Lá chắn xanh nơi biển cạn
Cùng với việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rộng 2.071,5ha với những quy định bảo vệ nghiêm ngặt, Thừa Thiên – Huế còn tăng cường chăm sóc và trồng mới hàng trăm héc ta rừng ngập mặn trên toàn hệ thống phá Tam Giang – Cầu Hai.
Rú Chá, viên ngọc xanh bảo tồn đa dạng sinh học giữa phá Tam Giang
Nơi đây được ví là biển cạn hay bảo tàng đa dạng sinh học lớn nhất Đông Nam Á với 1.300 loài tôm cá, thực vật và chim muông. Lá chắn xanh – rừng ngập mặn này đã tạo môi trường thuận lợi cho muôn loài sinh sôi; trở thành bức bình phong bảo vệ an toàn nhà cửa, ruộng vườn của người dân, công trình hạ tầng giao thông, hồ đập và hoạt động sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trước thiên tai bão lũ.
Trồng và chăm sóc rừng ngập mặn
Video đang HOT
Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn
Bần chua rễ phát triển thành gốc to, mọc sâu, ngày càng được trồng nhiều tại vùng đất ngập nước phá Tam Giang – Cầu Hai để chống sạt lở
Cứu hộ bồ nông chân xám quý hiếm kẹt lưới ngư dân
Cá tôm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng
Du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ của rừng ngập mặn
Thừa Thiên Huế: Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang Cầu Hai
Lễ công bố thành lập khu bảo tồn vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức vào ngày 5/6/2020.
Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.
Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá bán khép kín lớn nhất khu vực Đông Nam Á, là nơi có tính đa dạng sinh học cao, có số lượng loài sinh vật rất phong phú và hết sức đa dạng về các hệ sinh thái gồm 1.296 loài (bao gồm 41 loài quý hiếm) sinh sống trong các hệ sinh thái đặc thù mang tính đại diện cho khu vực như cỏ biển, thực vật thủy sinh nước ngọt, cửa sông, rừng ngập mặn...
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống và phát triển thuận lợi nhất cho các loài thủy sinh vật, cung cấp các bãi giống, bãi đẻ và là nơi có tầm quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di cư, trú đông, trong đó có một số loài chim nước di cư, trú đông có tầm quan trọng quốc tế, bị đe dọa trên toàn cầu được liệt kê trong Danh lục đỏ của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.
Tại đầm phá cũng có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn lợi thủy sản, nguồn giống tôm, cá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đầm phá.
Khu bảo tồn là một trong 02 khu bảo tồn đất ngập nước được thành lập trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án "Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết" (2015 - 2020) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản dự án, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là chủ dự án.
Rừng ngập mặn Rú Chá thu hút giới trẻ ở Huế Ngoài những điểm check-in nổi tiếng, giờ đây đến Huế, du khách đừng bỏ lỡ rừng gặp mặn Rú Chá. Địa điểm ma mị, thơ mộng này sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị. Ảnh: Pii.h__, ty_bii. Cách trung tâm TP Huế khoảng 15 km, để đến được Rú Chá, bạn có thể di chuyển bằng xe máy men theo đường quốc...