Lá gan qua 100 tuổi vẫn sống tốt trong cơ thể cô gái ngoài 20
Lá gan của cụ bà sống tốt trong cơ thể cô gái, sau đó 6 năm, cô tiếp tục mang thai và sinh con khoẻ mạnh.
Cô gái 19 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm thoi thóp trên giường bệnh do căn bệnh não gan khiến gan suy kiệt, tích tụ chất độc ảnh hưởng đến não.
Ít lâu sau, lá gan của cô ngừng hoạt động hoàn toàn, bác sĩ chỉ định phải ghép gan khẩn cấp để cứu tính mạng. Cô được đưa vào danh sách chờ ghép ưu tiên.
Tuy nhiên không có ai tình nguyện hiến sống. Một lá gan của của cụ bà 93 tuổi đã chết khi đó là lựa chọn cuối cùng.
Lá gan này đã bị tất cả các trung tâm ghép tạng khác từ chối vì quá già và chứa u nang do nhiễm ký sinh trùng.
May mắn sau ca ghép gan vào tháng 3/2008 tại Viện cấy ghép gan thuộc ĐH Inonu ở Malatya, Thổ Nhĩ kỳ, cô gái hồi phục rất tốt.
Thậm chí 6 năm sau, cô còn mang thai và hạ sinh bé gái khoẻ mạnh. Ở tuổi 26, khi con gái tròn 1 tuổi, cô ấy cũng làm lễ kỷ niệm mừng lá gan ở tuổi 100.
Ngày càng có nhiều ca ghép gan từ nguồn hiến tặng của những người cao tuổi
Ca ghép gan thành công là minh chứng cho thấy, nội tạng của chúng ta có thể sống lâu hơn chính chủ nhân của nó. Nhưng cũng có những trường hợp, nội tạng đã “chết” ngay khi cơ thể còn rất trẻ, như trường hợp cô gái nói trên.
Do đó, độ lão hoá của nội tạng hay còn gọi là tuổi sinh học có ý nghĩa quan trọng hơn số tuổi bạn sống trên đời.
Trên thực tế, 2 tuổi này không phải lúc nào cũng khớp nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố di truyền, lối sống và môi trường, ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ sẽ khiến chúng ta già nhanh nhưng không đồng nghĩa các cơ quan nội tạng cũng bị lão hoá theo.
Vì vậy, nhiều người dù có vẻ ngoài rất trẻ trung ở tuổi 38 tuổi nhưng thận đã bị teo tóp, suy chức năng như người 61 tuổi. Nhưng cũg có khi ở độ tuổi 80 nhưng trái tim vẫn khoẻ như người mới bước qua tuổi 40.
Video đang HOT
“Cơ thể chúng ta như một chiếc ô tô. Theo thời gian, toàn bộ hoạt động của chiếc xe bị suy giảm nhưng một số bộ phận hao mòn nhanh hơn những bộ phận khác”, nhà di truyền học Michael Snyder của ĐH Stanford ví von.
Dù vậy, việc xác định độ tuổi sinh học của các cơ quan không hề đơn giản, đòi hỏi phải kiểm tra chi tiết từng cơ quan về cấu trúc mô, cấu tạo tế bào, thậm chí của DNA mới có thể đánh giá chính xác.
Từ tuổi 40, tim đã bắt đầu suy thoái
Tuy nhiên dựa theo số liệu của các ca ghép tạng, người ta nhận thấy tim và tụy dễ bị suy thoái theo thời gian, qua 40 tuổi đã suy giảm chức năng, với phổi có thể mở rộng đến 65 tuổi, phổi của người sống ở thành phố, khu vực ô nhiễm sẽ bị lão hoá nhanh hơn.
Riêng giác mạc là cơ quan có sức đề kháng cao nhất, ít liên quan đến độ tuổi của người hiến tặng.
Ông Richard Siow, Giám đốc nghiên cứu lão hóa tại King’s College London, Vương Quốc Anh cho biết, tất cả những gì chúng ta ăn, cách ăn, cách ngủ và chất lượng giấc ngủ đều tác động đến các cơ quan nội tạng theo những cách khác nhau mà khoa học chưa lý giải được.
Ở cấp độ vi mô, khái niệm tuổi của cơ quan nội tạng còn khó lý giải hơn. Theo thời gian, các tế bào đều bị hao mòn nhưng tốc độ hoàn toàn khác nhau. Một tế bào hồng cầu lưu thông trong tĩnh mạch và động mạch có thể sống trung bình 4 tháng trong khi đáng ra, chúng cần được thay mới sau vài ngày.
Trong khi đó tế bào não hay thần kinh không được thay mới định kỳ mà già theo tuổi thực của cơ thể.
Làm cách nào để trẻ hoá nội tạng?
Mới đây, một nhóm nhà khoa học tại ĐH Stanford đã xác định được ít nhất 87 phân tử và vi khuẩn trong cơ thể có thể được sử dụng làm các chỉ dấu ước tính tuổi của nội tạng.
Giờ đây, với những tiến bộ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, người ta có thể ước tính tuổi của tế bào và nội tạng chính xác hơn. Một trong những phương pháp này liên quan đến quá trình methy hoá của DNA.
Một nghiên cứu đã tính được tuổi sinh học của mô vú trên cơ thể phụ nữ thường già nhanh hơn tuổi của họ. Đây có thể là lời giải thích cho câu hỏi vì sao nhiều phụ nữ dễ mắc ung thư vú.
Vì vậy, nếu chúng ta có thể tìm ra cách đảo ngược quá trình methyl hoá, giúp các mô, tế bào của mình trẻ hơn có thể giúp đẩy lùi ung thư hoặc dự báo sớm ung thư.
Ở cấp độ tế bào, đây là mục tiêu hoàn toàn khả thi. Vào tháng 3 năm nay, các nhà nghiên cứu tại ĐH Stanford cho biết họ đã tìm ra cách làm trẻ hoá tế bào trên những người cao tuổi bằng cách khiến chúng sản sinh ra yếu tố yamanaka, là những protein trước đây được chứng minh có khả năng biến các tế bào trở lại trạng thái mầm phôi.
Sau một vài ngày thực hiện, các tế bào của các tình nguyện viện đã trẻ hơn thêm nhiều năm.
Tuy nhiên để thực hiện ở cấp độ toàn cơ thể khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng đây là khởi đầu cho những bước tiến xa hơn trong việc tìm ra các phương pháp quay ngược đồng hồ sinh học của tế bào và mô mà không cần loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
Trong khi chưa tìm ra phương pháp đảo ngược quá trình lão hoá, hiện các nhà khoa học vẫn đang tập trung vào việc kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh cho con người.
Các loại thuốc như rapamycin, metformin và lithium kết hợp tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh được chứng minh là những phương pháp điều trị có triển vọng để trì hoãn sự khởi phát các bệnh và các vấn đề đi kèm với tuổi già, tuy nhiên vẫn không phải là can thiệp để đảo ngược lão hoá.
Các nhà khoa học cũng thống nhất, dù độ lão hoá trong mỗi cơ quan không giống nhau nhưng vẫn liên kết với nhau, do đó nếu một cơ quan già đi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan khác của cơ thể. Chẳn hạn, nếu bạn bị viêm khớp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến não và tim.
Cô gái được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam mong tái sinh lần 2
Sau gần 17 năm được ghép gan cô gái trẻ Nguyễn Thị Diệp lại đối mặt với nguy cơ tái ghép gan mới giữ được sự sống.
Diệp trên giường bệnh với hy vọng được ghép gan lần 2
Mẹ muốn tiếp nối bố hiến gan cho con, nhưng...
Gần 1 năm nay, Nguyễn Thị Diệp (SN 1995 ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), bệnh nhân ghép gan đầu tiên ở Việt Nam, liên tục nhập viện vì dấu hiệu sơ hóa toàn bộ gan. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sinh mạng của Diệp hoàn toàn phụ thuộc vào lần tái ghép gan.
Cả cơ thể Diệp giờ nhuộm một màu vàng bủng, từ 50kg sau những đợt điều trị giờ em chỉ còn 42kg. Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, Diệp khe khẽ nói: "Buồn quá chị ạ, em những tưởng mình khỏe rồi, đi làm được rồi, thế mà giờ lại nằm bẹp ở đây và lại chờ ghép tạng".
Xoa nhè nhẹ lên cánh tay con tím bầm những viết lấy ven để truyền thuốc, chị Phạm Thị Thoa miệng cười nhẹ nhưng giọt lệ cứ đong đầy trong mắt: "Có mỗi cô con gái mà từ bé đến lớn cứ lấy bệnh viện làm nhà. Chị muốn hiến một phần gan để ghép cho con trong lần tới nhưng...".
Tiếp lời mẹ, Diệp chia sẻ: "Em không muốn mẹ hiến gan cho em bởi từ ngày bố hiến gan cho em đã yếu hẳn, trăm sự đều đổ lên đầu mẹ. Giờ mẹ lại hiến nữa thì gia đình em biết phải làm sao".
Trước đó, sau ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam (ngày 31/1/2004) và nhiều năm sau, sức khỏe phục hồi, Diệp lại đi theo ngành dược để có thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm lo cho mọi người. Tốt nghiệp, Học viện Quân y lại tiếp tục cưu mang khi nhận Diệp về công tác ở khoa Dược với công việc nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe.
2 năm công tác tại Bệnh viện Quân y 103 là thời gian sức khỏe của Diệp rất tốt, có lẽ cũng vì thế mà Diệp chủ quan hơn. "Ban đầu em thấy cơ thể mệt mỏi, đi ngoài nhiều nhưng không nghĩ bệnh mình trở nặng.
Chỉ đến khi bụng trướng to, không ăn uống được, lúc đó em mới tìm đến bác sĩ. Kết quả xét nghiệm men gan tăng cao, xơ gan. Được điều trị nhưng các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm", Diệp chia sẻ.
Mỗi ngày, để đảm bảo sức khỏe, Diệp được chỉ định truyền huyết tương, đạm 2 lọ/ngày và cách ngày truyền Abumin... "Diệp ngày càng yếu, chỉ có thể đi lại vệ sinh túc tắc trong phòng còn không thể tự mình đi ra ngoài được.
Hôm trước, bác sĩ điều trị có nói các chỉ số của Diệp rất kém, bệnh viện đã tính đến việc ghép lại gan cho Diệp, đã đưa vào danh sách chờ ghép", chị Thoa cho hay.
Ghép gan lần 2 sẽ phức tạp nhưng cơ hội sống vẫn rộng mở
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá, PGS. TS. Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: "Gan ghép cũng có tuổi thọ, tuy nhiên chúng tôi đánh giá trường hợp của Diệp là thành công lớn khi gần 17 năm Diệp sống với gan mới của bố. Đây là trường hợp ghép gan có kết quả dài nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, gan là tạng lạ của cơ thể nên khi vào cơ thể luôn luôn có xu hướng đẩy tạng ghép ra ngoài (quá trình thải ghép)".
Nhắc đến Diệp, ông Mạnh nhận định: "Quá trình thải ghép âm thầm diễn ra nhiều năm, tuy nhiên gần đây Diệp có những đợt thải ghép mãn tính mạnh khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, tăng men gan, ăn uống kém, mệt mỏi hơn.
Do cấu trúc giải phẫu phần gan lấy để ghép cho cháu có những biến đổi về mạch máu, về tổ chức, nên chức năng tạng của cháu đã bắt đầu vào giai đoạn xấu, cần phải tính đến chuyện ghép gan. Thời gian ghép lúc nào còn phụ thuộc vào sức khỏe của cháu".
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tạng và kinh phí để thực hiện ca ghép gan lần 2 cho Diệp. "Cháu có 2 em trai (một đã trưởng thành) và mẹ. Nguồn gan từ huyết thống thân thuộc là tốt nhất. Nếu không có thì cơ hội vẫn còn rộng, từ người chết não hoặc người khác hiến một phần gan cho cháu", ông Mạnh cho hay.
Theo ông Mạnh, so với ghép gan lần 1, nếu Diệp ghép gan lần 2 sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn, vì cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại mảnh ghép và tình hình miễn dịch của bệnh nhân sẽ càng khó khăn hơn. Việc quản lý bệnh nhân sử dụng thuốc và phòng tránh các biến chứng cũng khó khăn hơn lần đầu.
"Nhưng như vậy không có nghĩa là không thực hiện được. Tôi hy vọng có đủ tài chính và nguồn gan ghép, cháu Diệp hoàn toàn có thể ghép gan", PGS. TS. Mạnh nói.
Kỹ thuật ghép tạng có nhiều bước tiến vượt bậc Với những thành tựu trong lĩnh vực ghép tạng trong những năm gần đây, các chuyên gia thế giới đã công nhận kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam là thường quy và đạt đến tầm quốc tế. Được biết đến là cái nôi của ngành ghép tạng Việt Nam, với ca ghép thận đầu tiên trên người năm 1992, sau 28 năm...