“La hán quả” thảo mộc thích hợp trong mùa nắng nóng
La hán quả chứa đường fructose và glucose, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng Mn, Fe, Zn, Se, iốt… Đây là loại quả thường được sử dụng trong các loại nước thanh nhiệt, giải khát.
La hán quả có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Trong quả la hán có khoảng 25-38% đường, saponin tritecpen (mogroside V có độ ngọt rất cao), chất nhầy, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Ảnh minh họa
Về thành phần hóa học, quả la hán có 25 – 38% đường (10 – 18% fructose và 5 – 15% glucose); có saponin tritecpen (mogroside V có độ ngọt gấp 300 lần saccharose và mogroside VI có độ ngọt gấp 126 lần saccharose), chất nhầy (D-mannitol), protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng có ích (Mn, Fe, Zn, Se, Iốt…).
Do có các saponin tritecpen có vị ngọt đặc biệt cao, nên quả la hán rất phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu gần đây cho thấy la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa. Đặc biệt tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát.
Theo Đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón, bệnh tiểu đường. Liều dùng, cách dùng: 9 – 15g/ ngày; có thể sắc hoặc hãm uống.
Video đang HOT
Cách nấu nước la hán quả
Để chế biến quả này món nước giải khát, trước tiên bạn nên chọn những quả có kích thước to, tròn, ấn vào cảm giác cứng chắc, khi lắc không có tiếng kêu để thành phẩm sau khi nấu ra được ngon miệng.
Trà la hán quả
Bước 1: Rữa kỹ vỏ ngoài để làm sạch phần lông
Bước 2: Tách quả ra thành 2-4 phần, bạn cũng có thể dùng tay bóp nát.
Bước 3: Cho la hán quả vào bình, sau đó rót từ 1-1,5 lít nước sôi. Tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn có thể thêm bớt số
lượng quả cho ngọt vừa miệng.
Bước 4: Để yên khoảng 5-10 phút và thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.
Trà hoa cúc la hán quả
Để làm trà hoa cúc, bạn cần có chuẩn bị 1 quả la hán phơi khô cùng khoảng 25g hoa cúc. Sau đó chế biến như sau:
Bước 1: Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, sau đó cắt la hán quả thành 5-8 lát.
Bước 2: Bỏ trái la hán vào nồi cùng 1,5 lít nước đun sôi, để lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó bỏ hoa cúc vào và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa
Bước 3: Khi đã đến giờ, tắt bếp và để nguội. Lọc phần bã để lấy nước uống
Quả la hán và những bài thuốc tốt
Theo đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện.
Quả la hán vị ngọt, tính mát.
Mùa lạnh, cả người lớn và trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, họng. Khi mắc bệnh, ngoài việc phải điều trị bằng kháng sinh theo đơn của các bác sĩ thì việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh cũng rất tốt. Trong các loại thảo dược thì người ta thường nhắc đến quả la hán.
Theo đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón, bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu gần đây cho thấy la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa. Đặc biệt tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng...
Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có quả la hán:
Nước quả la hán: la hán 1-2 quả nghiền đập vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống thường ngày 1 - 2 lần. Dùng tốt cho người bị viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.
Nước la hán hạnh nhân: La hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước. Ngày sắc 1 lần hoặc hãm uống. Dùng tốt cho người bị viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
Xirô bối mẫu la hán quả: Xuyên bối mẫu 10g, la hán 1 quả. La hán nghiền đập vụn, thêm ít đường hoặc mật lượng thích hợp, nấu sắc kỹ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị lao phổi, viêm khí phế quản, viêm họng khô có sốt, ho khan ít đờm.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh lao? Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hoài Minh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết lao có mức độ lây truyền nguy hiểm hơn Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm chết người nguy hiểm nhất thế giới. Theo ước tính của tổ chức này, mỗi ngày, gần 4.000 người...