Lạ kì làng chẳng dám cười
Thông tin một khu vực dân cư 8 xã thuộc thị xã Ninh Hoàn, tỉnh Khánh Hòa có hiện tượng “ chết răng” (một hiện tượng lạ chưa từng xảy ra) đang khiến dư luận xôn xao. Để có câu trả lời cho hiện tượng này, chúng tôi đã trao đổi với các nhà chuyên môn.
Nơi chỉ có trẻ em dám… cười
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong nhiều năm nay, phòng y tế thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có công trình nghiên cứu về hiện tượng thân răng của hầu hết trẻ em, đến người già ở khu vực 8 xã thuộc phía tây thị xã Ninh Hòa như xã Ninh Sim, xã Ninh Xuân, xã Ninh Tây… có biểu hiện từ ngả màu vàng ố, lốm đốm đen từng mảng chấm đen theo kiểu da báo. Bác sỹ Đoàn Hánh, phó phòng Y tế thị xã Ninh Hòa cho biết: “Có lẽ đến khu vực này, chỉ có trẻ em là dám cười vì chúng hồn nhiên, không ngại ngùng vì hàm răng chứ các thiếu nữ ở đây rất ít người dám cười trước mặt người lạ bởi mặc cảm vì hàm răng không được thẩm mỹ lắm của mình”.
Cụ Đoàn Thị Hảo, 85 tuổi, xã Ninh Xuân, Ninh Hòa cho hay, không chỉ cụ mà nhiều người dân sinh ra và lớn lên tại các vùng này đều có hàm răng rất khó nhìn. Cả làng hiếm người có hàm răng đẹp, người nào răng kha khá thì nổ đốm, vàng, còn lại hầu hết răng bị nâu, đen.
Ở nơi đây chỉ trẻ em là dám cười hồn nhiên
Bác sỹ Nguyễn Trọng Liêm, Trưởng phòng Y tế thị xã Ninh Hòa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp tỉnh về điều tra tổn hại răng ở khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa, cho biết: “8 xã ở khu vực phía tây của thị xã với số dân hơn 60 nghìn dân, trong đó có khoảng hơn 10 nghìn trẻ em đang bị tổn hại trực tiếp về răng. Những chiếc răng này đầu tiên là ngả từ vàng sang đen sau đó răng trở nên dễ vỡ thành 2 hoặc nhiều mảnh, hoặc thậm chí có thể bị vỡ vụn. Hầu hết trẻ em trong khu vực đều bị tổn thương răng từ cấp độ 3 trở lên. Việc này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng về sức khỏe lâu dài của người dân nơi đây”.
Trao đổi về vấn đề này bác sỹ Đông Văn Biểu, (Trưởng khoa răng trẻ em, Viện Răng Hàm Mặt quốc gia Việt Nam) cho biết: “Thực chất trong từ điển nha khoa không có thuật ngữ “chết răng”. Nếu như răng bị vỡ vụn, mất hết chức năng mà có nguy cơ ăn sâu vào tủy răng gây nguy hiểm cho cơ thể thì chúng tôi gọi đó là răng tủy hoại tử (răng chết tủy). Theo như nhìn nhận của tôi qua các bức ảnh chụp trên báo chí thì trẻ em ở khu vực này đang bị biến sắc răng, nguy cơ răng bị hoại tử tủy là rất cao. ở ngoài Bắc, khu vực Tiền Hải, Thái Bình cũng là vùng bị nhiễm fluor cao nhưng răng chỉ bị ngả màu chứ không đến nỗi ăn sâu như ở khu vực Ninh Hòa. Nếu như trẻ em ở khu vực này sau khi răng vĩnh viễn mọc mà vẫn bị như vậy thì không có cơ hội thay răng nữa. Hàm răng thiếu thẩm mỹ sẽ theo các em suốt đời, hơn nữa nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe nếu như răng bị mất lớp men bảo vệ các vi khuẩn dễ xâm nhập ăn sâu vào tủy ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh….”.
Video đang HOT
Truy tìm “thủ phạm”
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của phòng Y tế thị xã Ninh Hòa thì nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cả làng răng đen là do hàm lượng fluor trong nước sinh hoạt quá cao. Theo tiêu chuẩn Việt Nam hàm lượng fluor từ 0,5 – 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương. Hiện nồng độ fluor trong nước ở khu vực này đã là 18 mg/l, cao hơn 18 lần mức độ cho phép ở Việt Nam.
Theo bác sỹ Thiều Trọng Đại, làm việc tại một phòng khám nha khoa tại Đội Cấn (Hà Nội), ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác hại khi nồng độ fluor vượt quá mức. Nhưng ở trên thế giới nhà nghiên cứu Paul Beeber đã công bố kết quả nghiên cứu cho biết, khi dùng fluor quá nhiều gây ức chế bài tiết hormon tuyến giáp, nếu phụ nữ có thai dùng fluor nhiều sẽ giảm hormon tuyến giáp của thai nhi. Hậu quả là giảm khả năng phát triển hệ thần kinh của bé, có thể gây ra bệnh tự kỷ, các rối loạn tập trung chú ý và giảm sút IQ sau này.
Bác sỹ Nguyễn Trọng Liêm cho biết, về mặt khoa học fluor là một chất có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy. Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, fluor có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluor -roapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi axit từ đó tránh bị sâu răng. Tất cả những tác dụng trên là không thể phủ nhận khi lượng fluor được dùng ở lượng đúng tiêu chuẩn cho phép. Còn như ở khu vực này, với nồng độ fluor vượt quá ngưỡng 18 lần thì lại có phản ứng ngược.
Fluor đi vào cơ thể qua đường thực quản và được hấp thụ qua các tế bào da do sử dụng nguồn nước chứa fluor. 50% fluor hấp thụ trong cơ thể sẽ bị tống ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, và phân nửa còn lại sẽ tích tụ trong răng và xương. Chất này ở trong cơ thể lâu dài đến khi trưởng thành họ có thể phải đối mặt với những bệnh về các xương, cột sống, sỏi thận đe dọa đến sức khỏe và cả tính mạng.
Bác sỹ Nguyễn Trọng Liêm cho biết thêm, cách đây 7 năm, các bác sỹ đã đề xuất làm một hệ thống nước tự chảy từ trên vùng núi cách khu vực này 10 km. Tuy nhiên, sau 7 năm, kết quả kiểm tra răng của trẻ em trong khu vực cũng không khả quan hơn. Nếu như trước đó, mức độ tổn thương ở độ 5 thì bây giờ chỉ xuống độ 4. Mức độ tổn thương này vẫn còn khá cao. Theo bác sỹ Liêm, điều quan trọng nhất là phải có hệ thống nước máy cho khu vực dân cư sử dụng. Chỉ có như vậy những đứa trẻ, những cô gái ở nơi đây mới không phải ngại ngần khi nở một nụ cười với bạn bè và cả những du khách khi đến nơi này.
Theo Đời sống pháp luật
Thủ phạm gây vàng răng
Vàng răng là nỗi ám ảnh không phải của riêng ai nhất là những người luôn muốn có nụ cười rạng rỡ. Vậy nguyên nhân nào gây răng vàng?
1. Vệ sinh răng miệng
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra vàng răng. Rất nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Khi không chải răng sạch sẽ, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng, và dần dần răng ngả sang màu vàng.
2. Thức ăn
Ăn các thực phẩm hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc uống nhiều cà phê không chỉ làm vàng răng mà còn dẫn đến sự đổi màu của răng dưới dạng đốm và vết bẩn.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm răng đổi màu ngay cả khi bạn chải răng miệng thường xuyên. Các chất hóa học trong nicotine phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng dẫn đến hàm răng vàng.
3. Bệnh
Các bệnh nhiễm trùng và nướu răng có thể lây sang các răng khỏe khác, đồng thời làm xói mòn men răng, dẫn đến vàng răng.
Quá nhiều florua cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng (ảnh minh họa)
4. Quá nhiều Florua
Florua rất cần thiết để ngăn chặn răng khỏi bị sâu bằng cách làm cho quá trình suy nhược men chậm lại và tăng cường quá trình bù khoáng tự nhiên khi axit ăn mòn men răng. Tuy nhiên, quá nhiều florua cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng.
5. Tuổi
Khi tuổi ngày một tăng lên, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu. Lúc này, mỗi lần răng được tiếp với thức ăn, vết bẩn sẽ dễ dàng thấm sâu vào men răng. Thực tế, khó có thể tránh được vàng răng do tuổi tác.
6. Thuốc
Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ. Thuốc chống rối loạn thần kinh và kháng sinh trị dị ứng làm răng đổi sang màu vàng. Chữa bệnh bằng biện pháp hóa học là một nguyên nhân dẫn đến vàng răng.
7. Di truyền
Một số người có hàm răng vàng là do yếu tố di truyền. Có một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra vàng răng ở trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng của bé.
(Theo Tiền Phong)
Làm sao răng ê buốt? Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản trở bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích. Vậy có cách nào điều trị chứng ê buốt khó chịu này? Sử dụng quá nhiều nước súc miệng Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát? Nếu thường xuyên...