Lạ đời: Ngũ loại rau dại độc lạ, là đặc sản Việt Nam được săn lùng
Rau mớp, rau tai voi, cải rừng tía, rau muối, rau vẩy ốc là 5 trong số những loại rau dại độc lạ, mọc hoang ở nước ta nhưng có thể ăn được, thậm chí có loại đã trở thành rau đặc sản.
1. Rau tai voi
Rau tai voi còn có tên gọi khác là rau tai nai. Đây là cây thân thảo nhỏ, lá mọc quanh gốc hình bầu dục hoặc trứng thuôn dài.
Là một loài thực vật ở Việt Nam. Cây thường mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo suối trong rừng các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, qua Quảng Bình, Quảng Nam-à Nẵng, tới các tỉnh Tây Nguyên.
Rau tai voi có thể sử dụng để xào, luộc hoặc nấu canh. Ăn rất ngon và cũng là một bài thuốc dân gian.
2. Rau mớp gai
Mớp gai (còn gọi là ráy gai, rau mớp, càng tôm) là loại cây hoang dã thường mọc nơi vườn rậm, bờ bãi ven sông, chỗ đất ẩm thấp, nhiều nhất ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Dân Việt)
Cây mớp tương tự cây môn nhưng thân cứng cáp hơn, phiến lá có nhiều rãnh sâu (giống như lá ráng). Cọng lá già có nhiều gai nhọn, sắc nằm giữa thân, phải cẩn thận để tránh trầy xước khi chạm phải. Cọng lá non suôn dài màu xanh nhạt với những gai nhỏ nham nhám, và phần trên cùng, lá có màu nâu.
Theo các nhà khoa học, toàn thân cây mớp gai có chứa saponin triterpin, thân rễ có chứa nhiều tinh bột. Theo y học dân gian, cây mớp gai có vị đắng chát, cay, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng,… (Ảnh: NLĐ)
Rau mớp có thể làm gỏi, muối chua hay xào nấu ăn rất ngon và lạ miệng. (Ảnh: Dân Việt)
Video đang HOT
3. Rau muối
Rau muối dại là loại cây mọc hoang được bà con dân tộc miền núi dùng để làm món ăn đồng thời là vị thuốc chữa bệnh rất tốt.
Cây rau muối dại có rất nhiều nhánh nhỏ, thân cây nhẵn, lá thường mọc so le và có phần cuống ngắn, trên bề mặt của lá có một lớp phấn bột giống như rắc muối nên người dân mới gọi tên loại cây này là cây rau muối. Ảnh: Wikimedia commons.
Theo dân gian, rau muối có tính bình, ngọt, giúp cơ thể thanh nhiệt, thông ấm tỳ vị, trị đau răng, sát trùng, nhuận tràng và đau nhức xương khớp… Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cây rau muối dại, bạn có thể tham khảo. Ảnh: Survival.org.au.
4. Rau vẩy ốc
Rau vẩy ốc phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, nó thường mọc ởnơi ẩm mát, ven rừng nương rẫy, nhất là dọc các lối đi vào rừng ở các vùng núi cao từ 700-2000m của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc vào tận Lâm Đồng. Có thể thu hái cây vào mùa Hạ – Thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Lá và ngọn non của rau vảy ốc có thể dùng để nấu canh. Ảnh netdepnguoiviet.
5. Rau cải tía
Rau cải rừng tía không phải là loài rau cải nhà thường thấy đem trồng trong rừng, mà nó là loài cây hoang dã trong rừng không thuộc họ Cải. Cây cải rừng tía hay còn gọi là rau cẩn, rau bướm, hoa tím ẩn. Cải rừng tía có lá mọc chụm ở mắt đất, lá có phiến hình tam giác, đầu lá nhọn, đuôi lá hình tim. Phiến lá không có hoặc có rất ít lông. Cuống lá dài bằng 2/3 phiến lá. Hoa màu trắng hoặc tím dợt.
Hoa của cây cải tía rừng.
Cải rừng tía phân bổ ở ven đường, cửa rừng, nương rẫy bỏ hoang, rừng nghèo kiệt, trảng cỏ tranh, nơi có đất ẩm và ánh sáng từ bán phần dương trở lên.
Phần ngọn non và lá non của Cải rừng tía có thể ăn được, vị đắng nhạt, dùng trong các món xào, luộc, nấu canh. Thực phẩm từ cải rừng tía còn đem lại tác dụng tiêu độc chống viêm.
Theo Danviet
Trồng rau rừng, ít chăm vẫn cứ xanh tốt, bán chạy như tôm tươi
Huyện Kon Plông (Kon Tum) không chỉ nổi tiếng về các loại sâm như sâm đá, thả sâm dây mà gần đây còn nổi tiếng bởi các loại rau rừng thơm ngon bổ dưỡng. Từ những loài rau rừng hoang, người dân đã đem về trồng trong vườn, rẫy của nhà và bán chạy như tôm tươi.
Đến với rau rừng (rau lủi) là một câu chuyện dài và bất ngờ với anh Phùng Thế Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Gia Việt. Bởi khi đặt chân đến Kon Plông, hướng của anh là cung cấp các chế phẩm sinh học xuất xứ từ Nhật Bản và phát triển cây ăn quả. Vậy mà, chỉ sau một thời gian ngắn, anh sử dụng gần hết quỹ đất (6/7ha) để đầu tư phát triển loại rau còn kén người ăn, chưa thịnh hành trên thị trường - rau rừng.
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn rau bạt ngàn xanh tốt, anh Hùng cười, chia sẻ về cơ duyên: Ban đầu tôi không thích loại rau này, không hiểu sao, bây giờ lại có duyên với nó thế.
Cách đây khoảng 3 năm, nhìn bà con hay hái rau rừng ăn, anh cũng thử hái về trồng. Tuy nhiên, khác với nhiều người, anh thấy không mấy hấp dẫn.
Công nhân Công ty TNHH Bảo gia Việt chăm sóc rau rừng
Tình cờ trong nhiều lần đi công tác qua các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... vào các bữa tiệc sang trọng, anh đều thấy đĩa rau rừng quen thuộc. Thậm chí, nhiều vị khách còn quyết tìm đến một số nhà hàng chỉ vì..."phải lòng" món rau rừng.
"Các nhà hàng, khách sạn bán được chắc chắn mình cũng sẽ bán được. Tại sao không phát triển thành thương hiệu rau rừng Măng Đen, tôi lóe lên ý nghĩ" - anh kể.
Ý tưởng táo bạo đó nhanh chóng được anh thực hiện. Từ đám rau nhỏ, anh sang hàng xóm mua 3kg giống về thử trồng xen vào vườn cam với ý nghĩ nếu thành công sẽ cắt bán, không thì trồng phủ để cỏ khỏi mọc.
Chẳng cần chăm bẵm nhiều, vườn rau cứ thế xanh tốt. Anh cắt, thử đem ra Hà Nội chào hàng. "Thoạt đầu họ không dám mua vì sợ mình không đủ số lượng để cung ứng đều. Sau quá trình thuyết phục, chứng minh có thể cung ứng đầy đủ, họ đã đồng ý đặt hàng" - anh Hùng nói.
Có đơn hàng ổn định, anh nghĩ đây là hướng đi đúng và bắt đầu nhân rộng từ 5 sào lên 5ha. Sau thị trường ở Hà Nội, anh tiếp tục nhận được đơn đặt hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Kon Tum... Để có đủ lượng rau cung ứng mỗi ngày, anh trồng hết 6ha rau rừng.
Với Duy - cử nhân Quản lý dự án, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đến với rau rừng cũng là một cơ duyên. Tháng 12/2017, trong một lần tình cờ lên Măng Đen chơi, Duy chuyển hướng, quyết định ở lại với ý tưởng trồng rau rừng.
"Lúc đó trên này đã có vài người trồng. Từ các nguồn tìm kiếm thông tin, nhận thấy loại rau này có tính bền vững, cho giá trị kinh tế cao nên em quyết tâm phát triển" - Duy chia sẻ.
Bập bẹ thử nghiệm, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng cậu bạn trẻ luôn cố gắng. Từ 1-2 sào, Duy dần mở rộng lên 6 sào. Cùng với việc sản xuất, cậu bạn dần dần tìm đầu ra cho sản phẩm. "Đến bây giờ đầu ra tương đối ổn định. Em đang cố gắng đảm bảo đủ lượng hàng cung ứng" - Duy chia sẻ.
Xây dựng thương hiệu rau rừng Măng Đen
Trong khi mọi người tìm hướng đi bền vững từ các loại rau củ thịnh hành trên thị trường, anh Phùng Thế Hùng vẫn giữ hướng phát triển rau rừng. "Đây là hướng phát triển bền vững. Không dừng lại ở việc bán, cung cấp, hiện tôi đang cố gắng xây dựng thương hiệu rau rừng Măng Đen. Với tôi, câu chuyện về rau rừng vẫn còn dài phía trước" - anh khẳng định.
Đặc trưng khí hậu lạnh, mưa nhiều, rau rừng ở Măng Đen có thời gian sinh trưởng và phát triển dài hơn so với những nơi khác. Thế nhưng, ngược lại, rau rừng nơi này rất được khách hàng ưa chuộng bởi lá dày, đậm vị, ngon, giòn.
"Nhiều khách hàng sau khi thưởng thức rau rừng Măng Đen đã so sánh và đặt hàng nhiều hơn. Mỗi ngày tôi nhập bình quân 150kg, có ngày nhập đến 300kg cho các đầu mối. Với mức giá 25 ngàn đồng/kg, thu nhập từ rau rừng khá ổn"- anh Hùng cho biết.
Rau rừng Măng Đen với đặc trưng lá dày, đậm màu, ngon giòn nên được khách hàng ưa chuộng
Theo lời anh Hùng, thông thường, cứ sau 20 ngày, 1 luống rau có thể cho thu hoạch. "Ngoài việc cung cấp hàng rau rừng tươi, sau này nếu có quỹ đất nhân rộng, tôi có hướng sấy khô lạnh để bảo quản tốt hơn, lâu hơn mà vẫn đảm bảo độ ngon, giòn cho rau"- anh Hùng chia sẻ.
Việc chăm bón rau rừng khá dễ dàng, nhưng thực tế độ PH trong đất thấp, khí hậu lạnh, mưa nhiều, rau không tránh khỏi sâu bệnh. Tuy nhiên, hướng đến xây dựng thương hiệu rau rừng Măng Đen ngon, đặc trưng, không hóa chất, ngoài việc kén chọn phân bón hữu cơ để cân bằng dinh dưỡng cho đất, anh Hùng chỉ sử dụng hỗn hợp ớt, tỏi, gừng... phun lên rau để diệt sâu bọ.
Còn Duy cũng khẳng định sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ. "Khách hàng ưa chuộng rau rừng không chỉ vì ngon mà còn vì sạch, an toàn. Chính vì vậy, em sản xuất theo hướng VietGAP, không sử dụng hóa chất" - Duy chia sẻ.
Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng rau nhập đi, Duy chú trọng vào chăm sóc. Duy không hái rau khi quá non hay quá già mà tập trung hái đúng thời điểm. Đặc biệt, để phòng trừ sâu bệnh, sau khoảng thời gian canh tác, Duy để đất trống, cải tạo lại và luân canh trồng hợp lý.
Tỉ mẩn trong cách chăm, cách trồng, hiện nay, mỗi ngày Duy bán ra thị trường từ 80-100kg rau rừng cho các đầu mối ở Quảng Bình, Bình Định, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
Phát triển rau rừng dù còn khó khăn nhưng là hướng đi đúng cho bản thân, tháng 3/2018, Duy đăng ký thành lập Công ty TNHH Moai Măng Đen chuyên sản xuất, cung ứng rau rừng. Và cũng như anh Hùng, không dừng lại tại diện tích nhỏ, Duy cho biết, nếu có quỹ đất, sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển hơn, cố gắng tạo dựng thương hiệu từ loại cây đặc trưng này.
Theo Liễu Hạnh-Hoài Tiến (Báo Kon Tum)
Trồng 15 loài rau rừng, hái quanh năm, bán chạy như tôm tươi Ông Lê Văn Dĩ, ngụ ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đã tìm kiếm và mang một số loại rau rừng về trồng thử tại nhà. Đến nay, vườn rau rừng của gia đình ông Dĩ đã có khoảng 15 loại rau trên diện tích 0,7 ha, hái quanh năm, lúc nào cũng bán chạy như tôm tươi......