Lạ kỳ: Ngành đường cả nước ế ẩm, người trồng mía Sơn La vẫn có lãi
Trong khi người dân trồng mía ở nhiều địa phương khác thua lỗ nặng nề, không ít hộ hoang mang phá bỏ cây mía, thì ở Sơn La, diện tích cây trồng này vẫn tiếp tục tăng tới 17,6% so với năm 2017, đạt 9.451ha. Điều lạ này có được là nhờ Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đã đóng vai trò bình ổn giá cả, thị trường rất hiệu quả.
Bước vào niên vụ sản xuất 2017-2018, ngành mía đường cả nước lao đao vì giá đường ngoài thị trường xuống thấp, trong khi giá cả nguyên liệu cho sản xuất và nhân công lại gia tăng. Riêng tại Sơn La, người dân trồng mía ở đây vẫn rất yên tâm vì ngành mía đường địa phương đã có những sự hỗ trợ hiệu quả.
Giá mua ổn định cả vụ
Những ngày này, gần 9.000 hộ nông dân trong vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đang cảm thấy rất an tâm khi kế hoạch thu hoạch, vận chuyển mía được triển khai cụ thể đến từng hộ; giá cả thu mua ổn định cho cả vụ chứ không bấp bênh, thả nổi…
Ông Trần Ngọc Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, cho biết: Hàng năm, chúng tôi xây dựng khung giá thu mua mía cây và chính sách hỗ trợ các hộ dân trồng mía trong vùng nguyên liệu. Những chính sách ấy được công khai đến từng người dân trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như những buổi họp trực tiếp tại từng địa bàn nguyên liệu.
Vì thế, ngay từ đầu vụ trồng mía, người dân đã có thể biết được khả năng thu hoạch trong năm của mình và quyết định có phát triển thêm diện tích mía hay không? Với chúng tôi, nông dân trồng mía luôn là bạn đồng hành, vì thế công ty luôn cố gắng đưa đến với nông dân những thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất về cây mía cũng như tình hình mía đường trong và ngoài nước…
Nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) trồng mía trong vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Sơn La. Ảnh: X.T
“Đặc biệt nhất là khi cả nước đang lao đao với cây mía đường thì Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vẫn duy trì mức giá thu mua từ đầu vụ là 850 đồng/kg mía tươi, không hề xuống giá, không hề o ép dân. Việc thu mua diễn ra đúng kế hoạch và tiến độ nên người trồng mía không bị ảnh hưởng tới vụ mía mới”. Nông dân Lò Thị Thái
Không chỉ công khai giá cả thu mua mía nguyên liệu trước cả năm để giúp người dân định hướng phát triển thuận lợi, Công ty cổ phần Mía đường Sơn La còn có nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất với cây mía: Cung ứng giống mía, phân bón theo phương thức trả chậm; hỗ trợ nông dân làm đất trồng mía, lựa chọn những giống mía phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, kháng sâu bệnh tốt, đạt năng suất cao để đưa vào sản xuất.
Bên cạnh đó, công ty cũng luôn có đội ngũ cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn hướng dẫn người trồng mía áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào quá trình làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch.
Mỗi năm công ty dành ra một khoản lên tới 30 tỷ đồng cho các hộ dân có ký cam kết trồng mía nguyên liệu vay để đầu tư phục vụ sản xuất, sửa chữa nhà ở, hoặc gia đình có việc lớn như: Con cái đi học, cần vốn mở rộng sản xuất…
Video đang HOT
Làng bản đổi thay nhờ mía
Đến với vùng nguyên liệu mía ở các xã như Hát Lót, Cò Nòi (Mai Sơn); Chiềng Đông, Yên Sơn (Yên Châu); Chiềng Ngần (TP.Sơn La)… vào bất kể mùa nào, người ta cũng nhận thấy đường giao thông trong vùng nguyên liệu đi lại rất thuận lợi. Tuy hầu hết các đường vào vùng nguyên liệu mới được đầu tư chất lượng ở mức tương đối, nhưng đảm bảo đủ rộng để các xe ô tô tải chở phân bón, chở mía, cây giống… có thể tránh nhau khi xuôi – ngược.
Ông Lò Văn Hào – nông dân trồng mía ở bản Nậm Te, xã Cò Nòi (Mai Sơn) chia sẻ: Trước kia, chúng tôi muốn đi nương chỉ có cách đi ủng vào rồi lội bộ, leo đồi. Mọi hoạt động từ mang hạt giống đi tra tới chở phân bón, thu hoạch nông sản hầu hết đều bằng sức người. Từ ngày thành vùng nguyên liệu mía đường, công ty cho làm đường, chia ô đất sản xuất nên sức dân đỡ hơn nhiều mà năng suất mía đi lên.
“Nhà tôi có 4 người tham gia làm mía, đi xe máy tới tận ruộng, chiều về mỗi người chở theo 1 bó củi hoặc lá mía tươi để nuôi trâu, bò, dê… Không có nghề trồng mía thì nông dân chúng tôi còn khổ lắm!” – ông Hào nói.
Bà Lò Thị Thái ở cùng bản với ông Hào thì kể: Ngày trước hơn 1ha này của nhà tôi chỉ trồng ngô, mỗi năm thu được hơn 10 tấn ngô hạt nhưng chi phí cho lao động mất hơn một nửa. Từ ngày tham gia trồng mía, chi phí lao động giảm tới 10 lần mà thu nhập lại cao hơn là nhờ có đường đi thuận lợi, phía công ty lại hỗ trợ chúng tôi những việc vốn hao tốn nhiều sức lực như chở cây giống, phân bón, thu hoạch mía…
“Đặc biệt là khi cả nước đang lao đao với cây mía đường thì Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vẫn duy trì mức giá thu mua từ đầu vụ là 850 đồng/kg mía tươi, không hề xuống giá, không hề o ép dân. Việc thu mua diễn ra đúng kế hoạch và tiến độ nên người trồng mía không bị ảnh hưởng tới vụ mía mới. Nhờ thế nên nông dân chúng tôi cũng thêm nhiều khoản tích trữ để cải thiện cuộc sống của mình. Cả vùng mía này, không ai còn nhà tạm, không ai còn để con cái mình bỏ học nữa đâu” – bà Thái vui vẻ cho hay.
Theo Danviet
Người phanh phui gian lận điểm thi Hà Giang: "Chúng tôi không mong làm anh hùng..."
"Nghĩ đến những học sinh chôn vùi tuổi thanh xuân 3-4 năm vì giấc mơ Công an, Quân đội..., cùng với những bất công mà các bạn và hàng triệu học sinh khác trên cả nước phải gánh chịu, chúng tôi thấy uất ức lắm và không thể không lên tiếng. Lúc đó, chúng tôi không nghĩ là người "đầu tiên" hay không, chỉ bằng khả năng và sức lực, trí tuệ để góp phần mang lại công bằng cho nhiều học sinh yêu quý".
Trên đây là chia sẻ của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, một trong những thầy giáo đã đưa vấn đề bất thường về điểm thi tại Hà Giang, sau đó là Sơn La và một vài địa phương khác lên mạng xã hội.
Từ tin nhắn bế tắc của những học sinh rất giỏi
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi, chiều tối 11/7, trên mạng xã hội, một số phóng viên tiếp cận được thông tin băn khoăn về phổ điểm thi bất thường tại Hà Giang do thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra.
Những thông tin đó được trích dẫn từ phân tích của một thầy giáo khác: thầy Đỗ Ngọc Hà- đồng nghiệp của thầy Ngọc tại Hà Nội.
Vũ Khắc Ngọc vốn là thầy giáo trẻ, nổi tiếng ôn luyện môn Hóa học trên mạng xã hội và có số lượng học sinh tương tác khổng lồ trên facebook cá nhân, fanpage... với hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Những thông tin của Ngọc đưa ra, có độ tin cậy cao với nhiều phóng viên giáo dục.
Những điểm nghi vấn qua bất thường điểm thi tại Hà Giang được thầy Ngọc đưa ra như: Cả nước có hơn 925.000 thí sinh đi thi THPTQG 2018, còn Hà Giang chỉ có gần 5.500 thí sinh. Nghĩa là số thí sinh của cả nước gấp gần 170 lần số thí sinh của Hà Giang nhưng theo thống kê từ dữ liệu điểm thi, riêng ở khối thi A1, Hà Giang có tới 36 học sinh đạt mức trên 27đ, còn cả nước chỉ có 76 học sinh đạt mức điểm này. Tức là riêng Hà Giang chiếm tới gần một nửa... khiến nhiều người... choáng váng.
Các thông tin trên đây, trở thành nguồn cứ liệu quan trọng để một số phóng viên vào cuộc, đưa sự việc lên công luận, góp phần thúc đẩy quá trình thẩm định điểm thi của Bộ GD&ĐT ở Hà Giang diễn ra nhanh chóng.
Thầy Vũ Khắc Ngọc (đeo kính) tại tòa soạn Báo Dân trí trong một lần tư vấn tuyển sinh về kì thi THPT quốc gia.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Vũ Khắc Ngọc cho biết: "Khi chia sẻ thông tin về những bất thường trong kết quả thi THPTQG, suy nghĩ của chúng tôi đơn giản lắm. Thấy sai, thấy bất công, thấy bất bình thì phải lên tiếng, chỉ đơn giản thế thôi.
Cảm xúc ấy càng được đẩy lên cao khi chỉ mới trước đó mấy ngày, tôi nhận được hàng trăm tin nhắn bày tỏ sự chán nản, bế tắc, tuyệt vọng của nhiều học sinh vốn rất giỏi nhưng lại không đạt kết quả như ý trong kỳ thi năm nay vì đề quá khó. Thậm chí đã có cả những bạn nghĩ quẩn mà nếu mình không can thiệp quyết liệt, rất có thể có hành động dại dột.
Ngoài ra, mình cũng nhận được tâm sự, chia sẻ của rất nhiều bạn trẻ phải hy sinh 3-4 năm thanh xuân vì giấc mơ Công an, Quân đội, ... Các bạn có lẽ cũng không biết và không ngờ rằng, ước mơ của mình bị đánh cắp một cách tàn nhẫn bởi những gian lận xảy ra ở đâu đó.
Nghĩ đến những học sinh ấy, với những bất công mà các bạn và hàng triệu học sinh khác trên cả nước phải gánh chịu, chúng tôi thấy uất ức lắm và không thể không lên tiếng", thầy Ngọc cho biết.
Tôi đã từng chịu rất nhiều áp lực
Trong suốt hành trình cùng nhau đưa tin về bê bối gian lận điểm thi, Vũ Khắc Ngọc nhiều lần tâm sự với chúng tôi về những áp lực mình đang gặp phải.
Thầy Ngọc cho hay: "Các anh chị báo chí đừng nói tôi là một trong những người đầu tiên phanh phui những bất thường về điểm thi THPT quốc gia năm nay. Tôi biết, ngay sau khi có điểm thi, học sinh phản ánh và nhiều em tố giác điểm chác. Không hẳn các em tố cáo với chúng tôi vì các bạn đó còn chia sẻ nhiều thầy cô khác.
Thậm chí, các thầy cô đó còn công khai trên mạng xã hội. Khi đó, có nhiều bình luận còn nói là sự việc này sẽ "chìm xuồng". Chúng tôi có khác họ là tập hợp, phân tích dữ liệu sau đó đưa ra những nghi vấn về gian lận điểm thi".
Vũ Khắc Ngọc (phải) và đồng nghiệp.
Vũ Khắc Ngọc chia sẻ thêm, khi lên tiếng về những sự việc bất thường ở Hà Giang và Sơn La, Ngọc cùng hai đồng nghiệp rất vô tư, chẳng bận tâm đến chuyện "đầu tiên" hay không.
"Trên mạng xã hội rộng lớn này, ai nói gì, vào lúc nào, bạn chẳng thể biết được, phải không? Bọn mình chỉ cố gắng bằng khả năng và sức lực, trí tuệ, góp phần mang lại công bằng cho rất rất nhiều học sinh mà bọn mình yêu quý. Thế thôi.
Đừng gán cho chúng tôi chữ "đầu tiên" nữa, có lẽ nó không đúng, không quan trọng và cũng không bằng với nhiều người khác cũng lên tiếng cùng với bọn mình trong vấn đề này.
Chúng tôi không mong làm anh hùng, chỉ muốn được làm những người thầy bình thường thương yêu học trò, đấu tranh vì học trò và giữ gìn lương tri, phẩm giá của người thầy", thầy Ngọc chia sẻ.
Trao đổi thêm về việc trong thời gian qua, nhóm giáo viên của thầy Vũ Khắc Ngọc đã chịu rất nhiều áp lực từ học sinh và mạng xã hội, thầy Ngọc cho hay, mình rất lo lắng và thời điểm này vẫn hết sức lo lắng khi vụ việc đang còn "nóng" hơn.
"Trong những vừa qua, nhiều người trong cuộc và thậm chí cả ngoài cuộc nhắn tin đe dọa và gây áp lực khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi đến mức muốn đi đâu đó một thời gian. Tuy nhiên, những học sinh đã kéo chúng tôi trở lại.
Trong sự việc này, chúng tôi mong muốn làm đến cùng. Vì chỉ khi làm đến cùng là cách tốt nhất để trả lại niềm tin cho dư luận xã hội.
Tôi cho rằng, nếu mình thực sự công tâm, nghiêm túc thì nên chân thành chia sẻ với báo chí cho dù đó là những câu hỏi khó. Có như vậy mới thực sự bản lĩnh, lấy lòng tin được của dư luận bởi bây giờ nhiều người còn né tránh quá", thầy Vũ Khắc Ngọc nói.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Bộ trưởng Giáo dục lên tiếng sau bê bối thi cử ở Hà Giang, Sơn La Lên tiếng sau bê bối gian lận thi cử tối 24/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói sẽ tổng kết, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần trung thực và cầu thị. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết trách nhiệm của Bộ chủ quản khi xảy ra những sai phạm nghiêm...