Lạ đời combo dụng cụ ăn xin được rao bán với giá cao không tưởng
Sau lá bàng, đồng nát, những ngày gần đây trên một trang thương mại điện tử xuất hiện những những chiếc túi cói, gậy… được người bán đặt đặt tên là “ combo ăn xin” hay “ túi ăn xin” khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Theo lời quảng cáo của người bán, những chiếc túi này được làm từ chất liệu cói truyền thống. “Túi xách ăn xin – Tuy rách mà khó lọt – Cam kết 100% không lo rơi tiền”, người bán mặt hàng này cho hay.
Không chỉ có “túi ăn xin” được đăng bán mà cả một combo ăn xin bao gồm gậy, gáo dừa, nón, dép cũng được đăng bán. Người bán còn cho biết cửa hàng có nhận bán buôn, bán sỉ mặt hàng này.
Sau khi nhìn thấy những mặt hàng này được đăng bán trên trang thương mại điện tử, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì nghĩ những món đồ trên chỉ là một trò tấu hài, không thể nào được rao bán như vậy.
Chia sẻ trên mạng xã hội, chị Nguyễn Phương Thảo, sống tại Hà Đông, Hà Nội cho biết: “Tôi thấy những sản phẩm này được đăng bán vào khoảng cuối tháng 7, lúc đầu chỉ nghĩ đây là ảnh được chỉnh sửa nhưng sau tìm hiểu thì đây đúng là mặt hàng đang được rao bán”.
Video đang HOT
Cũng trong trạng thái ngỡ ngàng giống chị Thảo, anh Hoàng An Tuấn, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tôi không nghĩ sẽ có người mua mặt hàng này, chắc hẳn người bán cũng chỉ đăng lên với mục đích giải trí”.
Hiện tại, những mặt hàng này đang được rao bán với giá từ 100.000 – 200.000 đồng. Đây là một mức giá không hề rẻ đối với một món hàng bình dân.
Trước đó, cư dân mạng và nhiều khách hàng cũng đã rất bất ngờ với những chiếc lá bàng khô được rao bán rầm rộ trên các trang thương mại điện tử và được nhiều người đặt mua tới mức “cháy hàng”.
Theo tiết lộ từ chủ cửa hàng sinh vật cảnh tại Hoàng Hoa Thám, mỗi ngày cửa hàng này bán được 5- 10kg lá bàng cho khách, trước đây chủ hàng không hề nghĩ mặt hàng này có người mua nhưng sau đó rất nhiều khách tới hỏi nên cửa hàng đã thuê người hoặc nhờ người nhà đi nhặt lá bàng về để bán.
Lá bàng khô đang được rao bán với giá 1.000 đồng/lá, nếu mua nhiều sẽ được giảm giá. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng cũng bán 100.000 đồng/kg.
Được biết, những chiếc lá bàng khô giúp diệt ký sinh trùng và một số loại vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản.
“Nhiều nghiên cứu cho rằng trong lá bàng khô có chất được sử dụng để tạo màu, ngăn ngừa một số vi khuẩn và các loại nấm trên cá rồng và các loài cá ưa nước mềm như cá dĩa, cá thìa lìa”, anh Hoàng Tuấn Tài, chuyên bán lá bàng không tại Hoàng Hoa Thám cho biết.
Đặc biệt là loại cá rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá bàng sẽ có những bộ vây đều to, dầy và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Ngoài ra, những món đồ đồng nát tưởng chừng là đồ bỏ đi cũng được rao bán theo combo trên trang thương mại điện tử. Trung bình mỗi combo có giá từ 40.000 – 100.000 đồng tùy món hàng.
Quán don dùng gáo dừa để múc ở cuối sông Trà Khúc
Nhớ người mẹ từng gánh don bán dạo nuôi 9 người con, vợ chồng ông Cẩm ở Quảng Ngãi giữ những chiếc gáo dừa 20 - 60 năm tuổi làm vá.
Ở cuối đường Trường Sa, gần nơi sông Trà Khúc đổ ra biển là quán don "đúng điệu" của Quảng Ngãi. Nhưng ấn tượng đầu tiên của thực khách không phải hương vị mà là những chiếc gáo dừa mà chủ quán dùng để múc don cho khách.
Bà Liên múc don cho khách bằng gáo dừa và gánh thử đôi ui đựng don của mẹ chồng để lại. Ảnh: Phạm Linh.
Bà Phạm Thị Kim Liên (64 tuổi) - chủ quán cho biết trong số những chiếc gáo treo trên tường, có cái mới làm, có cái hơn số tuổi của quán - 20 năm nhưng nay không dùng nữa vì hỏng. Độc đáo nhất là chiếc gáo dừa được đẽo thành chiếc vá dẹt hơn 60 năm trước. "Mẹ tôi đã dùng chiếc vá này để múc don cho khách suốt những ngày đi bán dạo ở thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố)", ông Cao Hồng Cẩm, chồng bà Liên nói.
Sau này, khi tuổi cao, thay vì bán don ở thị xã, mẹ chồng bà Liên chuyển sang bán don ở chợ làng và dùng gáo sâu để múc don nhanh hơn. "Cha tôi đã chọn những trái dừa già nhất để làm cho bà", ông Cẩm kể.
Tô don của quán ông Cẩm bà Liên có nhiều ruột don. Ảnh: Phạm Linh.
Theo ông Cẩm, nghề bán don của gia đình đã có từ thời ông nội. Mẹ ông nối nghiệp sau khi về làm dâu năm 16 tuổi để nuôi 9 đứa con. "Thời ấy cha tôi chiều nào cũng đi nhủi don và thức dậy tầm 3h để nấu rồi gọi mẹ dậy lúc tờ mờ sáng", ông nhớ lại. Còn bà Liên theo mẹ chồng nấu don bán gần 10 năm trước và tiếp quản quán cách đây không lâu, khi mẹ chồng qua đời.
Thử gánh đôi ui đất (bình) xưa kia của mẹ, ông Cẩm chép miệng: "Giờ mình gánh còn thấy nặng mà hồi đó mẹ gánh sao giỏi thật". Rồi ông lần theo trí nhớ sắp xếp đủ những dụng cụ mà mẹ từng mang theo quang gánh: hai tấm lá chuối và hai chồng bát để đậy nắp ui, một bao bánh tráng sống, một bao bánh tráng chín, một chai nước mắm và một túi ớt xiêm.
Ông Cẩm với chiếc gáo dừa tự làm cho vợ bán don. Ảnh: Phạm Linh.
Từ những kinh nghiệm truyền lại, ông Cẩm tiết lộ con don có hai loại màu vàng và đen, tùy theo doi đất nó sống. Nước don ngọt vì một bộ phận rất nhỏ gọi là mật don, nhưng phải nấu đủ lượng mới ra chất ngọt. Đó là lý do bà Liên luôn nấu tô don nhiều ruột nhất. "Tô don không cần nhiều gia vị, chỉ thêm mắm và ớt xiêm là đủ", ông Cẩm nói.
Ngày cao điểm, bà Liên có thể bán đến 100 tô don, thi thoảng chuyển nước và ruột don bán cho quán đặc sản Quảng Ngãi ở Sài Gòn. Vợ chồng bà Liên có bốn người con, trong đó một người hiện làm nghề cào don, một người thu mua don. Đến nay, nghề don đã truyền qua bốn thế hệ của gia đình.
12 set đồ xinh yêu để diện cùng túi cói, đảm bảo ảnh sống ảo của bạn sẽ hút like tới tấp nếu học theo Để có được style "ểnh" lại có ảnh sống ảo hút like thì bạn hãy học theo 12 set đồ dưới đây. Mùa hè đúng là thời điểm lên ngôi của những mẫu túi cói. Item này mang lại cảm giác mộc mạc bình dị mà vẫn chất chơi và sang hết sức. Cứ diện túi cói là style của cô nàng nào...