Lạ Hải Dương: Trồng khoai lấy ngó, tưởng dở ai dè cho lãi cực khủng
Vài năm trở lại đây, trồng khoai lấy ngó trở thành nghề mới, cho thu nhập cao tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện ( Hải Dương).
Cách đây khoảng 4 năm, một hộ dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa năng suất kém sang trồng khoai lấy ngó. Do đem lại thu nhập cao, từ đây, nghề này được nhân rộng thành hơn chục hộ tại thôn Đại Đồng (xã Lê Hồng).
Ông Bùi Duy Tin cho biết, trồng khoai không nhàn nhã như trồng lúa nhưng cho thu nhập cao hơn nhiều lần. Thời tiết thuận lợi, khoảng 3 – 4 ngày khoai lại cho thu ngó. Mỗi cân ngó, ông Tin đổ buôn với giá 15 nghìn đồng.
Mỗi sào khoai một đợt cho thu khoảng 50 – 60 kg ngó. Theo các hộ dân, khoai ít sâu bệnh nên hiếm khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cách 15 ngày, người dân sẽ bón bổ sung lân để giúp khoai cứng cây, ra ngó nhanh và đều hơn.
Tại Lê Hồng, nhiều hộ dân vẫn tiếp tục tìm đất ruộng hoang hóa thuê lại để trồng khoai lấy ngó.
Video đang HOT
Khoai giống thường được xuống từ tháng 7 Âm lịch, tới gần Tết Âm lịch thì được thu. Những hộ xuống giống sau thì sẽ có ngó để bán vào tháng Giêng năm sau. Khoai được trồng hàng cách hàng 35 cm. Sau đó được phủ rơm để giữ ấm và hạn chế cỏ mọc.
Ông Đặng Văn Hiển, cho biết, 3 ngày qua ông thu được 800 nghìn từ hơn một sào khoai lấy ngó. Số tiền ấy bằng tiền lãi nếu trồng một sào lúa trong một vụ.
Do có kinh nghiệm trồng, ngó khoai của người dân Lê Hồng luôn cháy hàng. Tuy nhiên giá không còn cao như lúc mới có 1 – 2 hộ trồng.
Hiện nay, người dân Lê Hồng đang rất mong mỏi huyện Thanh Miện cũng như tỉnh Hải Dương có phương án hỗ trợ người dân, mở rộng sản xuất nghề trồng khoai lấy ngó. Đồng thời chung tay tìm đầu ra lớn hơn, giúp người dân yên tâm sản xuất.
Người Lê Hồng cần cù, nhạy bén với sản xuất, tiếp cận thị trường. Không chỉ trồng khoai, đầu mỗi thửa ruộng, họ còn trồng cả cây ngổ. Đây là gia vị không thể thiếu khi nấu cùng món ngó khoai để làm canh hay hầm xương.
Khi bán buôn cho đại lý, người dân sẽ đóng bao lớn. Còn khi bán lẻ tại chợ dân sinh, sẽ đóng từng túi nilon với trọng lượng 500gram, “khuyến mại” một nắm rau ngổ. “Như vậy chúng tôi dễ bán hàng hơn, mà người mua cũng tiện lợi”, ông Tin chia sẻ.
Theo Kế Toại (NNVN)
Chán lúa trồng khoai lấy ngó, dễ bán, thu nhập cao gấp 20-30 lần!
Từ việc trồng khoai lấy ngó mà nhiều hộ dân xã Lê Hồng (Thanh Miện, Hải Dương) có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm. Đặc biệt, khoai lấy ngó là cây ưa nước nên bão lụt cũng hiếm khi bị ảnh hưởng, lại có thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Khoai lấy ngó có ưu điểm đẻ khoẻ, cây thấp, chịu sâu bệnh tốt, cho thu hoạch liên tục từ 9 - 12 tháng/năm
Những năm trước đây, cả gia đình anh Bùi Duy Tin ở thôn Hoành Bồ chỉ dựa vào gần mẫu ruộng trồng lúa. Do thời tiết thất thường, sâu bệnh nhiều, năng suất lúa giảm, chi phí đầu tư ngày càng tăng nên gia đình anh gặp nhiều khó khăn. Nhờ một người bạn giới thiệu, anh Tin đã chuyển từ trồng lúa sang trồng khoai lấy ngó.
Năm 2015, học hỏi từ các hộ trồng khoai lấy ngó khác tại địa phương, anh Tin tận dụng 8 sào ruộng trũng để trồng khoai lấy ngó. Sau khi cải tạo lại ruộng, mỗi sào anh trồng từ 1.200- 1.500 mầm khoai với chi phí giống, phân bón gần 3 triệu đồng. Sau 3 tháng xuống giống, mỗi sào khoai cho thu hoạch từ 5-10 kg ngó/ngày. Với giá bán từ 15.000 - 17.000 đồng/kg cho các thương lái đến từ Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh..., mang lại thu nhập cho gia đình anh từ 14-17 triệu đồng/tháng.
Anh Tin cho biết giống khoai lấy ngó được nhập từ Thái Lai với ưu điểm đẻ ngó khoẻ, cây thấp, chịu sâu bệnh tốt, cho thu hoạch liên tục từ 9 - 12 tháng/năm. So với nhiều loại cây trồng khác, khoai lấy ngó dễ trồng, chăm sóc đơn giản, chủ động được nguồn giống nên không tốn nhiều chi phí để thuê nhân công.
Xã Lê Hồng có hơn 10 ha trồng khoai lấy ngó, cho thu nhập bình quân từ 2-2,5 triệu đồng/sào/tháng
Theo chia sẻ kinh nghiệm của một số hộ dân ở xã Lê Hồng, trước khi trồng khoai lấy ngó, cần làm đất kỹ, sau đó rắc vôi bột xử lý đất. Trong quá trình cây phát triển nên bón phân, phun thuốc trừ sâu theo chu kỳ. Người trồng thường xuyên quan sát lá, thân để kịp thời phát hiện cây bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng để phun trừ sâu bệnh và chăm bón phù hợp.
Nếu phát hiện khoai bị nhiễm bệnh cần chủ động khoanh vùng xử lý, tránh để bệnh lây lan. Sau khi lấy ngó xong phải bọc bẹ lá lại ngay để ngó mọc sau phát triển nhanh hơn. Sau 1 - 2 năm thu hoạch, cây khoai sẽ khô dần và không cho ngó nên cần chuẩn bị cây giống để trồng lại. Để khoai lấy ngó phát triển tốt, cho năng suất cao, ruộng cần có nước ra vào thường xuyên.
Là một trong những hộ đầu tiên đưa khoai lấy ngó về trồng, anh Đặng Văn Măng ở thôn Hoành Bồ cho biết gia đình anh trồng hơn 4 sào khoai lấy ngó. Trung bình mỗi tháng cho thu nhập từ 7-8 triệu đồng, cao gấp 20-30 lần so với trồng lúa. Khoai lấy ngó ưa nước nên ruộng có ngập lụt hay bão gió cũng không bị ảnh hưởng. Ngó khoai thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
"Nhiều thời điểm không đủ ngó để bán nên tôi mong muốn tiếp tục được nhân rộng ra các địa phương khác. Ngoài bán ngó khoai, chúng tôi còn cung cấp giống cho người dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên... với giá từ 1.000-1.500 đồng/ mầm", anh Măng nói.
Ông Đoàn Ngọc Hạnh, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lê Hồng cho biết trên địa bàn xã có khoảng 30 hộ dân trồng khoai lấy ngó với tổng diện tích trên 10 ha. Đây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với cây lúa. Nhiều hộ dân trong xã đã vươn lên thoát nghèo nhờ cây này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho chính quyền địa phương để có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện nhân rộng mô hình này.
Theo Đỗ Quyết (Báo Hải Dương)
Phát hiện xác dưới mương nước ở Hải Dương Chiều 21/9, ông Đoàn Duy Việt - Chủ tịch UBND xã Lê Lợi (Gia Lộc, Hải Dương) cho biết, tại địa phương vừa phát hiện một xác đàn ông và chiếc xe máy gãy cổ. Xác này được người dân phát hiện tại khu vực mương nước dọc tỉnh lộ 393 đoạn qua xã Lê Lợi. Ngay sau khi nhận tin báo, Công...