Là chồng hay vợ đều nên biết điều này, bí quyết để gia đình mãi hạnh phúc
Nếu đàn bà biết rằng, tất cả sức mạnh của họ là sự dịu dàng và dung nhan thì sẽ không có những vụ cãi nhau nảy lửa với chồng. Nếu đàn ông biết từ chối của lạ, không tiếc “của giời ơi” thì sóng gió đã không ghé cửa gia đình họ.
Ảnh minh họa
Đàn bà nên biết
Chị Hà là một người đàn bà cứng cỏi, hay nói to, hét to, thích lấn át chồng. Khi phát hiện chồng có bồ, chị lo lắng quá thành ốm nặng. Đó cũng là lúc chị vô tình đã đánh thức bản năng che chở của chồng chị. Những lúc ngồi bên giường bệnh của vợ trong bệnh viện, anh chồng thấy có lỗi và thương vợ vô cùng. Anh tự vấn lương tâm mình và thấy rằng sức khoẻ của vợ sa sút, tiêu điều như thế này là vì anh. Anh đã chấm dứt mối quan hệ với bồ để dành toàn bộ thời gian và tình yêu thương chăm vợ. Sau trận ốm bất đắc dĩ ấy, chị Hà đã hiểu được sức mạnh lớn lao của sự dịu dàng. Khi đàn bà tỏ ra cứng cỏi, đanh đá là họ đang tự tước bỏ đi sức mạnh của mình.
Nếu đàn bà biết rằng, nghe tốt hơn nói thì họ sẽ bớt nói đi. Vì nói nhiều nên đàn bà nghe rất ít. Khi đàn ông rút ra phương châm “không cãi vợ”, nghĩa là họ đã thông minh hơn người bạn đời của họ và trong cái phương châm đó cũng có pha chút ít sự xem thường.
Nếu đàn bà biết ngẫm nghĩ thật kỹ câu: “Giàu vì bạn, sang vì vợ” thì họ sẽ biết quý bạn của chồng. Đàn ông không làm ăn với vợ mà làm ăn với bạn, nhưng các bà vợ có thể làm cho việc làm ăn của chồng tốt hơn.
Video đang HOT
Không ít bà vợ cứ khăng khăng bắt chồng phải về nhà đúng giờ cơm, nếu chồng chưa về thì cả nhà ngồi chờ với mục đích gây sức ép với chồng. Nếu ông chồng về muộn vừa thì còn đỡ. Nếu về quá muộn, cơm ôi, canh nguội, con đói lả bên mâm cơm. Vẫn biết đó là những người đàn bà rất yêu chồng. Nhưng yêu chồng đến mức ấy thì không gã đàn ông nào chịu được.
Nếu đàn bà hiểu rằng, làm cho chồng yêu thương mình tốt hơn là khiến cho chồng sợ mình thì họ sẽ bớt quá quắt đi. Một khi người đàn ông ra khỏi nhà rồi mà không muốn trở về nữa thì đó không phải là lỗi của riêng người đàn ông.
Nếu đàn bà hiểu rằng đàn ông rất tôn trong những quan hệ huyết thống thì họ khắc biết cách ứng xử với gia đình nhà chồng. “Chó dữ mất láng giềng, vợ dữ mất anh em”; “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “anh em như thủ túc, vợ chồng như y phục”… đó là những câu truyền miệng trong dân gian mà nếu hiểu được cũng có lợi rất nhiều cho đàn bà.
Các ông chồng phải hiểu
Không phải bà vợ nào cũng cấm các được các ông chồng đi nhà hàng, hát karaoke, đi mát xa nhưng các ông đừng để vợ nhìn thấy vết son môi trên cổ áo, mùi nước hoa đàn bà vương vấn trên cơ thể.
Các ông chồng sống với vợ cả đời, sống với bồ (nếu có) chỉ cần một thời gian ngắn ngủi nhưng họ lại yêu chiều bồ hơn vợ. Đó là sự ngu ngốc nhất của đàn ông.
Đàn bà lấy chồng đa phần chỉ duy nhất một người đàn ông (đó là chồng). Còn người đàn ông sau khi lấy vợ hay có những người đàn bà khác. Nếu vì người đàn bà khác mà bỏ bê vợ con thì là người đàn ông không ra gì. “Con không cha như nhà không nóc”- nếu để các con phải mồ côi khi bố chúng còn sống thì đó là ông bố tồi.
Nếu cậy nhiều tiền mà hợm hĩnh, vênh vang với vợ thì đó là những ông chồng rất hèn và thiếu hiểu biết bởi chỉ riêng việc chăm lo cho gia đình và nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, khoẻ mạnh đã là một sự nghiệp vĩ đại của các bà vợ rồi.
Các ông chồng hay hám của lạ, tiếc của “giời ơi”, những cô nàng tình cờ vớ được cứ ngỡ là món quà cho không biếu không nên vơ hết vào. Nhiều gia đình tan cửa nát nhà cũng chỉ bởi tính tham tiếc của “giời ơi” này của các ông chồng.
Tụ họp là nhu cầu bức thiết của đàn ông, như chim cần bầu trời, như cá cần nước. Nếu tước bỏ nhu cầu tụ họp của đàn ông là biến một con hổ thành con mèo. Một gã đàn ông lúc nào cũng ru rú ở xó nhà là gã đàn ông hèn kém. Đàn ông nếu không giao du, tụ họp sẽ rất cô đơn. Nhu cầu này khác hẳn với các bà vợ. Đàn bà tìm thấy niềm vui trong sự sum họp gia đình. Vì vậy, cho dù ham tụ họp thế nào, các ông chồng cũng nên biết điều tiết hành động của mình.
Nhiều ông chồng khi yêu thì ngày lễ nào cũng tặng hoa, quà. Đến khi lấy nhau rồi thì quên hẳn thói quen này. Đây là điều rất tệ hại. Nếu sinh nhật của vợ mà chồng quên tặng hoa hay quà thì sau đó, mọi lời yêu thương của chàng rót vào tai nàng đều vô nghĩa. Khi ấy người vợ không giận chồng vì hám vật chất mà là họ cảm thấy bị bỏ rơi, không tôn trọng.
Theo Khám phá
'Đàn bà lấy chồng: Nhà chồng có chửi cũng phải im'?
Cô con dâu nhà hàng xóm mấy hôm nay bỏ về nhà mẹ đẻ, sau khi nhảy lên một trận cãi mẹ chồng. Hình như là hết chịu nổi.
Ảnh minh họa
Mấy bà mẹ chồng trong lúc ngồi đầu ngõ chờ mua muối với lá mùi gánh dong, được dịp túm tụm hỏi han bà bạn già, đồng thời tranh thủ nói xấu nàng dâu trẻ: "Đời thủa nhà ai, thuyền theo gái lái theo chồng, đàn bà đã lấy chồng, cả nhà chồng có đánh chửi vào mặt cũng phải im, thế mà lại nhảy lên tay đôi với mẹ chồng, hỏng quá!".
Rồi bà mẹ chồng than nhà mình vô phúc, con dâu vừa lười vừa láo, nói mãi cũng như nước đổ lá khoai. Đúng là với con dâu, bà cứ phải nói mãi thật. "Mày ăn cơm hay ăn cám mà ngu như lợn" - ngày nào cũng nói, hình như càng nói càng khó vào, không thấm đâu cho được.
Lại có chuyện anh con rể nhà một bà trong xóm, vì vợ bầu bì nên cả đôi dọn sang nhà ngoại ở. Bà mẹ vợ chiều con rể lắm, có gì ngon cũng phần con rể trước, mời con rể trước, việc to việc nhỏ đều làm hộ con rể, đến đôi tất con rể tháo ra chưa kịp vứt vào máy giặt bà đã đi thu gom hộ rồi. Cũng lại trong câu chuyện của các bà mẹ lệ khệ già, phải chiều con rể, không thì con gái mình nó khổ. Chiều chuộng là thế, mà cuối cùng anh con rể vẫn bắt vợ dọn về, không ở nhà ngoại nữa, vì bố vợ góp ý con rể hay đi sớm về khuya. Đàn ông mà, tự trọng cao như núi sao chịu người khác sửa lưng. Sát ngày con gái đẻ rồi chúng nó còn dọn đi, bà cứ mếu máo sợ con rể nó lại "hành" con mình.
Mới thấy rằng, cái cách người Việt mình ứng xử với con dâu, con rể, sao mà khác nhau xa thế. Cùng là con, nhưng con rể được xem là khách quý. Con dâu mang tiếng "con trong nhà" nhưng đối đãi nhiều khi chẳng bằng con ở. Cô ấy vừa phải biết nấu cơm, rửa bát, quét nhà, dọn nhà, giặt giũ, biết đẻ con, chăm con - tất nhiên mọi việc đều không công - lại vừa phải biết nín nhịn, chịu nhục, bất chấp thái độ nhà chồng với mình có ra sao đi nữa.
Khi một người đàn ông lấy một người đàn bà, người phương Tây tập trung vào chính cuộc hôn nhân ấy thôi: Họ đối đãi với nhau thế nào, trân trọng, yêu thương nhau ra sao, từ đó mà nhìn ra họ có thể ăn đời ở kiếp được hay không. "Người Ta" thì, theo sau một cuộc hôn nhân là chằng chéo đủ thứ quan hệ, với bố mẹ chồng, anh chị em chồng, thậm chí họ hàng hang hốc nhà chồng. Yêu một người, phụ nữ phải kéo theo cả đại gia đình anh ta vào đời mình, cùng một định kiến to đùng "có sao cũng phải nhịn". Và nếu các quan hệ chằng chéo ấy không suôn sẻ, thì cuộc hôn nhân cũng có thể đổ vỡ theo.
Phụ nữ trông chờ gì ở đời sống hôn nhân như thế, trong khi họ cũng có cha mẹ, có người mang nặng đẻ đau sinh ra mình, hết lòng yêu thương chăm sóc mình, để rồi đến lúc lấy chồng lại phải chấp nhận hạ thấp giá trị bản thân, thậm chí bị chà đạp, như thế khác nào hắt đi hết cả công lao trời bể của cha mẹ chăm bẵm cho mình?
Phụ nữ, chẳng khác gì đàn ông, cần sống thật hạnh phúc. Được sinh ra như nhau, có cơ hội ngang nhau, đóng góp xã hội như nhau, chẳng có lý do gì phải chấp nhận những lề lối cổ hủ ghì vít lấy đời mình. Đã đến lúc bỏ đi mọi suy nghĩ cổ hủ mà lâu nay người ta cứ cho là đúng (mặc dù chẳng biết vì đâu nó còn được cho là đúng) về sự nhẫn nhịn nên có của người phụ nữ trong gia đình. Đừng tin bạn nhẫn nhịn có nghĩa là bạn "đẹp một vẻ đẹp Á Đông". Nhớ rằng trước khi làm vợ, bạn là một con người đã, có nhu cầu sống hạnh phúc, được yêu thương và trân trọng. Một gia đình đòi hỏi người phụ nữ phải nhẫn, phải nhịn, phải nhục, thì không xứng đáng là một gia đình.
Theo Dân Trí
Anh nhẫn tâm dẫn gái về nhà chỉ để trừng phạt tôi Có mặt cả hai vợ chồng bác sĩ nói thẳng: "cô cậu đã phá thai một lần rồi đúng không? Tuổi trẻ thiếu hiểu biết giờ phải gánh chịu rồi". Tôi xa sầm mặt... ảnh minh họa Sau đám cưới vợ chồng tôi lên kế hoạch mua được nhà rồi mới sinh con, với khai khát có con nhưng vẫn muốn tằn tiện...