‘Lá chắn thép’ trên đất Tây Nguyên
Sau 15 năm thành lập, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên được ví như “lá chắn thép” giữa đại ngàn, sẵn sàng chiến đấu cơ động nhanh để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, vũ trang, khủng bố…
Ngày 12/4, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên ( E20) tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập. Trung đoàn bám trụ Tây Nguyên từ năm 1979, tiền thân là Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1. Đến nay, E20 đã 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Dịp này, Trung đoàn được Chủ tịch nước tặng Huân chương hạng nhì về bảo vệ tổ quốc. Thượng tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng Công an, tận tay trao thưởng huân chương cao quý cho đơn vị.
Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên gồm 3 Tiểu đoàn, Đội Đặc nhiệm với quân số hiện tại hơn 1.500 cán bộ chiến sĩ, trong đó 60% là chiến sĩ phục vụ có thời hạn. Các Tiểu đoàn đóng quân tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng.
Cảnh sát cơ động với dùi cui, khiên che là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, trấn áp các vụ gây rối.
Cảnh sát đặc nhiệm là lực lượng chuyên thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố, bắt cóc con tin.
Video đang HOT
Tham gia diễu binh là các chiến sĩ huấn luyện công an nhân dân.
Sau màn diễu binh là biểu diễn võ thuật.
Tiết mục khí công thu hút sự chú ý nhất khi các cảnh sát có thể chịu đựng được dao, rìu cắm vào người, gánh đồ đi trên mảnh vỡ thủy tinh, đứng trên đinh nhọn để làm giá đỡ đập vỡ phiến đá, hay dùng tay chặt đứt vỏ chai…
Một chiến sĩ dùng cổ bẻ cong cây thép dài, sau đó lại bẻ ngược cây thép.
Những màn biểu diễn bắn súng với nhiều tư thế, vượt qua nhiều địa hình, địa vật… cho thấy khả năng tiếp cận và hạ gục mục tiêu một cách nhanh gọn, chính xác của cảnh sát cơ động Tây Nguyên.
Màn ngụy trang mang theo vũ khí rồi đu dây để tiếp cận nhóm khủng bố trong một tình huống giả định. Trước tình hình an ninh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, các loại tội phạm cũng gia tăng, thượng tướng Dũng giao nhiệm vụ cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên phải ứng trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.
Trung đoàn cũng giới thiệu với Thứ trưởng Phạm Dũng những vũ khí từ cơ bản đến hiện đại được trang bị cho Cảnh sát cơ động Tây Nguyên.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Hàng nghìn công an Hà Nội bảo vệ lễ Quốc khánh
Hàng nghìn cảnh sát giao thông, cơ động, đặc nhiệm công an Hà Nội cùng nhiều tổ công tác trấn áp tội phạm khủng bố, đua xe... được huy động bảo vệ cho lễ 2/9.
Ngoài hàng nghìn quân đảm bảo an toàn cho dịp 2/9, các phường cũng cử 100% lực lượng dân quân, trật tự, dân phòng bảo vệ trên các tuyến phố cấm. Ảnh: Bá Đô
Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc giao thông cho dịp lễ 2/9, Công an Hà Nội đã huy động cả chục nghìn cán bộ chiến sĩ có mặt trên khắp tuyến phố, khu diễu hành tại quảng trường Ba Đình và nơi bắn pháo hoa...
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, đơn vị đã huy động 100% cán bộ trực, bố trí trên 250 chốt và tham gia phân luồng giao thông, kết hợp tuần tra kiểm soát. Phòng cảnh sát giao thông cũng cử 78 cán bộ, chiến sĩ tham gia xếp xe, huy động 21 xe cẩu kéo phương tiện nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trong quá trình tổng duyệt và diễu hành vào 2/9.
Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, đại tá Phạm Văn Hưng cũng cho biết, để bảo vệ đại lễ 2/9, đơn vị duy trì chế độ trực 100% quân số, đồng thời xây dựng kế hoạch tuần tra, đấu tranh trấn áp tội phạm, chống đua xe trái phép trước, trong và sau 2/9. Trung đoàn phối hợp với cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự Hà Nội duy trì hoạt động 15 tổ 141 và 15 tổ 142 nhằm phòng chống tội phạm ở những địa bàn trọng điểm.
Tương tự, Phòng cảnh sát hình sự nhiều ngày qua đã huy động cả trăm chiến sĩ mặc thường phục để trấn áp các loại tội phạm như cướp giật, trộm cắp và ngăn chặn những tổ chức, nhóm thanh niên đua xe.
Cảnh sát trật tự, công an phường cũng được huy động 100% quân số để phân luồng hướng dẫn cho các phương tiện lưu thông, thông suốt trong ngày lễ 2/9. Ảnh:Bá Đô
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội đã kiểm tra 100% hệ thống phòng cháy, cứu hộ cứu nạn, tại các địa bàn trọng điểm diễn ra các hoạt động diễu hành và 5 điểm bắn pháo hoa. Lực lượng này cũng huy động 100% quân số và phương tiện ứng trực, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Về việc chăm sóc sức khỏe cho lực lượng diễu hành, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng, một lái xe và một xe cứu thương được trang bị đầy đủ thuốc, thiết bị y tế để phục vụ công tác y tế cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành ngày Quốc khánh 2/9.
Để xử lý những trường hợp đặc biệt, Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện đóng trên địa bàn diành 3-5 giường bệnh sẵn sàng phục vụ bệnh nhân khi có yêu cầu của Ban tổ chức. Các bệnh viện bố trí giáo sư, bác sĩ giỏi thường trực, không đi công tác xa khỏi thành phố trong những ngày diễn ra sơ duyệt, tổng duyệt và lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành.
Còn riêng Cục Quân y Bộ Quốc phòng đã thành lập 28 tổ y tế để chăm sóc sức khỏe cho những người tham gia tập luyện và diễu hành ngày 2/9.
Tổng công ty Điện lực Hà Nội sẽ tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h tại địa điểm tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm. Với các phụ tải đặc biệt quan trọng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, UBND TP Hà Nội, các cơ quan văn hoá - thể thao, chính quyền cấp quận, huyện, cơ quan thông tin đại chúng, 5 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm... sẽ được cấp điện bằng 2 nguồn điện lưới hoặc có máy phát điện dự phòng.
Để ứng phó với mưa ngập ngày 2/9, Công ty Thoát nước Hà Nội bố trí 100% công nhân và cán bộ, với 2.000 cán bộ, 100 máy ôtô các loại (bao gồm xe hút bùn, xe có lắp máy bơm) trực 24/24h để ứng phó khi có ngập lụt. Ngoài ra, nhiều ngày qua, công ty đã huy động nhân viên kiểm tra nạo vét, làm sạch các miệng xả, hậu cống, ga hàm ếch, ga thu để tăng cường khả năng tiêu thoát nước.
Bá Đô
Theo VNE
Người Tây Nguyên đổ xô đào giếng vượt đại hạn Hồ đập trơ đáy, người dân vùng đại hạn đang cấp tập khoan giếng tìm nước tưới cho hàng trăm nghìn hecta cây trồng, dấy lên quan ngại suy giảm mạch nước ngầm. Giữa tháng 4, các con đường dẫn vào rẫy tiêu, cà phê ở Tây Nguyên tấp nập những người đàn ông lấm lem bùn đất ra vào. Tiếng máy khoan...