Lạ lùng “công nghiệp sung sướng” ở Nhật
Nhật Bản cấm mại dâm, nhưng quy định hành vi mại dâm rất hẹp. Nhiều hành vi nước khác coi là mại dâm thì ở Nhật vẫn hợp pháp. Vì thế, công nghiệp tình dục ở Nhật phát triển mạnh với nhiều “biến tấu” khác nhau.
Tại góc phố, một cô gái trẻ mặc đồng phục học sinh xanh nước biển, tất trắng đứng đó, lơ đãng nhìn dòng người ngược xuôi trên đường. Vài phút sau, một người đàn ông trung niên tiến tới thiếu nữ, mời cô đi ăn tối ở một nhà hàng sang trọng, và cho cô một khoản tiền kha khá để tiêu vặt…
Các góc phố ở những khu vực như Shibuya, quận trung tâm có nhiều dịch vụ giải trí ở thủ đô Tokyo, gần đây trở thành điểm hẹn của nhiều thanh thiếu niên sau giờ học. Ngày càng có nhiều nữ sinh Nhật Bản bán mình để giải trí và kiếm thêm tiền tiêu vặt trong một xã hội chạy theo hình thức bề ngoài và có chi phí sinh hoạt thuộc hàng cao nhất thế giới.
Đổi tuổi xuân lấy tiền
“Enjo kosai” trong tiếng Nhật nghĩa là “bảo trợ”, “quan hệ xã hội được trợ cấp”, “hẹn hò được bồi thường”, hoặc có thể hiểu đơn giản là “mại dâm”, thường được dùng để nói về những thiếu nữ muốn kiếm tiền nhanh từ thân xác thanh xuân của mình. Nhiều trạm điện thoại gần nhà ga xe lửa dán đầy số điện thoại và ảnh nữ sinh phổ thông. Trong số họ, không ít cô đến từ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu.
Biển hiệu chương trình nhìn trộm ở khu đèn đỏ Kabukicho. Ảnh: Guardian
Các cô gái trẻ cũng có thể tự quảng cáo bản thân qua dịch vụ thư thoại (voicemail). Gọi tới một voicemail thương mại sẽ nghe thấy một lời nhắn kiểu như “Em là nữ sinh 16 tuổi. Em đang tìm một người để ngày mai gặp gỡ enjo kosai. Em cao 1,65m, nặng 49kg… Em nghĩ mình xinh xắn. Phí bảo trợ cho khoảng 2 giờ là 50.000 yen”.
Khách hàng cũng có thể đi dọc phố phường ở Shibuya, Ueno hay những quận khác có nhiều thanh thiếu niên thường xuyên tụ tập và tiếp cận một thiếu nữ nào đó vừa mắt mình. Nếu cô gái trẻ bật đèn xanh, họ có thể tới phòng karaoke hoặc nơi nào đó riêng tư rồi bắt đầu thương lượng phí bảo trợ.
Đàn ông Nhật cũng có thể tìm thú vui thân xác ở các câu lạc bộ điện thoại chuyên thu hút phụ nữ và khách hàng tiềm năng bằng cách quảng cáo trên báo, tạp chí, tàu điện ngầm, thư trực tiếp. Thậm chí, có câu lạc bộ còn phát khăn giấy in địa chỉ và số điện thoại của mình tại các nhà ga xe lửa.
Video đang HOT
Câu lạc bộ cho phép phụ nữ gọi điện miễn phí, nên nhiều nữ sinh tận dụng để gặp gỡ người đàn ông mà họ cần. Khách hàng phải trả phí khi vào câu lạc bộ, rồi thỏa thuận trực tiếp với một cô gái trẻ nào đó về enjo kosai tại một thời điểm khác, ở chỗ khác. Họ thường phải trả 150-200 USD cho một giờ vui vẻ với nữ sinh. Một khảo sát của Hiệp hội Giáo viên và Phụ huynh học sinh Nhật Bản đối với 3.600 thiếu niên 14-15 tuổi cho thấy, 1/4 em gái thừa nhận thường xuyên gọi điện tới các câu lạc bộ điện thoại.
Minh họa về enjo kosai. Nguồn: Deviantart
Yukari bắt đầu tham gia enjo kosai ở tuổi 15. Lần đầu của cô là với một người đàn ông 40 tuổi mấy năm trước. Số tiền 200 USD mà Yukari kiếm được từ lần đó được dùng để mua chiếc túi Gaultier mà cô thèm muốn từ lâu. Trong cơn bão truyền thông về showbiz, nhiều cô gái trẻ muốn mình có vẻ bề ngoài sành điệu, khoác nhiều đồ hiệu như các ca sĩ, diễn viên trên phim ảnh, truyền hình.
Theo ông Yumi Yanmashita, chuyên gia có nhiều bài viết chuyên sâu về mại dâm ở Nhật Bản, không ít thiếu nữ coi tuổi trẻ của họ là tiền tệ có giá trị hữu hạn, cần phải tiêu trước khi nó trở nên vô giá trị. “Nhiều cô gái trẻ coi cuộc đời phía trước họ là bà già”, ông Yanmashita nói.
Hợp pháp nếu không “insert”
Nhiều người Nhật coi quan hệ tình dục là hiện tượng tự nhiên và mại dâm cũng chỉ đơn thuần là giao hợp, không phải là vấn đề đạo đức hay xã hội. Vì thế, không ít người coi mại dâm là một thành tố tự nhiên trong xã hội, nhất là một xã hội tiêu dùng. Theo Luật Phòng chống mại dâm mà Nhật Bản thông qua năm 1956, mại dâm là bất hợp pháp. Nhưng trên thực tế, những lỗ hổng pháp lý, cách giải thích luật linh hoạt và việc thực thi lỏng lẻo khiến ngành công nghiệp sex của Nhật Bản phát triển mạnh, đem lại khoảng 2.300 tỷ yen (24 tỷ USD) mỗi năm.
Nữ sinh Nhật Bản trên đường phố Kamakura. Ảnh: Jim Epler
Ở Nhật Bản, công nghiệp tình dục không đồng nghĩa với mại dâm. Vì luật pháp nước này định nghĩa mại dâm là “giao hợp với người không quen để được trả tiền” nên hầu hết câu lạc bộ sex cung cấp dịch vụ phi giao hợp để được tồn tại đàng hoàng. Định nghĩa mại dâm giới hạn ở giao hợp, nên việc mua bán sự “sung sướng” mà không cần giao hợp được coi là hợp pháp. Vì thế, có người nói hài hước rằng, công nghiệp sex ở Nhật Bản là cung cấp mọi cách có thể tượng tượng ra, ngoại trừ việc “insert” (đưa dương vật vào trong âm đạo). Năm 1985 và năm 1999, Nhật Bản sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng đạo đức công cộng, nhằm siết quản lý việc cung cấp các dịch vụ sex phi giao hợp.
Điều 3 của Luật Phòng chống mại dâm năm 1956 quy định: “Không ai được phép bán dâm hoặc trở thành khách mua dâm”, nhưng không xác định hình phạt với các vi phạm. Thay vào đó, luật quy định các hành vi bị cấm và hình phạt liên quan như: lôi kéo vì mục đích mại dâm, chăn dắt một người để người này bán dâm, ép buộc bán dâm, nhận bồi thường từ việc bán dâm, xui khiến người khác trở thành gái điếm bằng cách trả tiền trước, cung cấp tiền bạc, nơi chốn, trang bị đồ đạc phục vụ mại dâm…
Các kiểu dịch vụ sex ở Nhật
Ngành công nghiệp sex ở Nhật Bản sử dụng nhiều tên gọi. Mảnh đất xà phòng là các nhà tắm nơi khách hàng được bôi xà phòng và chiều chuộng. Thẩm mỹ hồng là những phòng vật lý trị liệu hoặc massage kích dục. Câu lạc bộ hình ảnh cũng giống như thẩm mỹ hồng, nhưng được trang trí, hoạt động theo chủ đề (kiểu như hóa trang giống nhân vật trong game).
Gái gọi hoạt động thông qua các dịch vụ y tế. Làm tự do thì có thể liên lạc với khách hàng tiềm năng qua trang web hẹn hò. Và hoạt động mại dâm thực sự chính là enjo kosai – người ta dùng tên gọi này để tránh rắc rối pháp lý. Khu giải trí Kabukicho ở Tokyo chỉ rộng 0,34km2, nhưng có tới 3.500 cửa hàng sex, câu lạc bộ thoát y vũ, câu lạc bộ nhìn trộm, mảnh đất xà phòng, ngân hàng tình nhân, câu lạc bộ telephone, quán karaoke… Theo hồ sơ của Cục Cảnh sát Quốc gia của Nhật Bản, trong số 85 người mang quốc tịch nước ngoài bị bắt vì các tội liên quan mại dâm năm 2007, có tới 43,5% là người Trung Quốc đại lục, 15,3% là người Thái Lan, hơn 7,2% là người Đài Loan (Trung Quốc), 7,2% là người Hàn Quốc…
Thèo 4h
Mại dâm ở Thụy Điển: Bán dễ, mua khó
Người mua dâm ở Thụy Điển ngoài bị phạt tiền hoặc đi tù, còn bị công khai danh tính để phải cảm thấy xấu hổ.
Trong 30 năm, mại dâm là hoạt động hợp pháp ở Thụy Điển, nhưng đến năm 1998 đã bị xét lại khi nước này nhận thấy hợp pháp hóa mại dâm khiến nó lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội lại quá lớn.
Năm 1999, với 70% dân số ủng hộ, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chống mại dâm theo cách mới, từ đó coi hành vi mua dâm là tội hình sự.
Công dân Thụy Điển bị bắt gặp mua dâm tại nhà hay ở nước ngoài đều bị phạt 5.000 USD hoặc ngồi tù 6 tháng, nếu tái phạm có thể bị tù 4 năm. Chính phủ còn thiết lập cả hệ thống camera giám sát tại các "điểm nóng". Cảnh sát cũng công khai danh tính kẻ mua dâm nơi công cộng để họ phải cảm thấy xấu hổ.
Cơ sở của luật này là hành vi mua dâm vi phạm quyền bình đẳng giới. Cơ quan lập pháp của Thụy Điển có quan điểm rằng đàn ông mua dâm từ phụ nữ là điều không thể chấp nhận được. Ngược lại, luật này không trừng phạt gái bán dâm.
Sau 10 năm nhìn lại hiệu quả của luật nhằm vào khách mua dâm, số lượng gái bán dâm đường phố ở Thụy Điển đã giảm một nửa. Không có bằng chứng cho thấy gái mại dâm đường phố giảm khiến những nơi khác tăng lên, cả trên mạng lẫn trong nhà. Chính phủ cũng cung cấp thêm nhiều dịch vụ để gái bán dâm chuyển sang làm nghề khác. Tất cả các trường trung học đều triển khai các biện pháp truyền thông để giáo dục học sinh về vấn đề mại dâm, rằng mua dâm là hành vi bất hợp pháp và trái đạo đức.
Tuy thời gian đầu bị chỉ trích, nhưng đến nay cảnh sát đã xác nhận luật này rất hiệu quả và có tác dụng răn đe những người tổ chức, môi giới bán dâm. Đến nay, Thụy Điển dường như là quốc gia duy nhất ở châu Âu mà số lượng gái mại dâm và nạn buôn bán người phục vụ bán dâm không tăng.
Cơ quan lập pháp của Thụy Điển có quan điểm rằng đàn ông mua dâm từ phụ nữ là điều không thể chấp nhận được (Ảnh minh họa)
Nhiều nước học hỏi
Sau thời gian hợp pháp hóa mại dâm, xã hội Đức và Hà Lan chứng kiến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như buôn bán phụ nữ, tội phạm có tổ chức. Vì thế, hai nước này đang đề xuất sửa luật để trừng phạt khách mua dâm từ những gái mại dâm không được cấp phép. Đề xuất này biến tấu từ luật của Thụy Điển, cho thấy việc trừng phạt khách mua dâm đã đạt được kết quả tốt.
Sự thất bại của chính sách hợp pháp hóa mại dâm ở châu Âu là lý do giúp mô hình của Thụy Điển trở thành kiểu mẫu ở khu vực Bắc Âu. Năm 2009, Na Uy ra luật cấm mua dâm phụ nữ và trẻ em. Một năm sau, khảo sát ở TP. Bergen, Na Uy cho thấy số lượng gái mại dâm đường phố giảm khoảng 20%, còn gái bán dâm trong nhà giảm khoảng 16%. Cảnh sát Bergen cho biết số lượng quảng cáo của gái bán dâm giảm đi 60%. Ngoài ra, cảnh sát còn quản lý số điện thoại của những người mua liên lạc với các quảng cáo đó nhằm nhận diện và phạt khách mua dâm. Cũng trong năm 2009, Iceland thông qua luật trừng phạt khách mua dâm.
Sự thành công của mô hình ở Bắc Âu không phải nhờ vào các hình phạt đối với khách mua dâm, mà là khiến khách mua dâm sợ bị lộ danh tính nên tự từ bỏ. Chính vì thế, những kẻ môi giới và dắt gái cũng chán dần, khi lợi nhuận thu được ngày càng ít.
Báo cáo cho thấy số nam giới từng tham gia mua dâm Thụy Điển giảm từ 12,7% năm 1996 xuống còn 7,6% vào năm 2008. Nạn buôn người cũng gần như không có cơ hội tồn tại ở Thụy Điển. Năm 2007, theo cảnh sát Thụy Điển, chỉ có từ 400 đến 600 phụ nữ nước ngoài được đưa đến Thụy Điển mỗi năm làm gái mại dâm, trong khi Phần Lan, dân số chỉ bằng một nửa Thụy Điển, con số đó lên tới 10.000-15.000 phụ nữ, hoặc ở Đức con số này là 40.000.
Nhìn thấy hiệu quả từ cách quản lý của Thụy Điển, một số nước châu Âu khác cũng như Na Uy, Iceland và bang Rhode Island của Mỹ năm 2009 cũng thôi công nhận nghề mại dâm. Từ năm 1988, Hàn Quốc cũng đã coi mại dâm là nghề phi pháp với hy vọng thay đổi thói quen đi nhà thổ cố hữu của nam giới.
Mại dâm ở Nhật Bản là bất hợp pháp, nhưng trên thực tế, những lỗ hổng pháp lý, cách giải thích luật linh hoạt và việc thực thi lỏng lẻo khiến ngành công nghiệp sex của Nhật Bản phát triển mạnh. Điểm khác biệt ở Nhật Bản là công nghiệp tình dục không đồng nghĩa với mại dâm. Những vấn đề này sẽ được đề cập trong bài " Mại dâm Nhật Bản: Muôn kiểu lách luật" đăng lúc 19h ngày 22/12/2012.
Theo 24h
Bán dâm hợp pháp: Những bài học thất bại Hợp pháp hóa mại dâm giúp cải thiện địa vị pháp lý của gái bán dâm, đem lại nguồn thu cho nhà nước và khiến ngành công nghiệp tình dục dễ quản lý hơn ở chừng mực nào đó. Tuy nhiên, thực tế ở các nước thực hiện chính sách này cho thấy hợp pháp hóa mại dâm dẫn đến rất nhiều hệ...