ngoại tình của Phùng Hoàng hậu lại thêm chinh chiến liên miên nênsức khỏe ngày càng suy kiệt. Không lâu sau, ông vua Bắc Ngụy đổ bệnh nằm liệt trên giường. Trước khi lâm chung, Hiếu Văn Đế dặn: “Phùng Hoàng hậu không giữ đạo của người làm vợ, làm đủ chuyện sai trái. Nay ta chết đi thì hãy cho cô ta tự tận theo rồi an táng theo nghi lễ dành cho hoàng hậu”.
Bắc Hải Vương và Bành Thành Vương tuân theo lời của Hiếu Văn Đế thực hiện. Tuy nhiên, khi đưa thuốc độc đến cho Phùng Nhuận, bà hoàng hậu nhất định không chịu uống. Bắc Hải vương không còn cách nào khác, đành sai người đè Phùng Hoàng hậu ra rồi đổ thuốc độc vào miệng, để rồi cuối cùng, bà hoàng hậu đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc ngoại tình với cả thái giám đã chết trong sự đau đớn tột cùng.
Theo Xahoi
Hôn lễ của hoàng hậu cuối cùng Trung Quốc
Quy tắc tấn phong hoàng hậu của nhà Thanh vốn rất chặt chẽ, nhưng vì đã vào thời điểm triều đại phong kiến sắp thoái trào nên hôn lễ của Hoàng hậu Uyển Dung và Hoàng đế Phổ Nghi đơn giản hơn và để lại nhiều tiếc nuối.
Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Ảnh: Baidu
Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.
Uyển Dung kết hôn vào ngày 1/12/1922, lúc này cả bà và Phổ Nghi đều chỉ mới 17 tuổi. Lễ kết hôn của Hoàng đế nhà Thanh được gọi là Đại hôn lễ. Tuy lúc này nhà Thanh đã bị lật đổ 11 năm, nhưng do những ưu đãi dành cho hoàng thất, Phổ Nghi vẫn giữ tôn danh Hoàng đế, và tiếp tục ở lại Tử Cấm Thành. Trong đám cưới lần này, ngoài Hoàng hậu Uyển Dung còn có Thục phi Văn Tú cũng được đón vào cung.
Quá trình lựa chọn Hoàng hậu rất khó khăn. Theo quy định của nhà Thanh, Hoàng hậu phải là dòng dõi vua chúa nhà Mãn, do đó rất nhiều "ứng cử viên" không phải là người Mãn đều bị tế nhị từ chối. Trên bàn của hoàng thúc của vua Phổ Nghi được cho là để đầy các ảnh các cô gái trẻ, nhiều đến mức có thể đóng thành quyển.
Trong hàng loạt các cô gái muôn vàn màu sắc ấy, sau khi kén chọn qua nhiều vòng, cuối cùng cũng chọn ra được 4 "ứng cử viên" cho vị trị Hoàng hậu. Sau khi cân nhắc lần nữa, họ đã chọn ra được hai người xứng đáng nhất là Uyển Dung và Văn Tú.
Hoàng hậu chỉ có một, nên chọn Uyển Dung hay chọn Văn Tú? Trong cung mọi người tranh cãi quyết liệt, nhất là các Thái phi, ai cũng muốn nhà vua lấy người mình lựa chọn để củng cổ thế lực của mình trong cung. Cứ tranh cãi nhau mãi không ai chịu ai, cuối cùng đành để cho vua Phổ Nghi ra "phán quyết cuối cùng".
Phổ Nghi sau khi xem ảnh của Uyển Dung và Văn Tú, đã chọn Uyển Dung làm Hoàng hậu còn Văn Tú làm Thục phi. Trong dân gian lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.
Lễ nghi đám cưới Hoàng hậu được tiến hành theo lệ cũ của nhà Thanh, gồm bốn lễ: Lễ Nạp thái, lễ Đại chinh, lễ Sách lập và Đại lễ. Lễ Nạp thái có ý nghĩa như lễ đính hôn, được tiến hành vào ngày 21/10/1922, vua Phổ Nghi sai sứ thần dẫn theo một ngàn người và hơn 100 kiệu lễ vật đến nhà Uyển Dung ở ngõ Ngoại Mạo, khu Địa An Môn, Bắc Kinh, dâng lễ.
Trong hai tháng tiếp theo lần lượt cử hành lễ Đại chinh và lễ Sách lập. Lễ Đại chinh là lễ thông báo cho nhà gái ngày cưới chính thức, còn lễ Sách lập là ngày chính thức phong danh vị Hoàng hậu.
Hôn lễ của Hoàng hậu Uyển Dung có một điều đáng tiếc. Đó là theo thông lệ của nhà Thanh, cho dù nhà Hoàng hậu ở phía nào của kinh thành thì đoàn lễ rước Hoàng hậu cũng phải đi qua Đại Thanh Môn, rồi từ cửa chính của Tử Cấm Thành là Ngọ Môn tiến vào cung. Đại Thanh Môn lúc bình thường chỉ có Hoàng thái hậu và Hoàng đế có thể ra vào tự do, còn những người khác đều không được đi qua đây, đến Hoàng hậu cũng chỉ có ngày Đại hôn mới được đi qua một lần duy nhất trong đời.
Vậy mà Uyển Dung không được hưởng vinh dự này, bà vào cung không đi qua cổng Đại Thanh Môn, mà cũng không qua Ngọ Môn. Bà được rước vào từ cổng Đông Hoa Môn vào cung. Có thể thấy, Hoàng hậu vào thời đại triều đình suy yếu này vẫn khác với Hoàng hậu thực sự của nhà Đại Thanh.
Lúc này vua Phổ Nghi thực ra đã là nhà vua thoái vị, tuy được cho phép ở lại trong cung, nhưng cổng Càn Thanh và phía nam của nó đã thuộc quyền cai quản của chính phủ Bắc Dương, do vậy cũng không thể cầu kỳ được như trước nữa.
Các vua đời trước của nhà Thanh đã lập 24 hoàng hậu, Uyển Dung là hoàng hậu thứ 25 của nhà Thanh và cũng là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc.
Tên tiếng Anh của Hoàng hậu là Elizabeth
Hoàng hậu Uyển Dung đạp xe trong Tử Cấm Thành. Ảnh: Baidu
Uyển Dung lớn lên trong thời kỳ dân quốc, từ nhỏ chịu ảnh hưởng của người bố làm kinh doanh, và giáo dục phương Tây. Trong Tử Cấm Thành, Uyển Dung và Phổ Nghi thường xuyên cùng nhau đạp xe và đánh bóng. Uyển Dung còn cầm tay Phổ Nghi dạy cách ăn đồ Tây. Phổ Nghi và Uyển Dung, Văn Tú, những chủ nhân của triều đình nhỏ, còn chụp rất nhiều ảnh ở trong cung, lưu lại những hình ảnh của họ.
Trong hồ sơ của Phổ Nghi còn có rất nhiều mẩu tin nhắn tiếng Anh Uyển Dung viết gửi cho Phổ Nghi. Hai người họ ngày nào cũng gặp nhau mà còn truyền tin nhắn cho nhau, chứng tỏ tình cảm hai người rất thắm thiết. Để học tiếng Anh, Uyển Dung còn mời hai cô giáo người Mỹ vào cung dạy bà học. Văn Tú cũng học tiếng Anh, chỉ có điều bà không mời cô giáo Mỹ mà mời cô giáo Trung Quốc đến dạy.
Hồi đó, Uyển Dung còn có tên tiếng Anh là Elizabeth, còn tên tiếng Anh của Phổ Nghi là Henry. Trào lưu Âu hóa đã xâm nhập vào cuộc sống của triều đình cuối cùng của Trung Quốc.
Ngày 5/11/1924, quân đội của Phùng Ngọc Tường tiến vào Tử Cấm Thành, ép Phổ Nghi chấp nhận "điều kiện ưu đãi" đã sửa đổi và bắt ông rời khỏi cung ngay trong ngày.
Mọi người trong cung náo loạn, Phổ Nghi hai tay chống cằm, không nói năng gì, còn Văn Tú bất lực nói: "Chuyển đi cũng tốt, đỡ phải ở đây lo sợ ngày đêm!", chỉ có thái độ của Uyển Dung là rất cương quyết, bà hét lên: "Dù sao thì tôi cũng quyết tâm rồi, hôm nay không chuyển, không thể chuyển được".
Nhưng cho dù có muốn chuyển hay không, chiều hôm đó, Hoàng đế Phổ Nghi vẫn phải đem theo Uyển Dung và gia quyến rời khỏi Tử Cẩm Thành. Vị vua cuối cùng của Trung Quốc Phổ Nghi cùng Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc đã vĩnh viễn rời khỏi Tử Cẩm Thành một cách bất đắc dĩ như vậy.
Theo VNE
Báo Nga: Nhật đang chuẩn bị chiến tranh Tokyo đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm tăng cường sức mạnh lực lượng hải quân với việc liên tiếp hạ thủy các chiến hạm lớn tối tân, mua sắm thêm nhiều loại vũ khí mới. Cách đây không lâu, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã tổ chức một buổi lễ chính thức hạ thủy tàu sân bay trực thăng...