Lá lốt chữa mồ hôi chân tay và viêm âm đạo
Sự phiền toái do ra nhiều mồ hôi ở tay chân sẽ giảm đáng kể nếu bạn thường xuyên ngâm chân tay bằng nước lá lốt.
Trị bệnh kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày.
Trị bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Trị chứng tay chân đổ mồ hôi gây khó chịu: Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.
Trị chứng đau nhức xương khớp: Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Video đang HOT
Trị viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm
Theo Đất Việt
Bệnh phụ khoa - Chớ coi thường
Mắc bệnh phụ khoa đang là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khỏe hằng ngày, mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến mạn tính, để lại di chứng như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung... với người đang mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non.
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u nang... Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn.
Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường. Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo. Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa.
Vệ sinh kém. Cơ quan sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống; dịch tiết ở đây cũng nhiều. Nếu không giữ gìn vệ sinh vùng này thật tốt sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh và mạnh tấn công và gây nhiễm khuẩn âm hộ - âm đạo. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, việc kém vệ sinh gây bệnh đã đành, nhiều người bị bệnh phụ khoa lại là do quá sạch sẽ, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng môi trường, vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công.
Lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục.Nhiều chị em thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục mà không biết, vì biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi khuẩn ẩn nấp có khi "phát tiết" sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với bạn gái hay vợ, họ sẽ truyền bệnh cho bạn tình. Các loại nấm, vi khuẩn, virut lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, Trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virut herpes sinh dục... xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục. Đây là những bệnh lý phụ khoa thường gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các nguyên nhân khác như: stress (do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch), thay đổi môi trường đột ngột, các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai...), phụ nữ ở tuổi mãn kinh...
Không chỉ các mẹ, các chị mới bị viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh này còn xuất hiện không ít ở các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ của bé gái chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, bé gái chưa có những "hàng rào sinh lý" để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ môi trường: chưa có lông mu, hai môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng lại gần âm đạo nên phân dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, bên cạnh đó, môi trường âm đạo trung tính (chưa có axít lactic để ức chế sự phát triển của vi khuẩn). Tất cả những nguyên nhân trên kết hợp với vệ sinh kém sẽ làm cho bé gái bị viêm âm hộ, âm đạo. Tâm lý ít quan tâm và do ngại ngùng vấn đề tế nhị, các bé có thể không được chữa trị kịp thời, để lại những di chứng nặng nề khi đến tuổi trưởng thành.
Các cháu gái ra nhiều khí hư, ngứa vùng kín... rất có thể đã bị mắc bệnh phụ khoa. Cần đến bệnh viện hay để khám và điều trị kịp thời.
Đối với bệnh phụ khoa, việc phòng bệnh rất quan trọng. Phòng bệnh giúp giảm nguy cơ mắc và tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa là cách tốt nhất giúp tiết kiệm tiền bạc, bảo vệ sức khỏe và duy trì hạnh phúc lứa đôi. Nên thực hiện vệ sinh cá nhân để giảm đi khả năng bị nhiễm khuẩn đường sinh dục bằng cách:
Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch.
Tránh mặc quần chật, thay quần lót hằng ngày, dùng nước sạch để rửa vùng kín. Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh... để vệ sinh vùng kín. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thời kỳ kinh nguyệt cần chọn băng vệ sinh đảm bảo sạch, đủ thấm, từ 4 - 6 giờ phải thay một lần.
Thực hành tình dục an toàn tránh mắc hoặc tái mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục vì bao cao su vừa có tác dụng tránh thai, vừa ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh tốt cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
Phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai, dùng viên thuốc tránh thai kết hợp... là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh, vì vậy, cần uống nhiều nước, không mặc đồ nilon, bó sát gây nóng, ẩm vùng kín.
Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp viêm nhiễm tiến triển ở giai đoạn khá trầm trọng lại được phát hiện trong những lần khám phụ khoa. Các chuyên gia phụ khoa khuyến cáo, phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nếu đã có quan hệ tình dục cần đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Việc thăm khám rất đơn giản, không gây đau và rất hiệu quả trong việc phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm hay tiền ung thư.
Theo SK&ĐS
Lợi ích bất ngờ từ khế chua Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh. Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100...