Lạ lùng công ty tư nhân sở hữu xe biển xanh 80A
Người dân Hà Tĩnh hết sức ngạc nhiên khi một công ty tư nhân trên địa bàn sử dụng chiếc xe 7 chỗ, nhãn hiệu Land Cruiser V8, mang biển kiểm soát 80A vốn chỉ được cấp cho các cơ quan trung ương, trực thuộc trung ương.
Theo thông tin phản ánh của người dân, gần một năm nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên xuất hiện chiếc xe Land Cruiser V8, mang biển số xanh 80A-017.72. Ban đầu người dân không mấy quan tâm vì nghĩ đây là xe của một cơ quan trung ương, trực thuộc trung ương đang làm nhiệm vụ trên địa bàn.
Tuy nhiên, vì tần suất chiếc xe xuất hiện dày đặc, trong đó đáng chú ý chiếc xe liên tục xuất hiện tại cơ sở chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà nên người dân nghi ngờ chiếc xe biển 80A này chính là xe của doanh nghiệp tư nhân nói trên.
Sáng 27/9, khi có mặt tại trụ sở Công ty chăn nuôi Bình Hà, đặt tại số 02, đường Nguyễn Đình Liễn, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, PV Dân trí thấy chiếc xe Land Cruiser V8, BKS 80A-017.72 đang đỗ tại đây.
Hai người phụ nữ bán nước trước cổng công ty này cho biết, chiếc xe biển xanh này ra vào Công ty Bình Hà cả năm nay. “Ôi dào, chiếc xe biển xanh kia thì ngày nào nó chả đậu ở đây. Nó xuất hiện ở đây cả năm nay rồi. Người dân người ta bàn tán nhiều lắm, thậm chí họ nghi ngờ cái biển xanh kia là biển giả. Công ty nuôi bò mà cũng cũng được cấp biển xanh như thế thì chẳng hiểu ra làm sao” – người phụ nữ bán nước nói.
Sáng 27/9, chiếc xe Land Cruiser V8, BKS 80A -017.72 đỗ tại trụ sở Công ty chăn nuôi Bình Hà.
PV Dân trí đã gọi điện cho lãnh đạo Công ty Bình Hà để xác minh nguồn gốc biển xanh 80A-017.72 gắn trên chiếc xe Land Cruiser V8. Ông Trần Văn Vũ, Tổng Giám đốc công ty, nói: “Xe này không phải của công ty mà xe của ngoài Hà Nội vô hỗ trợ ban đầu thôi. Lâu nay xe không xuất hiện, hôm qua có mấy anh em đi qua họ vừa mới ghé công ty thôi”.Cùng thời điểm này, tìm hiểu tại Chi cục Hải quan Vũng Áng, PV cũng nhận được thông tin, chiếc Land Cruiser V8 nói trên cũng thường xuyên xuất hiện tại đây.
Ông Vũ từ chối cho biết đơn vị sở hữu chiếc xe nói trên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trái với lời ông Vũ, ông Đinh Văn Dũng, nguyên Tổng Giám đốc công ty (người tiền nhiệm của ông Vũ, vừa được điều chuyển vào Tây Nguyên) lại cho biết: “Xe ấy hồi trước tới giờ phục vụ dự án đấy em. Xe đấy là xe của bên ngoài, không phải doanh nghiệp Bình Hà. Cái xe đó chúng tôi mượn để đi lại làm thủ tục. Những trường hợp nào cấp thiết mới sử dụng thôi để rút ngắn thời gian công việc thôi”.
Ông Dũng cũng từ chối cho biết đơn vị sở hữu và cho Công ty Bình Hà mượn chiếc xe nói trên phục vụ dự án chăn nuôi bò tại địa bàn Hà Tĩnh.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, biển số xe có mã đầu 80 được Bộ Công An cấp cho các phương tiện xe cơ giới thuộc 27 cơ quan trung ương, trực thuộc trung ương. Dư luận đang rất băn khoăn, cơ quan trung ương, trực thuộc trung ương nào đã “xé rào” cho doanh nghiệp Bình Hà mượn chiếc xe Land Cruiser V8 nói trên?
Dân trí sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin vụ việc.
Văn Dũng – Tiến Hiệp
Theo Dantri
Khoán kinh phí đi lại cho lãnh đạo: Hết đặc quyền xe công
Bộ Tài chính vừa quyết định khoán kinh phí sử dụng ô tô cho các cấp lãnh đạo, thay vì đưa đón tận nhà. Chủ trương này nhận được đồng tình của cả người trong cuộc và các chuyên gia kinh tế, nhằm tiết kiệm ngân sách nhà nước. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, cách tính định mức quá tỷ mỉ của Bộ Tài chính khiến khó áp dụng rộng rãi.
Bộ Tài chính đang tiên phong áp định mức khoán xe công cho cấp lãnh đạo. Ảnh minh họa.
Đi taxi và cả xe công
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 1997 quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng ô tô công. Theo đó, cơ quan này sẽ áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công đối với các thứ trưởng, lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính. Mức khoán bằng giá taxi phổ biến trên thị trường nhân quãng đường từ nhà tới bộ và nhân với số ngày đi làm trong tháng (22 ngày). Như vậy, ngoài các thứ trưởng, tổng cục trưởng cũng thuộc diện áp dụng định mức khoán xe thay cho xe công đưa đón bấy lâu nay.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, chủ trương này của Bộ Tài chính rất phù hợp nên ông chấp hành ngay. Nhiều ý kiến cho rằng, đi làm bằng xe biển xanh (xe công) sẽ có nhiều ưu tiên hơn, thuận lợi hơn, nhưng ông Nam không nghĩ vậy. "Không biết mọi người thế nào chứ tôi thấy đi taxi cũng bình thường. Hơn nữa, việc đi taxi cũng chỉ áp dụng khi đi từ nhà tới cơ quan và ngược lại, còn họp hành, công tác khác vẫn sử dụng xe cơ quan. Chủ trương này hợp lý nên tôi sẽ chấp hành nghiêm túc", ông Nam chia sẻ.
Trong khi đó, một lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho hay, mới biết thông tin Bộ Tài chính khoán chi phí đi lại qua báo chí, cũng chưa xem cụ thể thế nào. "Chính phủ cũng chưa có chủ trương nên tôi chưa biết thế nào, phải đợi xem", vị lãnh đạo này nói.
Khi được hỏi, các chuyên gia, nhà kinh tế đều thể hiện sự đồng tình về chủ trương khoán xe công đi làm của Bộ Tài chính và mong điều này sẽ được nhân rộng ra các cơ quan nhà nước khác. Trước đó, năm 2006, Quốc hội từng có chủ trương thí điểm khoán chi phí đi lại, với mức khoán không quá 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chủ trương này khi đó chỉ là khuyến khích, nên có vài người thực hiện, cũng không duy trì được lâu.
TS Phạm Chi Lan cho rằng, việc khoán xe công của Bộ Tài chính sẽ tạo ý thức tiết kiệm ngân sách, giảm đáng kể chi phí so với ngân sách phải bỏ tiền trang trải chi phí xe công phục vụ chức danh (tiền mua xe, nuôi lái xe, bảo dưỡng...). "Việc khoán này cũng giảm nguy cơ lạm dụng xe công phục vụ việc riêng, gây phản cảm trong xã hội", bà Lan nói. Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng là chủ trương khoán xe công phải được áp dụng với tất cả các cơ quan, bộ ngành.
Theo bà Lan, trên thế giới không mấy nước có chế độ xe công như ở Việt Nam, Chính phủ thuê xe của các hãng tư nhân cung cấp dịch vụ, mà không nhất thiết phải có xe riêng. Ngay Việt Nam, cũng nhiều công ty, văn phòng nước ngoài sử dụng dịch vụ của các hãng vận tải, như thuê hãng vận tải Mai Linh đưa đón. Bà Lan kể, có lần sang Nhật Bản đi cùng Thủ tướng Phan Văn Khải, xe đưa đón là của một công ty tư nhân thầu dịch vụ với Chính phủ, chỉ Thủ tướng mới có xe của nhà nước phục vụ. Tất nhiên, vấn đề an ninh được kiểm soát chặt chẽ.
Khó như bỏ đặc quyền
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính, cho hay, quyết định khoán xe công của Bộ Tài chính rất dũng cảm. Quy định này là khởi đầu cho công việc lớn, đáng hoan nghênh. Công việc lớn ở đây, theo ông Thịnh, hiện thực mục tiêu cắt giảm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, vì chi mua sắm và duy trì đội xe công tốn một lượng ngân sách khổng lồ. Tiếp đó, hướng tới khoán tất cả những dịch vụ công.
"Quyết định của Bộ Tài chính đáng ra phải làm lâu rồi, vừa tiết kiệm ngân sách, vừa hạn chế lạm dụng xe công vào việc riêng. Tuy nhiên, cách khoán như Bộ Tài chính tỷ mỉ quá, khó cho việc áp dụng chung với tất cả những lãnh đạo sử dụng xe công", ông Thịnh nói. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, chỉ nên đưa ra định mức nhất định cộng vào lương tháng, còn việc đi lại ra sao, bao xa do người hưởng tự quyết định.
TS Phạm Chi Lan bổ sung, tính định mức khoán xe công tỷ mỉ quá sẽ khó cho người thực hiện. Thay vì thế, chỉ áp dụng định mức trung bình cho tất cả mọi công chức, như việc áp dụng bình quân thuế với doanh nghiệp. Định mức đi lại được tính theo cơ cấu bậc lương, bậc lương cao sẽ hưởng định mức cao hơn, vì họ thường sẽ phải bỏ chi phí đi lại họp hành, kiểm tra nhiều hơn. Đồng thời, việc tính định mức đi lại vào lương cũng giúp cải thiện lương thực nhận của công chức, lãnh đạo cơ quan nhà nước, tránh được việc nói lương công chức quá thấp.
"Lương người làm ngoài nhà nước có thể cao hơn vì họ được tính cả chi phí đi lại vào lương, còn lãnh đạo nhà nước đã có xe công đi lại miễn phí. Nếu tính cả chi phí đi lại vào lương, thì lương lãnh đạo nhà nước cũng không phải thấp", bà Lan nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình, Học viện Chiến lược và Phát triển, Bộ KH&ĐT, nêu quan điểm, có nhiều yếu tố khiến những người được sử dụng không muốn rời xe công. Như đi đường, xe công được ưu tiên hơn, thậm chí có Đại biểu Quốc hội từng nói đi xe biển trắng bảo vệ không cho qua cổng. Trước đây cũng có chính sách thí điểm khoán xe công, nhưng không thành công, theo ông Bình do chính sách chưa đủ mạnh.
"Giờ quyết định luôn cấp thứ trưởng trở xuống không được sử dụng xe công đưa đón tận nhà nữa, khi đó tất cả sẽ phải nhận tiền và tự túc đi lại. Nếu không, có khoán 10-15 triệu đồng mỗi tháng cũng khó khuyến khích người ta nhận mức khoán để không sử dụng xe công", ông Bình nói.
6 thứ trưởng dùng hết 44 triệu đồng thuê xe/tháng
Theo quyết định của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Xuân Hà, Trần Hữu Chi di chuyển từ nhà đến cơ quan khoảng 15km, mức khoán là 9,9 triệu đồng/tháng; Thứ trưởng Trần Văn Hiếu, Vũ Thị Mai có khoảng cách di chuyển 8km, tiền khoán là 5,3 triệu đồng; Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải phải di chuyển khoảng 6km, tiền khoán là gần 4 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền xe đưa đón cho 6 vị thứ trưởng là 44,2 triệu đồng/tháng. Quy định này sẽ áp dụng từ ngày 1/10/2016.
Theo Tiền Phong
Khoán kinh phí đi xe công cho 6 Thứ trưởng Tài chính: Nhiều rắc rối Như Dân trí đã đưa tin, Bộ trưởng Tài chính vừa ra quyết định khoán kinh phí sử dụng xe công với các chức danh Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) trực thuộc bộ. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Uỷ viên Thường trực Uỷ ban...