Lá đắng lòng heo
Rau đắng hay còn gọi là lá đắng, vùng núi gọi là rau rừng, có nguồn gốc từ vùng cao của người Mường ở Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Ảnh: Đoàn Xuân
Qua thời gian và nhờ các thực khách phương xa thưởng thức, đặc sản rau rừng đã được đưa về trồng trong vườn nhà. Nhờ thế dưới vùng đồng bằng Quảng Xương quê tôi mới có thêm nhiều món ngon nấu cùng lá đắng.
Lá đắng rất dễ trồng, dễ sống nên xanh tốt quanh năm, chỉ cần cây lên khỏi mặt đất ra lá có thể hái ăn dần. Lá đắng được nhiều người dân quê tôi thích vì ngon bổ khi nấu cùng các món ăn có tác dụng tiêu mỡ, chống đầy hơi, giúp thức ăn dễ tiêu hóa, giải rượu rất tốt. Có thể dùng lá đắng nấu với lòng gà, lòng heo, thịt ba chỉ băm viên, hay kho với cá đồng.
Ngon nhất với tôi là món lá đắng nấu lòng heo. Lá đắng chọn lá bánh tẻ không già, không non, hái nấu là giòn ngon nhất. Lòng heo chọn loại hỗn hợp gồm ruột non, ruột già, gan, tim, cật thêm ít thịt ba rọi bằm nhỏ. Làm rạch lòng heo bằng muối hạt với chanh sau đó cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị ớt, tiêu, nước mắm, hành, bột nêm chờ thấm. Lá đắng rửa sạch, thái nhỏ để ra rổ cho ráo nước. Phi thơm hành, trút lòng heo vào xào gần chín cho lá đắng vào, đảo đều. Nêm gia vị, thêm chút nước vào xăm xắp nấu khoảng 20 phút cho lá đắng thật mềm, nêm lại cho vừa miệng trước khi tắt bếp rắc chút hành lá, rau ngổ cho thơm.
Nhiều người lần đầu ăn chưa quen với vị đắng tự nhiên thường không cảm nhận hết vị ngon ngọt của món ăn này. Nhưng càng ăn càng “ghiền”, sẽ thấy nhớ vị đắng rất riêng được hòa quyện trong vị béo, ngọt bùi thơm thấm trong mỗi miếng lòng heo.
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Tôm chì Nhơn Trạch ngâm mắm độc nhất vô nhị
Dân Long Thọ (Nhơn Trạch) vẫn gọi con tôm thiên nhiên thân hơi thuôn dài, không quá lớn nhưng thịt chắc ngọt hiếm có là
Tôm chì ngâm chua Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) làm được nhiều món ngon: gỏi xoài, gỏi đu đủ, ăn với rau rừng bắp bò luộc hoặc đơn giản hơn là trộn với bún, dưa leo, rau sống ăn tuyệt ngon.
Ngày lễ tết, nhiều người chọn món quà biếu nho nhỏ là hũ tôm chì ngâm chua đến gia đình, bạn bè như một món quà độc đáo của vùng quê Nhơn Trạch.
Dân Long Thọ (Nhơn Trạch) vẫn gọi con tôm thiên nhiên thân hơi thuôn dài, không quá lớn nhưng thịt chắc ngọt hiếm có là "tôm chì". Tôm chì đặc biệt chỉ có từ tháng 7 đến hết tháng 12 âm lịch.
Từ tháng Giêng đổ đi, không hiểu sao tôm chì không xuất hiện nữa, cho đến qua rằm tháng 7. Tôm chì được đánh bắt ngoài tự nhiên, còn sống đem ngâm chua thành món tôm ngâm mắm Long Thọ tuyệt vời, nức tiếng gần xa.
Không sạp hàng, không nhãn hiệu, nhưng nhiều người sành ăn trong khu vực Long Thọ biết đến gia đình chú Đức với món tôm chì ngâm mắm ớt rất ngon và độc đáo. "Tôm chua chú Đức" chỉ làm từ tôm chì đánh bắt tự nhiên hoàn toàn, thịt chắc nịch do sinh sống và bơi lội trong môi trường nước lợ tự nhiên.
Muốn có tôm nguyên liệu để làm mắm, chú Đức phải có nhiều mối lái cung cấp tôm từ chính những ngư dân mưu sinh bằng cách đánh bắt thủy sản trên sông hồ trong khu vực Long Thọ, Phước An.
Tôm phải còn sống, bơi tung tăng trong chậu, khi làm không giữ lại đầu tôm mà chỉ lấy phần thân tôm để làm mắm chua. Tôm được bẻ đầu, rút chỉ đen trên lưng, rửa sạch bằng nước muối, làm chín bằng cách ngâm vào rượu trắng cao độ cho đến khi con tôm chín và chuyển màu đỏ rực.
Khác với tôm chua miền Trung trộn thêm riềng, tôm chì Nhơn Trạch ngâm mắm chỉ cần trộn đều với nước mắm ngon loại tuyển chọn riêng với tỏi, ớt, đường, gia vị rồi cho vào hũ và đậy kín.
Khoảng 2 tuần là tôm ngấu, lúc đó, sẽ phải thêm một lần thay "nước" để con tôm không bị tanh, chua. Chỉ những người làm lâu năm mới biết thời điểm nào thì keo tôm đã "ngấu", đã thấm đẫm gia vị và giữ được hương vị tự nhiên của đất trời để làm nên một keo tôm chì Long Thọ ngâm chua đạt chuẩn.
Tôm chì chua Long Thọ thuyết phục người ăn bằng sự chắc nịch của thân tôm, mùi nước mắm ngon và mùi tỏi ớt thoang thoảng. Ngon nhất là làm món tôm chua thịt luộc rau sống, cuốn con tôm chì cùng lát thịt ba chỉ luộc, thêm vài chiếc lá sung, lát khế, lát chuối chát, rau thơm, cuộn trong chiếc bánh tráng mỏng, chấm trong nước tôm pha tỏi ớt là đủ mê ly rồi.
Tôm chì đánh bắt tự nhiên hoàn toàn, thịt chắc nịch do sinh sống và bơi lội trong môi trường nước lợ tự nhiên
Hũ tôm chưa chín và tôm đã chín có màu đỏ rực
Tôm ngâm với mắm và các loại gia vị để lên men tự nhiên, khi chín có màu đỏ rực đẹp mắt
Tôm chì ngâm chua ăn với thịt luộc, rau sống, dưa leo ngon bá cháy
Theo Thanhnien
Bánh xèo mực - đặc sản ngon mà lạ của thành phố biển Nha Trang Bánh xèo mực là món ăn nổi tiếng ở thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa bởi hương vị độc đáo và khác biệt với những nơi khác. Món bánh này hấp dẫn nhiều du khách thưởng thức khi tới đây tham quan. Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa nổi tiếng với nhiều đặc sản được chế biến từ hải sản, đặc biệt...