Lạ lùng biệt thự tân thời giữa Tử Cấm Thành Huế
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một công trình khá đặc biệt nằm ở hướng Bắc.
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Công trình này chính là lầu Ngự Tiền Văn Phòng, kiến trúc được xây dựng muộn nhất trong Tử Cấm Thành.
Lầu Ngự Tiền Văn Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1932, thời điểm vua Bảo Đại về nước chấp chính sau thời gian du học tại Pháp.
Lầu là nơi làm việc của Ngự Tiền Văn Phòng, cơ quan thay thế cho Nội Các từ thời vua Minh Mạng.
Video đang HOT
Tòa dinh thự nằm trong khuôn viên rộng rãi với nhiều cây xanh.
Phía trước lầu Ngự Tiền Văn Phòng trước tòa nhà là vườn Thiệu Phương cùng một hệ thống mương nước thông ra hồ Ngọc Dịch.
Hồ ngọc Dịch và Thái Bình Lâu nhìn từ vườn Thiệu Phương.
Theo_Kiến Thức
Triển lãm chủ quyền biển đảo trong Hoàng thành Huế
Hàng trăm châu bản có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, chủ quyền biển đảo dưới thời các vua quan triều Nguyễn đã được giới thiệu đến công chúng.
Triển lãm "Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu" nằm trong Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được tổ chức tại Trường Lang, Hoàng thành Huế.
Tại triển lãm, du khách có dịp thưởng ngoạn hơn 90 pano, 153 văn bản tài liệu về các châu bản triều Nguyễn thuộc các nội dung như: Ngự phê; Ấn chương; Dấu ấn ngoại thương; Vai trò của giáo dục và khoa cử; Bằng chứng pháp lý với 16 văn bản có nội dung về thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Triển lãm thu hút đông đảo người xem là du khách trong nước và quốc tế. Ảnh:Đắc Đức.
Các tư liệu quý tại triển lãm như: Bản tấu của quan Nội các về lời khai của sai phái đi khảo sát Hoàng Sa (năm Minh Mệnh thứ 14, 1833); Tư liệu được viết bằng chữ Hán trên giấy dó, lưu trữ ở đình làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), có niên đại vào năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759), minh chứng về việc nhà nước thời Lê đã có biên chế đội Hoàng Sa chuyên trách tuần tiễu và trấn giữ quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra còn có Tờ lệnh ở Lý Sơn, niên đại vào năm Minh Mạng thứ 15 (1814) được triều Nguyễn cấp cho một nhóm người ở đảo Lý Sơn tuyển chọn người giỏi nghề đi biển và nghề lặn đưa ra đảo Hoàng Sa (tờ lệnh được gia tộc họ Đặng gìn giữ suốt 174 năm và trao tặng lại làm tư liệu quốc gia), nhiều châu bản triều Nguyễn là các bút phê, ấn chương liện quan đến giáo dục, ngoại giao của các đời vua được viết bằng chữ Hán, Nôm và cả chữ Quốc ngữ.
Tờ lệnh ở Lý Sơn, có niên đại vào năm Minh Mạng thứ 15 (1814) được triều Nguyễn cấp cho một nhóm người ở đảo Lý Sơn tuyển chọn người giỏi nghề đi biển và nghề lặn đưa ra đảo Hoàng Sa. Tờ lệnh này được gia tộc họ Đặng gìn giữ suốt 174 năm. Ảnh: Đắc Đức.
Nhiều nhà nghiên cứu Văn hóa Huế cho rằng, châu bản triều Nguyễn với tính xác thực và độ tin cậy cao đã trở thành một di sản văn hóa mang đậm giá trị học thuật của nước nhà, có giá trị pháp lý cao chứng minh chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
Theo thống kê của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, hiện còn 773 tập châu bản của 11 vị vua triều Nguyễn đang bảo quản và được số hóa. Số châu bản trên đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu quý cần được bảo vệ.
Đắc Đức
Theo VNE
"Con dấu chủ quyền" sẽ là nhà trưng bày Hoàng Sa Tối 28/4, UBND huyện Hoàng Sa đã công bố đồ án thiết kế được chọn để xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa. Đồ án mang tên "Con dấu và dấu mốc chủ quyền - Sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõi". Theo Chủ tịch huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) - ông Đặng Công Ngữ - đây là 1 trong...