Lá chè xanh chữa bệnh
Chè xanh là thức uống quen thuộc trong nhân dân và cũng là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hóa tốt, lợi tiểu, định thần.
Chè xanh, ngoài nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da non…
Chè là loại cây nhỡ, cao 1 – 6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4 – 10cm, rộng 2 – 2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, có 5 – 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa ở mỗi nang một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo.
Chè tươi thu hái những lá bánh tẻ (không non quá hoặc già quá), không bị sâu, giập, rửa thật sạch, vò lá chè đổ vào ấm và đổ nước sôi vào, đem ủ trong chăn bông hoặc trong trấu để giữ ấm, sau 30 phút – 1 giờ là uống được.
Chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu hóa tốt,…
Video đang HOT
Sử dụng lá chè làm thuốc như sau:
Ăn không tiêu, đầy bụng: Lá chè, bột sơn trà ( sao), đường đỏ, mỗi thứ 10g, đổ nước sôi vào hãm, khoảng 15 phút sau là uống được. Uống thay trà hàng ngày. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa cảm sốt: Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
Hỗ trợ điều trị viêm lợi: Lá chè 30g, rau rệu phơi khô 50g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc nước uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt.
Chữa bỏng nhẹ: Lấy một nắm lá chè sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 – 15 phút, ngày làm 2-3 lần sẽ làm dịu đau, tránh phồng da, chóng lên da non.
Nước ăn chân: Lá chè già 400g, phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày 2 – 3 lần, bôi đến khi khỏi.
Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một nhúm chè, nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
Nhiệt miệng: Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ: Lá chè một nắm, rửa sạch, đun nước để rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày.
Lưu ý: Người bị táo bón, phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng.
Theo Eva
Thời điểm uống chè xanh và chè đen
Thông thường, chè đen có hàm lượng caffein cao hơn chè xanh. Vì thế, người ta khuyên nên uống chè đen vào buổi sáng để được tỉnh táo, thậm chí thay cà phê.
Hỏi: Hiện tôi có hai loại chè là chè xanh và chè đen. Xin hỏi, nên uống hai loại chè này thế nào cho hợp lý? - Nguyễn Văn Thuấn (Hà Nội).
ThS Nguyễn Thục Quyên, Công ty Cổ phần thực phẩm Hà Nội: Thông thường, chè đen có hàm lượng caffein cao hơn chè xanh. Vì thế, người ta khuyên nên uống chè đen vào buổi sáng để được tỉnh táo, thậm chí thay cà phê. Còn buổi chiều uống chè xanh pha loãng để tránh mất ngủ vào buổi tối.
Đối với người đang trong giai đoạn uống thuốc điều trị không nên uống cả hai loại trà này. Do trong chè có các chất có khả năng tương tác với thuốc làm mất tác dụng hoặc có nguy cơ không tốt cho sức khoẻ.
Theo TNO
Công dụng làm đẹp hữu hiệu từ lá chè xanh Nếu kiên trì sử dụng mỗi ngày, trà xanh có thể giúp giảm cân, trị mụn, làm sáng mịn da và cả mượt tóc. Trà xanh là một loại nước giải khát truyền thống từ lâu đã rất phổ biến bởi vô vàn lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Không chỉ giúp chữa bệnh, lá trà xanh còn chứa nhiều thành...