“Lá lành đùm lá rách” đón Tết
Nhiều học trò và giáo viên khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo tại TPHCM sẽ có một cái Tết ấm áp hơn với sự chia sẻ từ chính đồng nghiệp hay các bạn học sinh có điều kiện hơn thông qua nhiều hoạt động cuối năm.
Trước khi nghỉ Tết, hàng loạt trường học tại Q.1 (TPHCM) như Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Trường mầm non Bến Thành… đều tổ chức ngày hội Xuân yêu thương. Tại ngày hội, các gian hàng về ẩm thực, hàng lưu niệm, trò chơi dân gian… được bày biện để cho phụ huynh, giáo viên (GV), học sinh (HS) cùng tham quan và mua sắm.
Ở các địa bàn khác như Q.3, Q.8…, hoạt động này cũng được tổ chức trong ngành giáo dục vừa tạo một sân chơi kết nối nhà trường và phụ huynh. Đồng thời, qua việc tổ chức hội chợ Xuân, những khoản tiền cũng được quyên góp lại để chia sẻ với HS, công nhân viên nhà trường điều kiện sống éo le.
Tại một số trường, nhiều sản phẩm của chính HS như tranh vẽ, cây cảnh, lưu niệm… được đấu giá để gây quỹ. Không chỉ hỗ trợ trong phạm vi trường mình, năm nay nhiều trường còn “vươn vai” chia sẻ với thầy trò các trường điều kiện khó khăn.
Video đang HOT
Nhiều trường học ở TPHCM tổ chức hội chợ Xuân để gây quỹ giúp học trò, giáo viên khó khăn đón Tết.
Chuẩn chị cho hành trình Xuân yêu thương, trước đó thầy trò trường Việt Úc thực hiện những chương trình sáng tác nghệ thuật, thông qua cuộc thi vẽ “Sắc màu cuộc sống” nhằm kêu gọi sự quyên góp để thu về nhiều vật phẩm cùng với số tiền bán tranh gây quỹ.
Từ hoạt động đó, thầy trò trường tổ chức đi thăm và trao tặng 32 triệu đồng cho các HS khuyết tật, chậm phát triển hoặc có gia cảnh khó khăn thuộc Trường Chuyên biệt Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) đón Tết. Ngoài ra, thầy trò còn thực hiện hành trình Xuân yêu thương đến nhiều trường học, mái ấm khác như Trường tiểu học Liên Trung (huyện Củ Chi), Trường chuyên biệt Ánh Dương (Q.12); cô nhi viện chùa Kỳ Quang và chùa Bồ Đề Đạo Tràng; mái ấm Tâm Đức; mái ấm Như Nghĩa…
Nhiều hoạt động từ thiện, giúp đỡ đồng nghiệp công tác trong các trường học cũng diễn ra sôi nổi tại địa bàn Q. 5. Nắm được tình hình 13 GV và công nhân viên của trường Mầm non 4 do thuộc địa bàn khó khăn nhận được tiền thưởng Tết thấp nhất Quận với 200 ngàn đồng/người, Phòng Giáo dục quận và các GV Trường mầm non Vàng Anh đã chung tay hỗ trợ thêm GV trường bạn 900 ngàn đồng mỗi người để vui đón tết.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 cho biết, các GV, công đoàn ở Q.5 cũng ủng hộ giúp đỡ 150 công nhân viên trong các trường, mỗi người được 500 ngàn đồng. Riêng với 11 GV, công nhân viên bị mắc bệnh hiểm nghèo, được hỗ trợ mỗi người 2 triệu đồng. Không chỉ giúp đỡ trong nội bộ ngành, các trường còn tổ chức quyên góp giúp đỡ các lao động nghèo sống quanh địa bàn trường học.
Phong trào “lá lành đùm lánh rách” được nhiều trường học tại TPHCM thực hiện những ngày cuối năm không chỉ là sự sẻ chia về vật chất mà còn mang ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với học trò, giáo viên hay các trường học điều kiện còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, thông qua những hoạt động này, cũng là dịp để trường học giáo dục lối sống hướng đến cộng đồng, sự cảm thông, sẻ chia đến với HS.
Hoài Nam
Theo dân trí
TP.HCM: Đã thấy hương Tết rộn ràng
Lễ hội ánh sáng đường phố năm 2013 ngoài các tuyến đường Lê Lợi, Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, các tuyến đường ánh sáng sẽ được kéo dài sang đường Phạm Ngọc Thạch (từ nhà thờ Đức Bà đến hồ Con Rùa). Hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng được trang trí đèn để chào mừng năm mới. Đặc biệt, trục đường Trường Sơn, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ khởi nghĩa từ cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất đến trung tâm thành phố sẽ kết đèn hoa rực rỡ để đón khách du lịch.
Lễ hội ánh sáng đường phố trên đường Trương Định
Tưng bừng lễ hội đường phố
Lễ hội Đường sách năm nay cũng tổ chức từ ngày 7 đến 13-2 (Mùng 4 Tết). Với chủ đề "Sách và 54 dân tộc", lễ hội được bố trí thành 3 khu vực chính: Khu vực sách, ảnh thiếu nhi, xe sách lưu động, sách cho người khiếm thị, khu trò chơi cho thanh thiếu nhi trên đường Ngô Đức Kế. Khu vực trưng bày sách (bao gồm cả sách điện tử) trên đường Mạc Thị Bưởi và một phần đường Nguyễn Huệ, giới thiệu sách có trọng tâm, sách mới, sách chuyên ngành với 2 khu sách về các dân tộc Việt Nam và chủ quyền biển đảo. Giáp đường Đồng Khởi là Không gian tri thức và cà phê sách, trưng bày các phương tiện, thiết bị truyền thông về xuất bản sách điện tử phục vụ sách thưởng lãm và đọc sách với một số kệ phục vụ đọc miễn phí trong các nhà hàng, quán cà phê... Khu vực thứ ba triển lãm 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết, chung sức bảo vệ biên giới, biển đảo: trưng bày, giới thiệu hình ảnh văn hóa, trang phục của 54 dân tộc khắp ba miền đất nước, bản đồ, tư liệu ấn phẩm về biển, đảo.
Hội hoa Xuân 2013 với chủ đề "Thế nước và lòng dân" được TP.HCM tổ chức tại 70 chợ hoa (trong đó có 2 chợ hoa cấp thành phố tại công viên 23-9 và công viên Gia Định). Tại công viên Tao Đàn, Hội hoa Xuân có tên gọi "Dáng đứng Việt Nam" trưng bày khoảng 8.000 hiện vật quý hiếm hoa cá cảnh, tiểu cảnh, đá nghệ thuật của các nghệ nhân trong và ngoài nước chia theo 14 ngành dự thi: hồ sen súng, hoa sứ, hoa ôn đới, bonsai mini, cây quý hiếm, tiểu cảnh, bonsai, hoa lan, mâm quả, xương rồng, kiểng ghép, cá kiểng, cây nội thất, hoa mai... Trục chính vào đền Hùng sẽ là con đường hoa nhiều màu sắc, tiếp đến là hồ sen, cuối cùng là tượng đài "Dáng đứng Việt Nam" trên nền hoa cổng đường Trương Định sẽ là hình tượng cổng làng Việt Nam, hai bên lũy tre làng thể hiện sự an bình của làng quê Việt Nam cổng đường Nguyễn Thị Minh Khai là hình tượng cách điệu con rắn trong y học biểu trưng cho sức khỏe được kết bằng kiểng và hoa khu vực xung quanh Công trường Quốc tế trang trí hoa kiểng, cây xanh để quảng bá cho Hội hoa Xuân. Trong khuôn khổ Hội hoa Xuân còn tổ chức khu mua bán quà lưu niệm, món ăn ngày tết các hoạt động vui chơi: biểu diễn lân sư rồng, thi đấu cờ người, võ thuật cổ truyền, múa rối, đờn ca tài tử, biểu diễn thời trang, thư pháp, trà đạo, ẩm thực, ca nhạc... Hội hoa Xuân Quý Tỵ 2013 được tổ chức từ ngày 5-2 (25 tháng Chạp) đến 16-2 (mùng 7 Tết).
Tôn vinh văn hóa dân tộc
Thời khắc đêm Giao thừa Xuân Quý Tỵ, ngoài khu vực hầm Thủ Thiêm tổ chức bắn pháo hoa tầm cao, TP.HCM có thêm các điểm khác tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp trong 15 phút: Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) Đền tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi) Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc (quận 9) SVĐ huyện Cần Giờ, Khu tưởng niệm Liệt sỹ Ngã Ba Giồng (Hóc Môn).
Tại đường Trường Sa và Hoàng Sa sẽ tổ chức các cuộc thi chạy việt dã, chạy vũ trang, đua ghe và các điểm phục vụ văn nghệ ngoài trời. Tại chợ trên sông bến Bình Đông và cảng Phú Định, chợ hoa Tết tiếp tục phát huy nét truyền thống "trên bến dưới thuyền" của cư dân Sài Gòn cùng các hoạt động văn nghệ mừng Xuân phục vụ nhân dân các xã vùng ven, vùng xa... Tại Đầm Sen, một loạt các hoạt động tôn vinh văn hóa dân tộc: Phố Ông đồ viết câu đối Tết, các trò chơi dân gian: ô ăn quan, thưởng trà... và nhiều chương trình ca nhạc, tấu hài mừng xuân mới xuyên suốt từ 29 Tết đến 15 tháng Giêng. Các chương trình có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, danh hài nổi tiếng như Kim Tử Long, Quế Trân, Hoài Linh, Tấn Beo, Tấn Cường, Chí Tài. Du khách đến với Khu du lịch Suối Tiên được vui chơi với hơn 150 công trình giải trí mới đưa vào phục vụ.
Ngoài ra, các chương trình múa lân, trò chơi dân gian có thưởng và show ca nhạc tạp kỹ đồng loạt trên 3 sân khấu lớn của khu du lịch. Tại Khu vui chơi trẻ em KizCiti (quận 4) trang trí khung cảnh làng quê Việt Nam vào xuân với đình làng, cây nêu, chợ quê và tổ chức nhiều hoạt động đón xuân từ ngày mùng 2 đến mùng 8 Tết: trò chơi dân gian đập heo đất, ô ăn quan, nhảy bao bố, ném vòng, thi Hoa xuân tặng Mẹ, Xin chữ ông đồ...
Theo ANTD
"Đỏ đen" nhan nhản tại Lễ hội Lam Kinh Các trò "đỏ đen" núp bóng dưới hình thức trò chơi dân gian, trò chơi may mắn có thưởng tràn ngập tại Lễ hội Lam Kinh trong những ngày qua. Khắp những con đường vào Khu di tích Lam Kinh trong những ngày lễ đâu đâu cũng thấy các trò chơi như bắn súng, úp chậu, tung vòng, phi lao, chiếc nón kì...