Là cường quốc xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn mua tới 3,5 triệu tấn lúa của Campuchia để làm gì?
Nhờ những ưu đãi về thuế quan, một vài năm gần đây ghi nhận dòng chảy nông sản từ Campuchia nhập về Việt Nam ngày càng lớn.
Việt Nam đang mua bao nhiêu nông sản của Campuchia?
Nhờ những ưu đãi về thuế quan, một vài năm gần đây ghi nhận dòng chảy nông sản từ Campuchia nhập về Việt Nam ngày càng lớn.
Đơn cử như mặt hàng gạo, ngay trong tháng đầu của năm 2022, Campuchia đã bán được 275.511 tấn gạo cho các thị trường Trung Quốc, EU, ASEAN,…
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo xay lớn nhất của Campuchia, với 31.181 tấn, tương đương 58,79% gạo xay xuất khẩu của vương quốc này; tiếp theo là 16 quốc gia EU và 3 quốc gia ASEAN.
Trong khi đó, Việt Nam lại đang nhập khẩu một lượng thóc lớn từ Campuchia.Thực tế, là một cường quốc xuất khẩu gạo nhưng năm 2021, Việt Nam vẫn nhập khẩu 3,52 triệu tấn lúa từ Campuchia, tăng 61,16% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Ngoài lúa, Campuchia còn xuất khẩu gần 1 triệu tấn hạt điều sang Việt Nam. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến điều của một doanh nghiệp ở Bình Phước. Ảnh: Hoàng Sơn 1.
Có thể thấy, lượng nông sản Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam ngày càng lớn trong tổng số 7,98 triệu tấn nông sản nước này đã xuất khẩu vào năm 2021.
Ngoài lúa, Campuchia còn xuất khẩu gần 1 triệu tấn hạt điều sang Việt Nam, kế đến là sắn với 622.000 tấn, chiếm 70% tổng sản lượng sắn xuất khẩu của Campuchia.
Ngoài ra, Campuchia còn xuất khẩu sang Việt Nam 26.000 tấn đậu xanh, 26.000 tấn hạt tiêu, 66.200 tấn đậu tương.
Có thể thấy, nhờ thực thi các hiệp định thương mại tự do, nhiều mặt hàng nông sản của Campuchia được hưởng những ưu đãi về mặt thuế quan.
Mới đây, Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư 06/2022/TT-BCT quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 và 2022.
Video đang HOT
Đối tượng áp dụng là các thương nhân nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, tổng lượng hạn ngạch năm 2022 đối với mặt hàng gạo là 300.000 tấn, nếu là thóc thì tỷ lệ quy đổi là 2kg thóc = 1kg gạo; số lượng của năm 2021 cũng là 300.000 tấn.
Điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định của phía Campuchia và làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại các cặp cửa khẩu quy định.
Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61,16% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD. Trong ảnh: Nông dân Camphuchia sản xuất lúa. Ảnh: Tech Wire Asia.
Trung Quốc mua nhiều, Campuchia tự tin đặt mục tiêu xuất khẩu gạo mới, Việt Nam có bị cạnh tranh?
Nhờ chiến lược đầu tư bài bản trong sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu, gạo Campuchia ngày càng được các thị trường ưa chuộng, đặc biệt là Trung Quốc, EU.
Do vậy, Liên đoàn gạo Campuchia đặt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu gạo lên 800.000 tấn trong năm 2022, tăng khoảng 30% so với năm ngoái.
“Chúng tôi đã nhất trí về dự thảo kế hoạch hành động, với mục tiêu 2022 là năm phục hồi tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu sau khi sụt giảm gần 11% vào năm 2021 do cuộc khủng hoảng Covid-19, bằng cách đặt mục tiêu xuất khẩu mới là 750.000 – 800.000 tấn trong năm 2022″, Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) cho biết.
Để đạt được mục tiêu này, CRF thúc đẩy quảng bá rộng rãi hơn sản xuất lúa gạo và giống lúa thuần của Campuchia, vốn đang nhận được nhiều nhu cầu trên thị trường quốc tế.
CRF hy vọng thị trường Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở rộng đối với xuất khẩu gạo của Campuchia, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo.
Lần đầu tiên xuất khẩu gạo của Campuchia sang Trung Quốc vượt 300.000 tấn vào năm 2021, đánh dấu một cột mốc lịch sử khác trong lĩnh vực gạo giữa hai nước.
Câu hỏi đặt ra là, liệu gạo Việt Nam có bị cạnh tranh với gạo Campuchia ở thị trường Trung Quốc?
Thực tế, đầu tháng 3/2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trong tuần này nhờ các tuyến giao thương với Trung Quốc mở lại, cùng với một số thương nhân cho rằng nhiều người có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng thay thế do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 400 USD/tấn trong phiên 3/3, so với mức 395-400 USD/tấn trong tuần trước đó.
Đáng chú ý, hiện Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi.
Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thời gian tới, giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm vì nhiều khách hàng đang có nhu cầu nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, gạo là một trong những nông sản chính Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn sang Trung Quốc nhưng đây cũng là mặt hàng chịu sự cạnh tranh cao từ các quốc gia khác như Campuchia và từ chính sản phẩm của Trung Quốc.
Là cường quốc xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn mua lượng thóc khổng lồ từ Campuchia để làm gì?
Là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61,16% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Điều này có là bất thường?
Việt Nam mua từ Campuchia nhiều loại nông sản, nhiều nhất là hạt điều, lúa...
Là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61,16% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF), năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu 617.069 tấn gạo, thu về hơn 527 triệu USD.
Campuchia chủ yếu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với lượng 155.773 tấn; các nước EU (63.165 tấn), các quốc gia ASEAN (88.422 tấn).
Đáng chú ý, năm 2021, Campuchia xuất khẩu 3,52 triệu tấn lúa sang Việt Nam, tăng 61,16% so với năm trước.
Có thể thấy, lượng nông sản Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam ngày càng lớn trong tổng số 7,98 triệu tấn nông sản nước này đã xuất khẩu vào năm 2021.
Ngoài lúa, Campuchia còn xuất khẩu gần 1 triệu tấn hạt điều sang Việt Nam, kế đến là sắn với 622.000 tấn, chiếm 70% tổng sản lượng sắn xuất khẩu của Campuchia.
Ngoài ra, Campuchia còn xuất khẩu sang Việt Nam 26.000 tấn đậu xanh, 26.000 tấn hạt tiêu, 66.200 tấn đậu tương.
Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61,16% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD. Trong ảnh: Nông dân Camphuchia sản xuất lúa. Ảnh: Tech Wire Asia.
Nhập khẩu nông sản từ Campuchia tăng, có đáng lo?
Có thể thấy, dòng chảy nông sản Campuchia đang dịch chuyển về thị trường Việt Nam, thay vì những thị trường như Thái Lan, Trung Quốc.
Cho đến nay, Campuchia đã xuất khẩu nông sản sang gần 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nói về hiện tượng Việt Nam nhập khẩu 3,52 triệu tấn thóc từ Campuchia trong năm 2021, trao đổi với Dân Việt, GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, việc nhập khẩu thóc từ Campuchia vẫn diễn ra từ nhiều năm qua, nhưng năm 2021 sản lượng tăng đột biến.
Theo GS Võ Tòng Xuân, việc nhập khẩu thóc từ Campuchia phục vụ nhu cầu tiêu dùng gạo thơm của một bộ phận người tiêu dùng. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo sang Campuchia thuê đất trồng lúa nên sẽ có lượng thóc lớn về Việt Nam phục vụ chế biến.
Tuy nhiên, đều GS Võ Tòng Xuân lo ngại là có thể xảy ra hiện tượng gian lận nguồn gốc xuất xứ, trộn gạo Campuchia vào gạo Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín gạo Việt Nam.
Về số lượng 3,5 triệu tấn thóc nhập về từ Campuchia, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ lúa gạo trong nước.
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam bày tỏ sự băn khoăn trong con số kim ngạch xuất khẩu so với lượng nông sản nhập khẩu.
"Chúng ta xuất khẩu hạt điều rất nhiều nhưng không thấy nói đến nhập khẩu là bao nhiêu? Hạt điều chúng ta nhập khẩu từ Campuchia cỡ trên 1 tỷ USD trong năm 2021. Gạo chưa có con số" - ông Bộ nêu một thực tế.
Theo ông Bộ, các ngành chức năng cần quan tâm đến những con số này để có chính sách cho phù hợp với chiến lược về mặt xuất khẩu, nếu không chúng ta không có đường đi phù hợp với từng ngành hàng.
Cơ hội nhiều hơn thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Doanh nghiệp xuất khẩu gạo được nhận định có nhiều thuận lợi từ việc giá sản phẩm có xu hướng tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, giá cước vận chuyển cũng tăng phi mã cùng là thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải. Tuy nhiên thực tế cho thấy, những khó khăn này đã hiện hữu từ năm 2020, nhưng...