Lạ lẫm hàng trăm triệu phú chọn nghề quét rác
Hầu hết họ đều sống khá ổn, thậm chí một số người còn trở thành triệu phú. Do đó, khoảng 200 người trong số họ đi làm bằng ôtô riêng thuộc các thương hiệu có tiếng. Khoảng 800 trong số 1.000 nhân viên vệ sinh ở Quý Dương, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) là những “nông dân bị mất đất”, tức những người có đất nông nghiệp song bị nhà nước thu hồi để phục vụ các dự án.
Một trong 200 nhân viên vệ sinh đi làm bằng ôtô riêng. Nghề quét rác hiện đang rất “hot” ở Quý Dương (Quý Châu, Trung Quốc).
Li Yuanli, 41 tuổi, đứng trước chiếc xe của mình. Cô đã trở thành nhân viên vệ sinh được 8 năm.
Zhai Yongzhong, 46 tuổi, ngồi trong chiếc ôtô của anh, đang đậu bên cạnh chiếc xe tải chở rác cũng của anh. Với mức lương dưới 2.000 NDT/tháng (khoảng 326 USD/tháng), những triệu phú này vẫn thấy thích công việc làm sạch đường phố bắt đầu từ 6h30 sáng hàng ngày.
Zhou Youfen, 47 tuổi, lấy chiếc chổi ra khỏi xe để bắt đầu làm việc. Cô đã làm công việc này 11 năm, là triệu phú có thâm niên lâu nhất trong nghề này.
Video đang HOT
Wang Demin, 55 tuổi, quét dọn đường phố bên cạnh xế sang của cô. Cô xài ôtô riêng đi làm đã 10 năm.
Khi được hỏi tại sao muốn tiếp tục công việc này, Kang Mingxiu, 47 tuổi, cho biết vì cô mong muốn đường phố sạch đẹp hơn. Cô có ý định làm việc cho đến khi nghỉ hưu.
Huang Lifu, 44 tuổi, bóc và lau sạch sẽ những tờ quảng cáo dán lung tung khắp nơi. Anh làm công việc này được 8 năm.
Zhai Yongzhong mở xe tải chở rác của anh, đậu bên cạnh xế riêng. Anh trở thành nhân viên vệ sinh cách đây 3 năm. “Mặc dù có tiền của, song tôi không thể ăn không ngồi rồi ở nhà. Một số người trong làng tôi sử dụng tiền bồi thường đất đai một cách không khôn ngoan và ném qua cửa sổ với trò cờ bạc. Vậy là của nả đội nón ra đi”, Zhai nói.
6 triệu phú vui vẻ với công việc làm vệ sinh đô thị.
Theo Lao Động
Nhà giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài
Giới triệu phú Trung Quốc chuyển hướng định cư sang các nước khác sau khi chương trình đầu tư - nhập cư của Canada bị xóa sổ.
Hơn 95.000 người Trung Quốc đã định cư sang Canada theo chương trình đầu tư - nhập cư - Ảnh: Cbavancouver.ca
Kể từ khi chính phủ Canada tuyên bố kết thúc chương trình đầu tư - nhập cư (IIP) vào giữa tuần trước, các nhân viên tư vấn nhập cư ở Hồng Kông đang có kế hoạch cung cấp các điểm đến khác cho khách hàng Trung Quốc.
Chương trình nhập cư gây tranh cãi
IIP là chương trình đầu tư - nhập cư được ưa chuộng nhất thế giới nhờ thủ tục đơn giản và an toàn. Điều kiện tham gia là người nước ngoài có tài sản trên 1,45 triệu USD và phải cho chính phủ Canada vay 728.000 USD không lấy lãi trong 5 năm. Đổi lại, họ cùng gia đình sẽ được cấp thị thực nhập cư, lấy thẻ xanh và sau này có thể nhập tịch. Sau 28 năm tồn tại, IIP đã đưa khoảng 185.000 người nước ngoài định cư ở Canada, trong đó có 30.000 người ở Hồng Kông và 65.000 người từ Trung Quốc đại lục, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Từ năm 2012, IIP đã phải tạm ngưng nhận hồ sơ để giải quyết lượng lớn hồ sơ tồn đọng, trong đó có hơn 60% từ Trung Quốc đại lục. Chương trình này bị hủy sau khi SCMP đăng hàng loạt bài cho thấy phần lớn số người nước ngoài đầu tư vào Canada theo IIP đến từ Trung Quốc đại lục. Ngay cả khi IIP bị hủy vẫn còn tới 66.000 hồ sơ, trong đó có hơn 45.000 hồ sơ từ Trung Quốc đại lục xin đầu tư vào vùng British Columbia của Canada.
Dù phủ nhận việc hủy IIP nhằm ngăn chặn dân nhập cư Trung Quốc, Bộ trưởng Nhập cư và Quốc tịch Canada Chris Alexander nói chương trình đã bị lạm dụng. Chẳng hạn, sau khi nhập cư vào Canada, nhiều người đã trở về nước tiếp tục làm việc, nhưng để vợ con ở lại. Theo SCMP, hiện tượng đó đặc biệt phổ biến trong số dân nhập cư Trung Quốc.
"Bất kỳ chương trình nào đã dẫn đến nạn lạm dụng và gian lận thì cần phải được cải cách", ông Alexander nhấn mạnh. Trong báo cáo ngân sách trình quốc hội ngày 11.2, Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty thừa nhận trong nhiều thập niên qua, IIP đã "hạ thấp giá trị định cư thường trú ở Canada", cung cấp con đường nhập tịch với điều kiện "thấp hơn nhiều so với yêu cầu của những nước khác".
Điểm đến Mỹ và châu Âu
Ngay từ khi IIP bị đóng băng vào năm 2012, số người giàu Trung Quốc đã chuyển sang tìm cách định cư ở Mỹ và châu Âu, theo các cơ quan di trú. Ông Vương Tần, người Canada gốc Trung Quốc, cho hay công ty tư vấn định cư của ông làm ăn sa sút trong 2 năm qua sau khi IIP bị tạm ngưng. "Đối với Canada, lợi thế thu hút dân nhập cư đang mất dần do phần lớn người Trung Quốc muốn chuyển sang nước khác", SCMP dẫn lời ông Vương cho hay.
Ông Mã Hiểu Học, nhân viên tư vấn nhập cư tại Công ty Well Trend ở Bắc Kinh, nói trong 2 năm qua, công ty đã khuyên khách hàng xem xét các nước khác ngoài Canada. SCMP dẫn lời ông Mã: "Người Trung Quốc muốn đến Canada để mong hưởng hệ thống phúc lợi nổi tiếng và thưởng lãm phong cảnh tuyệt vời ở nước này. Tuy nhiên, họ phải có lựa chọn khác khi chính sách nhập cư của Canada không còn chào đón họ".
Trong thời gian qua, Mỹ đã xúc tiến chương trình đầu tư - nhập cư EB-5, trong đó cho phép người nước ngoài đầu tư tối thiểu 500.000 USD và đổi lại sẽ được cấp thẻ xanh. Bên cạnh đó, nhiều nước ở châu Âu cũng đang trở thành điểm thu hút nhập cư phổ biến bằng cách đưa ra sáng kiến thu hút đầu tư từ giới nhà giàu Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, chương trình EB-5 có thể hưởng lợi nhiều nhất từ việc IIP của Canada bị hủy, theo SCMP. Luật sư về nhập cư Eugene Chow thuộc Công ty luật Chow King & Associates (Mỹ) cho biết hơn 80% trong số 6.500 đơn EB-5 trong tài khóa hiện nay đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà tư vấn nhập cư Mary Chan Siu-yee tại Công ty Rothe International Canada, đánh giá chương trình EB-5 có thể mang lại nguy cơ cho những gia đình đầu tư vì một khi việc kinh doanh thất bại họ có thể bị trục xuất về nước.
Ngoài Mỹ, Úc cũng được người Trung Quốc xem là nơi có thể thay thế cho Canada, đặc biệt kể từ khi Canberra bắt đầu chương trình cấp phép định cư thường trú cho bất kỳ ai đầu tư 5 triệu AUD (4,5 triệu USD) vào Úc. Tờ SCMP dẫn số liệu từ Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc cho hay 91% trong 545 người nộp đơn cho chương trình trên là người Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha đang có chương trình cấp phép định cư vàng cho những công dân ngoài EU có vốn đầu tư ít nhất 1 triệu euro (gần 1,4 triệu USD) hoặc đầu tư 500.000 euro vào bất động sản. Hy Lạp đang chào mời cấp thị thực định cư 5 năm cho bất kỳ ai đầu tư 250.000 euro vào bất động sản, còn Cyprus sẽ cấp thị thực định cư cho ai đầu tư 300.000 euro vào nước này.
Theo TNO
Đại gia tính xây nhà cao nhất thế giới trong 6 tháng Một triệu phú Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới chỉ trong 6 tháng, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền do lo ngại về tính an toàn của công trình. Triệu phú Zhang Yue. Ảnh: AFP Theo AFP, triệu phú Zhang Yue muốn hoàn thiện một tòa nhà cao 838 mét mang tên Sky City...