Lạ kỳ thận của hai vợ chồng nằm trong một người được hiến
Quả thận của bà Terri Herrington (Mỹ) giờ đây nằm cạnh thận của chồng trong cơ thể một người khác. Bà Terri rất vui vì sau 16 năm chồng qua đời, bà lại được bên cạnh ông theo cách lạ kỳ…
Bà Terri (ngồi bên trái) và ông Jeffrey (ngồi bên phải) sau ca phẫu thuật hiến tạng – Ảnh: Good Morning America
“Con trai tôi lúc tập tễnh đi học thường đến đặt tay vào bụng Jeffrey và hỏi rằng: “Ba con ở đây phải không?”, Jeffrey gật đầu rồi hứa với nó sẽ giữ gìn phần thân thể này của Bryan lâu nhất có thể” – bà Terri kể.
Hiến tạng cứu 4 người
CNN ghi lại ông Jeffrey Granger (59 tuổi), thợ điện tạ i thành phố Tallahassee (Florida, Mỹ), phải chống chọi với căn bệnh tiểu đường trong hơn 30 năm qua. Năm 2004, bác sĩ của ông Jeffrey thông báo tình trạng khẩn cấp và yêu cầu ông ghép thận mới có thể sống tiếp.
Sau ca phẫu thuật thành công, ông Jeffrey chân thành tìm người hiến tặng quả thận để gửi lời cảm ơn, nhưng quy định thời điểm đó bệnh viện buộc giữ kín thông tin về người cho và nhận. Trường hợp có nhu cầu, bệnh viện sẽ hỗ trợ hai bên qua lại thư từ ẩn danh.
Ông Jeffrey cố giữ mối liên hệ và sau một năm, ông gặp bà Terri Herrington, sống tại thành phố Pensacola (Florida), được nghe kể về người chồng Bryan Herrington của bà không may qua đời vì một tai nạn lao động đã cứu sống Jeffrey và 3 người khác bằng cách hiến tạng.
Khi Bryan mất, bà Terri mới sinh con út chưa đầy 2 tháng, trong khi đứa đầu của hai vợ chồng chỉ mới 5 tuổi. “Đến bây giờ tôi vẫn luôn cảm thấy nhẹ lòng mỗi khi nghĩ về Bryan đã cứu sống được 4 người” – bà Terri nói.
Từ lúc gặp nhau, ông Jeffrey và bà Terri nhanh chóng thân thiết và trở thành tri kỷ suốt 15 năm nay. Bà Terri cũng thường đến nhà thăm vợ chồng ông Jeffrey, thậm chí hai gia đình cùng nhau đi chơi những chuyến du lịch dài ngày trên biển.
Video đang HOT
“Chúng tôi cuối cùng cũng tương phùng”
Đầu năm 2019, một quả thận khác của ông Jeffrey gặp trục trặc, ông lên Facebook cầu cứu bạn bè gần xa giúp đỡ thì bà Terri vào bình luận: “Anh nghĩ tôi đùa không?”. “Ừa, cô đừng bận tâm nha!” – ông Jeffrey trả lời. “Nghiêm túc, một quả thận mới” – bà Terri chốt hạ.
Cuối cùng ông Jeffrey chấp nhận dùng thận của bà Terri hiến tặng và thật diệu kỳ, quả thận này lại hoàn hảo với cơ thể của ông. Bác sĩ Mark Johnson – người thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép – cho biết thận này có thể hoạt động tốt từ 10 đến 14 năm tới.
“Chúng tôi cuối cùng cũng tương phùng”, bà Terri xúc động khi nhớ về chồng. Trong sự nghiệp, bác sĩ Johnson chưa từng gặp trường hợp ghép tạng nào lạ kỳ như thế: thận của hai vợ chồng lại cùng nằm trong một người thứ ba.
Giờ đây, Jeffrey cảm thấy như được tái sinh lần thứ 2, hệt như những gì đã diễn ra 16 năm trước. Cả Jeffrey và Terri cùng nhau chia sẻ câu chuyện đặc biệt này công khai trên chương trình Good Morning America với mong muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về hiến tạng.
Theo Tổ chức United Network for Organ Sharing (UNOS) – phụ trách theo dõi và hỗ trợ hiến, ghép tạng tại Mỹ, hằng năm nước này có hơn 110.000 người cần ghép tạng để duy trì sự sống.
Trò hiến tạng cho thầy, thầy tặng lại… gia tài
Theo CNN, Acia Williams – sống tại thủ đô Washington (Mỹ) – từng theo học nghề tại salon của người thầy Chet Bennett suốt 20 năm.
“Ai cũng quý mến thầy cả, ông ấy rất tốt bụng và đào tạo hàng trăm học viên”, Acia chia sẻ.
Tình cờ năm 2018, Acia hay tin thầy mình đang trong giai đoạn nguy hiểm vì bệnh tiểu đường và rất cần một quả thận mới. Biết không thể chậm trễ, Acia lập tức đăng ký hiến thận cho ông Chet. Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công vào ngày 9-4-2019.
Sau khi cấy ghép, Acia về ở tạm nhà ông Chet để người nhà tiện chăm sóc hai người. Cũng chính trong thời gian này, ông Chet ngỏ lời tặng Acia một salon ở ngay thủ đô Washington như món quà cảm tạ đã cứu mạng.
“Ông ấy hối tôi lắm, như kiểu tôi phải khỏe lại nhanh lên để tiếp quản salon. Ông ấy không nói đùa, khi tôi hoàn toàn khỏe mạnh vào tháng 9 thì tháng 10 ông ấy đã sang tên tiệm cho tôi. Tôi cảm động muốn rơi nước mắt” – Acia nói.
Hiện tại, sức khỏe của ông Chet đã ổn định, hằng ngày ngoài việc quản lý kinh doanh vẫn có thể chơi nhẹ vài môn thể thao hay dắt chó cưng đi dạo trong công viên. Nói về quyết định cho Acia cả một gia tài đã dành dụm suốt tuổi trẻ, ông Chet cho rằng không gì có thể so được việc Acia đã tặng ông một cuộc sống mới.
“Và tôi cũng muốn gửi tặng cô ấy một giấc mơ thành sự thật – làm chủ một salon” – ông Chet nói.
Chơi thể thao sao cho khỏe?
Lứa tuổi học sinh là lúc cơ thể đang ở giai đoạn phát triển nên việc tập luyện thể thao rất quan trọng. Nhưng làm sao để chơi thể thao cho khỏe hơn?
Học sinh học võ cổ truyền trong giờ thể dục ở một trường THCS tại Q.1, TP.HCM - ẢNH: THÚY HẰNG
Bác sĩ Hồ Thanh Phong công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) trao đổi với PV Thanh Niên về việc này.
Xin bác sĩ cho biết tầm quan trọng của việc khuyến khích học sinh (HS) chơi thể thao, rèn luyện thể chất?
Lứa tuổi HS là lúc cơ thể đang ở giai đoạn phát triển nên việc tập luyện thể thao rất quan trọng. Lý tưởng nhất là mỗi buổi sáng, các con vận động nhẹ rồi đi học, buổi trưa nghỉ ngơi, chiều tối cũng có thể chơi các môn thể thao. Nhưng bây giờ HS khá bận rộn với lịch học, có khi các con học tập cả hai buổi ở trường, tối lại học kèm ở nhà. Do đó, phụ huynh nên tranh thủ hai ngày cuối tuần cho con tham gia các môn thể thao.
Nên xen kẽ giữa học tập và chơi thể thao, bởi nếu cả tuần chỉ học, các con sẽ thấy đầu óc rất căng thẳng, có học cũng không hiệu quả. Chơi thể thao cũng giúp HS hòa đồng hơn, cảm thấy tự tin, mạnh dạn, kết nối được với nhiều bạn bè.
Các môn thể thao phù hợp với tuổi học đường là gì?
Ngoài các bài tập thể thao trong giờ thể dục ở trường, phụ huynh có thể cho con tập luyện các môn như: bơi lội, cầu lông, tennis, các môn võ. Phụ huynh nên xem năng khiếu, sở thích của con là gì để từ đó cho con học các môn phù hợp. Bên cạnh đó, các giáo viên nhìn thấy những điểm tích cực ở HS thì nên khuyến khích, khen ngợi để HS không "sợ" môn thể dục.
Chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho lứa tuổi học đường khi chơi thể thao?
Nên cho các con ăn uống đa dạng, đầy đủ nhóm chất, chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau xanh. Nhắc nhở các con bổ sung nước sau khi chơi thể thao, có thể uống nước trái cây, nước điện giải để bù lượng nước mất đi khi cơ thể đổ mồ hôi.
Có những "chống chỉ định" gì cho HS, trong và sau quá trình chơi thể thao?
Với những HS có vấn đề sức khỏe, chẳng hạn bệnh tim bẩm sinh, luôn có những lời khuyên của bác sĩ về việc tập thể thao thế nào, phụ huynh và các con đừng quên điều này để đảm bảo an toàn.
Phụ huynh nên đồng hành, nhắc nhở các con chơi thể thao với cường độ vừa phải, không nên quá sức sẽ dẫn tới mệt mỏi hơn. Không tập thể thao giữa trưa nắng. Tập theo cấp độ tăng dần, từ ít tới nhiều. Nhiều HS không tập luyện thường xuyên nhưng ngay một lúc đã chạy vài vòng sân trường có thể bị xỉu vì quá mệt, cơ thể không kịp thích nghi. Ví dụ đang chạy bền vòng quanh sân trường thì nên giảm tốc độ, đứng hít thở sâu, sau đó mới được ngồi, tuyệt đối không được đang chạy mệt thì ngồi ngay xuống. Sau khi đổ mồ hôi vì tập thể thao, các con không nên tắm ngay, cần nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi. Nên tắm nước ấm, nếu tắm nước lạnh cũng không nên đột ngột xối nước lạnh khắp người mà nên để từ từ cho cơ thể làm quen nhiệt độ này.
Có HS đang ôn bài khuya thì đi tắm cho tỉnh táo rồi học tiếp. Nhiều người nói tắm khuya sẽ dễ bị đột quỵ, đúng hay sai, thưa bác sĩ?
Không có tài liệu y học nào nói tắm khuya dễ bị đột quỵ. Đột quỵ ở người trẻ thường từ nguyên nhân do có dị dạng mạch máu ở não, điều này thường khó để kiểm tra, chiếu chụp trước đó, cũng như dự đoán từ trước, nó thường không có biểu hiện nào ra bên ngoài cơ thể cả.
Nhưng khoa học cũng khuyên không nên tắm khuya, nó trái với nhịp sinh học của con người. Sau khi tắm nên để tóc thật khô rồi mới đi ngủ. Lứa tuổi học đường nên ngủ đúng giấc và đủ mỗi ngày 8 tiếng. Không phải cứ học bài suốt đêm sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại nó còn có hại cho sức khỏe.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chuyên gia mách nước các "bài thuốc" giúp trẻ cai nghiện game online Theo chuyên gia, trẻ nghiện game muốn trở về cuộc sống bình thường nên dành nhiều thời gian chơi thể dục, thể thao và tránh xa điện thoại. Ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS). Ảnh: Anh Nhàn "Bài thuốc" khắc phục nghiện game online Ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện...