Lạ lùng giống lúa của đồng bào dân tộc M’nông ở tỉnh Đắk Lắk, phải cúng thần linh trước khi tuốt bằng tay
Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa trên những quả đồi ở xã Krông Nô (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã to tròn, chắc nịch, vàng ươm.
Nhưng kỳ lạ là đồng bào dân tộc M’nông nơi đây không dùng liềm hay máy để gặt lúa mà phải tuốt bằng đôi tay trần. Và trước khi thu hoạch lúa phải cúng thần linh.
Đối với đồng bào dân tộc M’nông, hạt lúa rẫy có giá trị tinh thần rất lớn. Nhiều người cao tuổi ở huyện Lắk kể lại, truyền thống trồng lúa rẫy của người M’nông đã có từ rất lâu đời.
Hàng ngàn năm vẫn duy trì giống lúa rẫy
Mặc dù đời sống hiện đại, phương thức canh tác hiện đại trong đó có trồng lúa, nhưng đồng bào dân tộc Mnông ở xã K rông Nô, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk”.
Đối với người M’nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho họ thì còn mang tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Ảnh: Khánh Huyền
Cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho người Mnông thì còn mang ý nghĩa tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Do đó vào thời điểm lúa chín, bà con người M’nông phải tuốt lúa về giã ra cúng các vị thần linh trước rồi mới được thu hoạch.
Vì quãng đường vào rẫy rất xa, nên vào mỗi vụ, bà con người M’nông lại chuẩn bị đồ ăn, nước uống và dụng cụ sẵn sàng cho một ngày thu hoạch lúa.
Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cho biết, nhà anh cách rẫy lúa tầm 10 km nên phải dùng xe máy cày để tới tuốt lúa, chở về. Từ tờ mờ sáng, anh đã cùng bà con họ hàng xếp những bao đựng lúa, thức ăn nấu sẵn vào gùi để lên rẫy tuốt lúa.
Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa rẫy ở đồi tiểu khu 1427 (xã Krông Nô) to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Những cây lúa cao khoảng 1m, được người dân dùng tay để tuốt.
Video đang HOT
Từng hạt lúa rẫy to, tròn được chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô, huyện Lắk) hái đầy ắp gùi rồi đổ vào bao. Ảnh: Khánh Huyền
“Đây là tín ngưỡng, văn hoá của đồng bào dân tộc Mnông chúng tôi. Nhờ các vị thần linh phù hộ mới có lúa rẫy, nên nếu chúng tôi dùng liềm hay máy cắt sẽ làm đau họ, mùa sau sẽ không có thu hoạch. Hơn nữa, tuốt bằng tay sẽ tách được hạt thóc ra không phải tốn tiền hay mất thời gian thuê máy tuốt lúa”, anh Y Than chia sẻ.
Thứ cháo bầu đặc sắc nấu từ gạo lúa rẫy
Gia đình chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cũng đang rộn ràng tuốt những hạt lúa rẫy vàng ươm. Theo chị H’Lý, lúc còn nhỏ chị thường theo cha mẹ lên rẫy nên tuốt lúa bằng tay trần. Ban đầu hai bàn tay cũng đau nhức, thậm chí đầy vết xước, song làm mãi thành quen.
Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cùng người thân trong gia đình hái lúa rẫy. Ảnh: Khánh Huyền
Trong cuộc sống hằng ngày của bà con M’nông, lúa rẫy là nguồn lương thực không thể thiếu. Ngoài nấu cơm, bà con M’nông còn nấu cháo bầu từ gạo rẫy.
Gạo lúa rẫy nấu qua đêm sau đó bỏ vào trong vỏ bầu khô ủ, sáng sớm lên rẫy chỉ cần đổ nước vào phơi nắng đến trưa ăn sẽ có vị chua chua, thơm mùi gạo. Đặc biệt lúa rẫy còn được dùng để làm rượu. Rượu nấu từ gạo rẫy sẽ có vị cay nồng, thơm hơn các loại rượu khác.
Đối với người M’nông tại huyện Lắk, lúa rẫy được trồng để giữ gìn truyền thống văn hoá của đồng bào. Ảnh: Khánh Huyền
Đối với người M’nông xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk dù trải qua nhiều thế hệ, lúa rẫy vẫn gắn bó không thể thiếu trong bữa ăn, tín ngưỡng.
Những năm gần đây, do chuyển đổi diện tích trồng cà phê, tiêu… và các loại cây lâm nghiệp nên diện tích trồng lúa rẫy dần bị thu hẹp. Tuy nhiên, tận dụng đất ở những đồi trọc hay vùng mới trồng cây lâm nghiệp từ 1 – 2 năm tuổi, người M’nông nơi đây vẫn trỉa hạt để giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của đồng bào mình.
Thừa Thiên - Huế thiếu nước sản xuất
Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang khẩn trương bổ sung nguồn nước tưới tiêu cho ruộng đồng và thực hiện chuyển đổi cây trồng chịu hạn.
Hàng ngàn ha lúa nguy cơ thiếu nước
Ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ đông xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung ra đồng đẩy nhanh tiến độ gieo sạ vụ hè thu năm 2021. Các giống lúa được cơ cấu chủ yếu là nhóm giống ngắn ngày và cực ngắn ngày. Vụ hè thu năm nay, hàng ngàn ha diện tích trồng lúa của người dân ở Thừa Thiên - Huế đang đứng trước nguy cơ thiếu nước phải chuyển đổi qua trồng các loại cây chịu hạn, hoặc phải bỏ hoang.
Ông Phan Phước (trú tại tổ dân phố Lương Viện, Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang) cho biết, vụ hè thu năm nay gia đình ông lại tiếp tục phải bỏ hoang 3 sào ruộng lúa, do sản xuất không hiệu quả, nguồn nước tưới chủ yếu nhờ trời.
Gần 150 ha diện tích trồng lúa chủ yếu ở 2 thôn Lương Viện, Viễn Trình (Thị trấn Phú Đa) cũng phải bỏ hoang do bị thiếu nước tưới tiêu. Huyện Phú Vang cũng là địa phương có diện tích lúa vụ hè thu 2021 không thể sản xuất lớn nhất tỉnh với khoảng hơn 1.156 ha, do không chủ động được nguồn nước tưới.
Hàng ngàn ha lúa vụ hè thu 2021 ở Thừa Thiên - Huế đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới. Ảnh: Tiến Thành.
Theo kế hoạch, vụ hè thu này huyện Phong Điền đưa vào gieo sạ hơn 4.800 ha lúa. Nhiều nơi như vùng Ngũ Điền, những ngày qua, nguồn nước tưới tiêu hiện đã cạn kiệt. Nông dân ở đây cho biết, cả gần 2 tháng vẫn không có giọt mưa nên gây ảnh hưởng đến lưu lượng nước từ thượng nguồn về sông Ô Lâu, dẫn đến nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở cuối sông bị cạn kiệt nghiêm trọng.
Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, huyện Phong Điền đã yêu cầu các địa phương cần bố trí hợp lý các giống trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất. Đồng thời, khuyến khích mở rộng sản xuất một số giống lúa đã được công nhận chính thức có tham gia liên kết, tiêu thụ sản phẩm, tăng tỷ lệ cơ cấu hợp lý các giống có thời gian sinh trưởng ngắn để đảm bảo được lịch thời vụ gieo trồng.
Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, vụ hè thu 2021, nắng nóng có thể kéo dài, tình trạng thiếu nước có thể xảy ra. Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất.
Nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo sản xuất có hiệu quả, Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế đã có hướng dẫn cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng chính vụ hè thu 2021. Theo đó, chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn, chủ lực là: Khang Dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), N87, N97 (nếp)... tuỳ thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp.
Gần 2 tháng nay, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế nắng nóng kéo dài trên diện rộng khiến cho một số địa phương bị hạn hán cục bộ, nguồn nước tưới cạn kiệt. Hiện dung tích trữ hiện tại các hồ chứa thủy lợi đạt 70% dung tích thiết kế, hồ chứa thủy điện phổ biến trên 48% dung tích thiết kế.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền cho biết, để tạo tiền đề cho một mùa vụ thắng lợi, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các HTX nông nghiệp đưa vào gieo sạ các giống lúa mới đạt năng suất cao, tiếp tục nhân rộng các mô hình giống lúa mới trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, kết hợp với các địa phương quản lý vận hành, điều tiết hợp lý nguồn nước giữa các vùng, theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Rà soát lại hệ thống công trình cống thủy lợi, bờ đập, nạo vét kênh mương.
Huyện vận động nông dân nạo vét kênh mương tích trữ nước, gia cố bờ bao, cống đập, chủ động bơm tưới, gieo sạ đồng loạt đúng theo lịch thời vụ đề ra. Trên cơ sở đó, các ngành chuyên môn của huyện phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các HTX nông nghiệp tích cực đẩy nhanh tiến độ gieo sạ vụ hè thu, đảm bảo đúng khung lịch thời vụ đề ra.
Nạo vét kênh mương thủy lợi, đưa nước đến vùng sản xuất. Ảnh: Tiến Thành.
Để ứng phó với hạn hán và đảm bảo cho vụ gieo sạ hè thu 2021, Công ty Thủy lợi Thừa Thiên - Huế vừa quyết định mở nước hồ Truồi và duy trì mực nước sông Đại Giang để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các huyện, thị xã, như Phú Lộc, Hương Thủy và Phú Vang.
Đồng thời, đề nghị các thủy điện thượng nguồn bổ sung nước và duy trì mực nước sông Hương từ 0,45 - 0,5m để đảm bảo cung cấp hơn 7.900 ha diện tích trồng lúa ở khu vực phía Nam Thừa Thiên - Huế.
Ngoài ra, cho tiến hành nạo vét cửa vào Cống Mụ Tú, kênh dẫn Điền Hải - Điền Hòa, tuyến kênh chính hồ Hòa Mỹ, lắp đặt các trạm bơm tạm tăng cường vùng liên hồ Mỹ Xuyên, trạm bơm Phổ Lại ở Phong Điền; khởi động các trạm bơm tưới hỗ trợ hồ Khe Ngang, đắp đập tạm tại Hói 5 xã ở Thị xã Hương Trà...
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi đến Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 (thuộc Bộ NN-PTNT) yêu cầu tăng lưu lượng hồ thủy lợi Tả Trạch về hạ du để phục vụ xuống giống vụ hè thu 2021, với lưu lượng mỗi ngày khoảng 45 - 50 m3/s, thời điểm điều tiết kéo dài từ giữa tháng 5/2021 đến kết thúc giai đoạn xuống giống vụ hè thu 2021.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước vụ hè thu phù hợp với thực trạng nguồn nước. Trong đó, cần lưu ý xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn chi tiết đến từng vùng, khu vực để có giải pháp cụ thể.
Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu thiết yếu cho cả mùa khô năm 2021.
Sẵn sàng di dời hơn 600 hộ dân khỏi vùng lòng hồ Krông Pách Thượng Tối 30/11, Chủ tịch UBND huyện MĐrắk, tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Thạch cho biết, để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ, chính quyền địa phương đã cử lực lượng thường trực tại vùng lòng hồ Krông Pách Thượng (xã Cư San) nhằm sẵn sàng di dời hơn 600 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Khu vực lòng...