Là gái ế vì khư khư giữ “cái ngàn vàng”
Màng trinh là của tôi, tôi muốn cho ai là quyền của tôi. Tôi muốn dành cho người sẽ làm chồng, làm cha của con tôi dù người đó có nghèo, xấu xí đi chăng nữa.
Xin chào các bạn, hiện tại tôi đang rất mệt mỏi, bế tắc nên quyết định viết những dòng tâm sự của mình. Mong các bạn cho tôi lời khuyên, lời an ủi chân thành nhất.
Năm nay tôi 31 tuổi, vì vậy cũng được coi là “ế”. Do cuộc sống khó khăn, tôi đã khăn gói từ Bắc vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau bao năm cực khổ vừa đi học vừa đi làm cuối cùng tôi cũng đã kiếm được 1 công việc ổn định, đúng chuyên nghành của mình.
Tôi giật mình thấy mình đã lớn tuổi, thấy cần lập gia đình. Mấy bạn bè trước kia để ý đến tôi giờ họ đã vợ con đề huề. Tôi nhìn đi nhìn lại không có đối tượng nào hợp với mình. Nghe theo lời người bạn tôi đã mở rộng quan hệ của mình bằng việc hẹn hò trên trang web diễn đàn kết bạn, facebook hay bạn bè giới thiệu…
Ảnh minh họa (Nguồn: inmagine)
Tôi không phải là 1 cô gái xấu. Theo bạn bè nhận xét thì tôi có khuôn mặt nét, có duyên tuy chiều cao hơi khiêm tốn chỉ có 1m52, ăn mặc giản dị. Qua 1 thời gian vận động, tôi cũng đã có 1 vài đối tượng làm quen và cũng có 1 vài cuộc tình.
Nhưng tất cả các cuộc tình này đều kết thúc 1 cách trống vắng, tẻ nhạt và diễn ra trong 1 thời gian ngắn. Lý do là các anh chàng đó đến với tôi 1 thời gian thì ai cũng đòi hỏi chuyên kia. Trong khi tôi thì không đáp ứng được yêu cầu của họ mặc dù tôi luôn chân thành, nhiệt tình.
Video đang HOT
Tôi biết chữ “trinh” bây giờ không còn mấy nặng nề nữa, tuy nhiên mỗi người mỗi quan điểm khác nhau. Màng trinh là của tôi, tôi muốn cho ai là quyền của tôi. Tôi muốn dành cho người sẽ làm chồng, làm cha của con tôi dù người đó có nghèo, xấu xí đi chăng nữa.
Bước sang tuổi 31, cả nhà tôi ai cũng lo, ba mẹ thì như ngồi trên đống lửa. Nào là ba mẹ đi coi bói, đi cắt tiền duyên… làm đủ mọi cách để chống ế cho tôi nhưng vẫn không chống được.
Thấy ế quá và không còn tin vào những cuộc hẹn hò với mấy anh chàng độc thân, tôi quyết định chuyển hướng. Đối tượng của tôi là 1 anh chàng hơn tôi 12 tuổi đã li dị và có 1 con trai 13 tuổi. Những tưởng mọi thứ sẽ tốt đẹp, ai ngờ sau 5 tháng quen anh ta lại giống mấy anh chàng trước đề cập đến chuyện kia. Biết quan điểm của tôi anh ta dần dần lẩn trốn và mất hút.
Ảnh minh họa (Nguồn: inmagine)
Tôi rất buồn và thất vọng về đàn ông, phải chăng giờ chúng tôi ế là phải chịu như vậy? Tuy nhiên, vẫn có những anh chàng tốt bụng nhưng có lẽ số tôi không có duyên để gặp họ.
Tết này lại sắp bước lên 1 bậc cao nữa, tôi lại phải đối mặt với việc về quê trước những lời hỏi thăm của mọi người “khi nào lấy chồng đây?”. Nhưng những đối tượng mà tôi gặp là như vậy đó, thử hỏi tôi có nên hay không?
Theo afamily
Cháu trót yêu "gã nhà quê"
Anh ấy ăn nói rất lưu loát, chứ không nói hề ngọng như cháu vẫn nghĩ về người nhà quê
Bố mẹ cháu đều xuất thân từ nông thôn lên Hà Nội lập nghiệp. Tuy đã sống ở thủ đô khá lâu và gia đình cháu cũng thuộc vào loại có của ăn của để, nhưng cách suy nghĩ của bố mẹ cháu vẫn "nhà quê". Chẳng hạn, bố mẹ cháu vẫn giữ ngôi nhà ông bà nội cháu để lại, thuê người trông nom và tháng nào cũng bắt anh em cháu phải về quê một lần (khoảng cách cả đi cả về gần 150km bác sĩ ạ). Theo kế hoạch thì đây sẽ là nơi bố mẹ cháu dưỡng già sau khi về nghỉ hưu và khi chúng cháu đã có công ăn việc làm đầy đủ. Về quê thì mệt mỏi, thiếu thốn đủ thứ nên chúng cháu chỉ thích về một ngày thôi, chứ hai ngày là chán. Bố mẹ cháu cố gắng để anh em cháu thấy yêu thích quê hương, nhưng thực sự là cháu thấy mệt mỏi mỗi khi về quê. Nhưng cháu thấy kinh khủng nhất là chuyện bố mẹ cháu chọn người yêu cho cháu. Lý do chọn người yêu cho con gái của bố mẹ cháu rất đơn giản: Ông bà, bố mẹ người ấy tốt sức khỏe tốt, chăm chỉ làm ăn, học giỏi, không có điều tiếng gì với bà con làng xóm láng giềng...
Lúc còn bé thì không sao nhưng càng lớn thì cháu lại càng bị ám ảnh bởi vụ hứa hôn của bố mẹ cháu, nhất là cái người mà bố mẹ cháu nhắm cho cháu thi đỗ đại học năm ngoái, với điểm số rất cao. Bố mẹ cháu về tận quê đón con rể tương lai lên nhà ăn nghỉ một tuần để thi đại học cho tốt. Rồi bố mẹ cháu kết luận cháu phải để người ấy dạy kèm để thi đỗ đại học năm nay. Cháu uất ức vì không hiểu sao bố mẹ không tin mình mà lại đi tin vào cái người nhà quê ấy. Cháu phản ứng ra mặt và người ấy cũng hiểu được vấn đề nên rất ít khi đến nhà cháu (người ấy cứ đến nhà là cháu lại tót đi chơi với bạn bè). Cứ mỗi lần nghĩ đến người ấy là cháu lại thấy tự ái và động lực học tập của cháu cứ tăng lên vùn vụt. Và cháu đã thi đỗ đại học năm nay. Bố mẹ cháu giờ đã nhìn cháu khác hơn nhưng có vẻ vẫn hay so cháu với người ấy: Nào là điểm thi của người ấy cao hơn của cháu, người ấy cùng lúc thi đỗ 2 trường...
Mấu chốt của vấn đề là vào ngày sinh nhật của cô bạn cùng lớp với cháu (không phải là bạn thân) vào cuối tuần qua, người ấy xuất hiện và được giới thiệu là bạn trai của cô bạn gái. Cháu như chết lặng bác sĩ ạ! Cháu không dám hỏi tại sao cô bạn cháu lại quen người ấy. Cháu chưa bao nghe người ấy nói (và thực tế hôm đó người ấy không hề nói ngọng như cháu vẫn nghĩ). Cháu chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt người ấy (người ấy có khuôn mặt rất đàn ông và đôi mắt rất sáng). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy biết chơi thể thao (người ấy là đội trưởng bóng đá của khoa). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội (người ấy là đội trưởng đội tình nguyện)...
Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu. Cả tuần nay cháu cảm giác như người bị mất của bác sĩ ạ, mất một món đồ có giá trị lớn lắm. Chẳng nhẽ đây lại là bi kịch đến với cháu khi cháu chuẩn bị được nếm mùi cuộc sống sinh viên?
Cháu mong bác sĩ cho cháu một liều thuốc lúc này, càng sớm càng tốt bác sĩ ạ!
Thu Minh
Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu (Ảnh minh họa)
"Mất chân" với thực tế
Thu Minh thân!
Trước hết xin chúc mừng cháu đã thi đỗ đại học, tôi biết đây là một bước ngoặt cuộc đời với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam. Tôi sẽ cho cháu (với tư cách là tân sinh viên, người trí thức tương lai) không phải một mà là ba liều thuốc dưỡng sinh: Liều đầu tiên là học quan hệ giữa khách quan với chủ quan trong tâm lý cuộc sống liều thứ hai là tôn trọng con người, nhất là những người ở xa, người ở thôn quê, người nhà quê liều thứ ba là ý thức về cái dốt của mình để sống khiêm nhường, không phải cái gì mình cũng biết hết.
Trong lịch sử khoa học thế kỷ 20, các nhà khoa học nôm na phân biệt những gì khách quan với những gì chủ quan. Nhưng khi chúng ta đi vào chi tiết hơn thì khách quan và chủ quan như âm dương với nhau vì hai quan điểm này xuất phát từ trí con người. Ví dụ nói tình yêu là chủ quan, nhưng khách quan phải có chuẩn này hoặc chuẩn khác để biết những cớ và bàn cớ yêu thật sự là gì. Anh yêu tôi thì anh hôn tôi. Nhưng hôn thế nào, lúc nào, ở đâu, nói gì thì chỉ có hoàn cảnh và tình hình cụ thể như thế nào mới cho biết cái hôn có phải là thật tình hôn yêu. Nói cách khác, lấy cái chủ quan con người đánh giá những gì mình cho là khách quan, rồi phải thấy những gì khách quan là đều do tính chủ quan mình suy diễn và phân tách ra. Người khoa học phải biết "nghi vấn" tất cả những gì mà lúc ban đầu ta cho là khách quan hoặc chủ quan. Nhà triết học Descartes nói cái lô-gích lý trí (la rationnalité) phải trải qua cái sàn lược nghi vấn (le doute méthodique).
Chỉ như thế mình mới có thể nghĩ người ở quê không phải người nào cũng là người quê mùa cả. Trường hợp của cháu là gia đình đã cáo buộc các con "về" quê giữ nhà mà các con không có ý thức, cảm xúc rằng nhà này là nhà của gia đình, là của cải của ông bà để lại. Chắc ở đó không có truyền hình cáp, không có Internet, không có các trung tâm mua sắm...? Không thích về quê nên không thích người ở quê. Nói cách khác, nhà ai nấy lo, chuyện ai nấy làm. Thế thì càng thêm không chấp nhận bố mẹ "lo" đến tương lai học vấn và tình cảm của mình, nghĩ là ông bà không tin tưởng nơi con đúng mức. Thế thì ta chỉ cần bố mẹ giữ vị trí cung cấp kinh phí - làm kho bạc thôi. Bố mẹ mình vốn từ thôn quê ra thành phố, nhưng vẫn là... người nhà quê đấy.
Liều thuốc chót là thuốc ngừa "mất chân" với thực tế mà chỉ xem biết bề ngoài, thấy hình tượng mà tưởng như hình thật. Về ngôn ngữ học, khi con người kết một danh từ vào một thực trạng thì thực trạng ấy phải tuân theo ý nghĩa và nội dung của danh từ ấy (thuật ngữ khoa học là énon-cé performatif): Anh ấy là "nông dân" thì không thể nào chúng ta có thể tin tưởng anh ấy là người có danh tài... vì không nông dân nào có tài.
Thân
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thích "phi công" nhưng không dám ngỏ lời Thích nhau rồi em mới phát hiện ra anh ấy ít tuổi hơn, em muốn chủ động với anh nhưng không dám. Em năm nay 26 tuổi đi làm cũng được 2 năm và em là người miền trung vào nam lập nghiệp , nhưng em chưa có mối tình nào cả, khi em nói vậy thì không ai tin được. Khi còn...