Lạ đời: Giống mới chưa được công nhận đã bị… đánh cắp bản quyền
Theo quy định của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), giống mới, sản phẩm mới phải được thử nghiệm, khảo nghiệm trên diện rộng trước khi ra thị trường. Nhưng sản phẩm mới chưa được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật thì đã bị đánh cắp bản quyền.
Đó là điều mà ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc sở NNPTNT TP.HCM e ngại khi đại biểu chất vấn về hiệu quả hoạt động của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM tại tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND khóa IX TP.HCM ngày 6.7.
Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt
Cụ thể, theo đại biểu Nguyễn Minh Nhựt, Trung tâm được thành phố giao rất nhiều chức năng trong đó có việc nghiên cứu ra các vaccin hỗ trợ cá và các loại động vật. Nhưng nhiều sản phẩm mới khi nghiên cứu xong lại vướng các quy định của Bộ NNPTNT nên không thể đưa ra thị trường.
“Đây là vấn đề quan trọng vì nó gắn liền đến an toàn thực phẩm và và giúp ích nông nghiệp nói chung. Vai trò của Sở NNPTNT phải làm gì để Trung tâm hoạt động hiệu quả?”, đại biểu Nhựt chất vấn.
Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh Nguyên Vỹ
Video đang HOT
Thừa nhận điều này, ông Trung cho biết Trung tâm Công nghệ Sinh học là một trong những đơn vị đầu ngành nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhưng có nhiều sản phẩm đang bị vướng các quy định của Bộ. Theo ông, Sở NNPTNT đã nhiều lần làm việc với Cục Thú y để đề nghị xem xét hỗ trợ thủ tục công nhận sản phẩm mới như giống mới vaccine cho cá tra.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM
“Hoặc như Trung tâm đã nghiên cứu lai tạo ra một số giống lai mới nhưng nếu theo quy trình hiện nay là phải đem thử nghiệm, khảo nghiệm đại trà ở nhiều nơi. Nhưng e rằng giống mới chưa ra được thị trường thì đã bị ăn cắp giống mất rồi”, ông Trung trăn trở.
Vì thế, theo ông Trung, sở đang xin phép Bộ cho phép được thử nghiệm, khảo nghiệm nhưng trong những khu vực mà sở này kiểm soát được. “Như vậy mới đảm bảo là giống mới không bị mất trước khi được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật”, ông Trung chia sẻ.
Trung tâm Công nghệ Sinh học là một trong những đơn vị đầu ngành nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Ảnh Nguyên Vỹ
Được biết, Trung tâm Công nghệ Sinh học đã đăng ký bản quyền “Tạo vi khuẩn nhược độc đột biến gene Wzz làm vắc xin kháng bệnh gan thận mủ cho cá tra”. Đây là loại vắc xin sử dụng phương pháp tắm cho cá tra được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện nay, bệnh cá tra ở Việt Nam có thể gây tổn thất 20% sản lượng. Khi được ứng dụng rộng rãi, vắc-xin này mỗi năm mang lại nguồn lợi cả ngàn tỷ đồng nhờ giảm được khoản chi phí mua kháng sinh, các loại thuốc cho cá.
Theo, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, việc áp dụng công nghệ sinh học vào thủy sản được coi là mấu chốt để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất và vaccine được xác định là mũi nhọn trong chiến lược hoạt động của Trung tâm trong giai đoạn tới.
Theo Danviet
Nguy cơ mất thị trường tôm hơn 18.000 tỷ đồng
Nếu không thay đổi, có khả năng tôm cũng phải "giải cứu" như thịt lợn, thanh long, dưa hấu do không xuất khẩu được.
Xuất khẩu tôm đang gặp nhiều khó khăn do hàng rào kỹ thuật về bệnh dịch, tồn dư kháng sinh. Ảnh minh hoạ.
Chiều 5.7, tại hội nghị triển khai xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu do Cục Thú y tổ chức ở TP. HCM, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết xuất khẩu tôm đang gặp nhiều khó khăn do hàng rào kỹ thuật về bệnh dịch, tồn dư kháng sinh.
Vừa qua, 6 thị trường: Úc, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Trung Quốc, Brazil, Mexico đã yêu cầu các lô hàng tôm của Việt Nam phải xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh; nếu không, từng lô phải có chứng nhận sạch bệnh đối với sản phẩm tôm chưa nấu chín. Những thị trường này chiếm hơn 25% tỉ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam, tương đương 800 triệu USD/năm.
Theo Cục Thú y, đơn vị này đã nhiều lần cảnh báo về các quy định từ phía nước ngoài để phối hợp ứng phó nhưng các doanh nghiệp (DN) vẫn khá thờ ơ. Ngay như hội nghị này, Cục Thú y mời gần 40 DN để triển khai nhưng chỉ có 3 DN tham dự.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cộng đồng DN chế biến hết sức lo lắng trước những quy định trên vì các chỉ tiêu về dịch bệnh thuộc khâu nuôi. Các chỉ tiêu này rất khó kiểm soát vì nếu khâu nuôi không dùng kháng sinh sẽ không loại bỏ được mầm bệnh có ở khắp nơi.
Với Hàn Quốc, thị trường liên tục tăng trưởng 10 năm qua, đạt kim ngạch 300 triệu USD/năm nhưng đến ngày 1-4-2018 sẽ áp dụng quy định mới về chứng nhận sạch bệnh thì nguy cơ mất thị trường này là rất cao. Với thị trường Úc, xuất khẩu tôm đạt 80 triệu USD/năm nhưng những tháng đầu năm sụt giảm đến 50% do hàng rào kỹ thuật.
Xuất khẩu tôm đối mặt nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn dịch bệnh Ảnh: Ngọc Trinh
Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Úc, cho biết tỉ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam rất thấp, chỉ 25%-30%, do các hộ nuôi có trình độ thấp. Tôm Việt Nam trước giờ cạnh tranh được là nhờ giá thấp nhưng những quy định mới dù giá thấp cũng không bán được nên buộc phải thay đổi.
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng Thú y thủy sản - Cục Thú y, cho biết đã khởi động việc ứng phó với các quy định mới của nước ngoài từ năm 2014 nhưng không được DN hưởng ứng. Hiện tại, chỉ mới có Công ty Việt Úc và Công ty Huy Long An tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Trong đó, Công ty Việt Úc đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí để được ngành thú y công nhận. Theo quy trình, phía nhập khẩu phải đến tái kiểm tra và mất nhiều thời gian cho các thủ tục để được thế giới công nhận an toàn dịch bệnh.
Theo ông Long, người nuôi cũng như DN chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Do đó, nếu tiếp tục duy trì cách sản xuất như hiện nay, con tôm dễ lâm vào tình cảnh phải "giải cứu". Trung Quốc không phải là thị trường dễ tính đối với tôm nhập khẩu chính ngạch. Do đó, nếu ngành tôm trông chờ vào xuất tiểu ngạch thì nên nhìn vào bài học của con heo vừa qua.
Theo Ngọc Ánh (Ngươi Lao đông)
Vụ đùn đẩy cấp phép kiểm dịch: Đã có quyết định cuối cùng Từ 15.7, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM sẽ chính thức thực hiện thủ tục cấp giấy kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển khỏi TP. HCM thay cho Chi cục Thú y. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM sẽ quản lý thịt trong quá trình sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ngoại tỉnh....