Lá gan cứng như đá vì nghiện rượu và thuốc lá
Thói quen hút thuốc và uống rượu thường xuyên khiến lá gan của anh Lý (Trung Quốc) bị xơ cứng, nặng đến 5,5 kg.
Theo Sina, thanh niên họ Lý ngụ tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, có thói quen uống rượu và hút thuốc là thường xuyên. Bình thường, mỗi ngày, Lý hút hai bao thuốc và uống nửa lít rượu trở lên khi nhậu. Hậu quả, lá gan của bệnh nhân đã mất đi chức năng sinh lý.
Thời gian đầu, bệnh nhân cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, đôi khi thấy buồn nôn, bụng căng tức. Vì tình trạng không cải thiện trong nhiều ngày, nam thanh niên này mới đi khám.
Anh Lý sau khi phẫu thuật. Ảnh: Sina.
Tại khoa Nội gan mật, Bệnh viện Nhân dân số 3, thành phố Thâm Quyến, Lý được chẩn đoán xơ gan giai đoạn 4 – giai đoạn cuối cùng của xơ gan. Hơn thế nữa, kết quả sinh thiết còn cho thấy Lý mắc ung thư gan nguyên phát. Khối ung thư đã xâm lấn đến phân nhánh của tĩnh mạch cửa. Bề mặt gan phù nề làm cho phần bụng bệnh nhân to hơn rất nhiều so với người bình thường.
Bác sĩ Khương Nam – Chủ nhiệm khoa Nội gan mật, Bệnh viện Nhân dân số 3, Thâm Quyến, cho biết phương pháp duy nhất để cứu bệnh nhân là thay gan. Điều đó phụ thuộc vào nguồn hiến tạng phù hợp.
May mắn, sau một tháng chờ đợi, bệnh nhân đã có nguồn hiến gan. Lá gan được lấy ra từ cơ thể anh Lý có đường kính hơn 30 cm và trọng lượng lên đến 5,5 kg, xơ cứng như đá. Hiện tại, bệnh nhân đã phục hồi khá tốt, có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh.
Video đang HOT
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo những người trẻ nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, giữ lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, người dân nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có kế hoạch dự phòng cụ thể.
Theo Zing
Nhiều người cai nghiện thuốc lá thành công
Mỗi năm trên thế giới có hơn 6 triệu người chết vì thuốc lá. Tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong một năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) con số này sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030 nếu Việt Nam không có những biện pháp kịp thời để hạn chế số người hút thuốc lá.
Ảnh minh họa
Việt Nam đã tham gia Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá. Mục tiêu của công ước khung là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc, bằng việc cung cấp một khuôn khổ cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá.
Chúng ta cũng đã có Luật phòng chống tác hại thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt là có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, bên cạnh việc xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng, một trong những biện pháp vừa nhằm tránh được tổn thất cả về sức khoẻ và kinh tế chính là cai nghiện thuốc lá.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động người nghiện từ bỏ thuốc lá, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cũng đã triển khai một số mô hình cụ thể nhằm hỗ trợ người cai nghiện thuốc lá.
Từ năm 2015 Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) đã giao Bệnh viện Bạch Mai nhiệm vụ thành lập đơn vị tư vấn cai nghiện thuốc lá nhằm hỗ trợ cho những người hút thuốc muốn cai thuốc.
Đơn vị tư vấn cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Bạch Mai gồm có Phòng tổng đài tư vấn hỗ trợ cai thuốc lá miễn phí với số hotline là 18006606 và phòng tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá trực tiếp miễn phí. Sau gần 5 năm hoạt động, Tổng đài và phòng tư vấn trực tiếp đã hỗ trợ điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Trên fanpage "Bệnh viện Bạch Mai - Tư vấn cai nghiện thuốc lá 18006606", anh Bùi Sỹ Toại đã tìm đến đơn vị tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá ngay từ đầu ngày thành lập, chia sẻ: "Tôi đã từng được đơn vị tư vấn cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ cai nghiện và tôi đã cai được mấy năm nay. Từ ngày đến đây, tôi chưa từng một lần nào hút lại thuốc. Tôi khẳng định từ giờ đến cuối đời tôi không để khói thuốc lá làm u ám cuộc đời tôi.
Chương trình cai nghiện thuốc là một chương trình phi lợi nhuận tuyệt vời mà tôi từng biết đến. Các bạn tư vấn rất nhiệt tình, đã chỉ cho tôi hiểu được sự nguy hại của thuốc lá. Chúc đơn vị tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá ngày càng phát triển và giúp được nhiều người thoát khỏi khói thuốc lá".
Tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ khi được đưa vào hoạt động năm 2015 đến nay, tổng đài đã tiếp nhận gần 60.000 cuộc gọi đến và tư vấn được 36.693 cuộc gọi.
Kết hợp đánh giá nhu cầu cai thuốc và mong muốn giúp đỡ bệnh nhân nhiều hơn, ngăn ngừa tái nghiện, từ năm 2017, tổng đài triển khai thêm chương trình gọi lại chủ động cho người hút thuốc muốn cai thuốc. Đến nay, tổng đài tư vấn đã và đang hỗ trợ gọi lại cho hơn 4.000 bệnh nhân, bước đầu giúp cho gần 800 người cai thuốc lá thành công (dừng hút thuốc trên 1 năm).
Bên cạnh Tổng đài tư vấn qua điện thoại, Phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp cũng tích cực hoạt động hỗ trợ điều trị cai nghiện cho những người hút tự đến hoặc những bệnh nhân nhập viện có hút thuốc.
Đến hết tháng 10-2019, Phòng tư vấn đã tiếp nhận hỗ trợ cho 466 bệnh nhân đến trực tiếp bệnh viện và gần 900 bệnh nhân nội trú. Số lượng bệnh nhân tái khám và theo dõi được kết quả cai nghiện thuốc lá thành công là 220 người, 635 người đang cai thuốc và được theo dõi để tiếp tục hỗ trợ phòng tái nghiện.
Bên cạnh việc mở rộng quy mô, tư vấn viên được đào tạo chuyên sâu, chất lượng tư vấn tốt hơn, tại Bệnh viện Bạch Mai, các cán bộ nhân viên cũng tư vấn ngắn cai thuốc lá cho hàng nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú. Công tác truyền thông thực hiện đa dạng trên mạng xã hội Facebook và Youtube, tác động mạnh đến người sử dụng thuốc lá.
GS.TS. Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc điều hành Bệnh viện - Trưởng Ban chỉ đạo chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết Bệnh viện luôn chú trọng đến công tác phòng chống tác hại thuốc lá. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Tổng đài và phòng tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá trực tiếp giúp cho ngày càng nhiều người hút thuốc cai thuốc thành công góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Từ bỏ thuốc lá mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân người nghiện thuốc và cộng đồng, từ sức khoẻ đến lợi ích kinh tế. Bởi vậy, hãy từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay vì chính bản thân bạn và những người thân yêu.
Việt Hà
Theo CAND
Bệnh lao phổi có lây không? Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn với câu hỏi bệnh lao phổi có lây không? 1. Bệnh lao phổi có lây không? Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ...