“Lá chắn thép” của Hải quân Việt Nam
Sở hữu nhiều vũ khí, khí tài uy lực, tiểu đoàn 679 được coi là ‘lá chắn thép’ của Hải quân Việt Nam trong khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc.
Tổ sửa chữa thuộc Đội hỏa lực – Đoàn 679 bảo dưỡng động cơ xe bệ phóng tên lửa ZIN 135.
Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc, tháng 6/1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tiểu đoàn 679 trực thuộc Quân chủng Hải quân (nay là Đoàn tên lửa bờ 679 thuộc Vùng 1 Hải quân). Hiện nay, Đoàn 679 có 8 đầu mối trực thuộc, 26 phân đội và tương đương.
Đoàn 679 hiện đang quản lý, sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ di động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu đối phương như các loại tàu chiến đấu mặt nước, tàu vận tải, tàu đổ bộ, các công trình trên biển và cả trên mặt đất…
Đoàn 679 được giao nhiệm vụ thường xuyên huấn luyện, sẵn sàng cơ động đến các trận địa dọc bờ biển và trên hải đảo, hiệp đồng với các lực lượng của Quân chủng Hải quân và các lực lượng chiến đấu khác để đánh địch trên biển.
Ngoài vị trí đóng quân tại một thành phố lớn ở miền bắc, đơn vị còn có một số trận địa ven biển và các trận địa khác từ Quảng Ninh đến Quảng Bình.
Bảo quản hệ thống radar
Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Đoàn tên lửa bờ 679:
Phân đội hỏa lực: Được trang bị bệ phóng tự hành, xe nạp tên lửa TZM. Có nhiệm vụ phóng tên lửa từ các trận địa có công sự hoặc không có công sự, tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên biển hoặc ven bờ.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 679 giao lưu văn nghệ với Đoàn viên thanh niên địa phương.
Video đang HOT
Trạm điều khiển: Được trang bị hệ thống điều khiển từ xa, gồm Đài điều khiển trung tâm, các đài radar cùng các trang bị đồng bộ.
Có nhiệm vụ điều khiển tên lửa hướng tới mục tiêu bằng lệnh vô tuyến và phát tín hiệu tấn công khi đã khóa mục tiêu.
Trắc thủ số 1 tiến hành đặt độ cao phóng chế độ bắn theo mệnh lệnh của Sở chỉ huy.
Trạm kỹ thuật: Được trang bị dây chuyền lắp ráp, kiểm tra tên lửa như Trạm kiểm tra tên lửa KIPS-35B, máy nén khí, máy lạnh CT-70, trạm thủy lực…
Có nhiệm vụ bảo quản, kiểm tra định kỳ, lắp ráp, chuẩn bị tên lửa bàn giao cho Phân đội hỏa lực phục vụ huấn luyện và chiến đấu.
Kíp chiến đấu thực hiện kiểm tra tên lửa trước khi phóng.
Trạm Thông tin – Radar: Được trang bị radar MWT-E và các phương tiện thông tin.
Có nhiệm vụ quan sát, chỉ thị mục tiêu tới cự ly 60 hải lý và bảo đảm thông tin liên lạc chỉ huy, hiệp đồng tác chiến.
Xe chở tên lửa thao diễn hiệp đồng tác chiến.
Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của hệ thống tên lửa REDUT-M:
Cự ly bắn xa nhất: 300km
Cự ly bắn gần nhất: 12 (25)km
Độ cao bay hành trình: 400m, 4.000m, 7.000m
Độ cao bay cuối quỹ đạo: 24 (100)m
Hệ thống có thể đồng thời điều khiển bắn 4 tên lửa vào mục tiêu
Theo Dantri
Trung Quốc đưa 2 lữ đoàn tên lửa vào trực chiến?
Chuyên trang "chiến lược" (strategypage) của Mỹ cho biết, hải quân Mỹ nhận thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đông Phong-21D (DF-21D).
Đây là loại tên lửa đạn đạo được mệnh danh là "Sát thủ tàu sân bay", được Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo với mục đích chuyên dụng để đối phó với hải quân Mỹ, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm. Để đáp lại, Mỹ cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí để đối phó với DF-21D, tuy nhiên thông tin về loại vũ khí này được bảo mật rất cao.
Thế hệ tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 được thiết kế 2 tầng có chiều dài 10,7m, đường kính thân 1,4m, trọng lượng 15 tấn. Các phiên bản của DF-21 tầm bắn dao động trong khoảng 1500-3000km, trong đó Đông Phong-21D có tầm bắn 1500-2000km.
Các loại tên lửa DF-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 500 - 2000kg, tuy nhiên nó cũng có thể mang theo rất nhiều loại đầu đạn thông thường, trong đó coa loại đầu đạn chuyên đối phó với tàu sân bay, một phần lớn các loại đầu đạn thông thường hiện nay được bố trí nhằm vào hướng Đài Loan.
Là một loại tên lửa có tầm bắn tương đối xa, tốc độ tấn công mục tiêu của DF-21 nhanh hơn rất nhiều so với các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn dưới 1200. Điều này có nghĩa là các hệ thống Patriot-3 Đài Loan mua của Mỹ để bảo vệ các mục tiêu then chốt đã mất đi tác dụng phòng thủ tên lửa.
Tuy hiện vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy DF-21D đã hoàn tất quá trình thử nghiệm nhưng gần đây vệ tinh của Mỹ đã chụp được một số bức ảnh quan trọng, tại sa mạc Gobi ở miền tây Trung Quốc đã phát hiện được 2 hố sâu nằm trong 1 khu vực hình chữ nhật màu trắng, chiều dài trên 200m. Đây có thể là dấu vết mục tiêu thử nghiệm DF-21D.
Tàu sân bay Mỹ có chiều dài trên 300m, tàu đổ bộ tấn công máy bay phản lực hoặc tàu đổ bộ trực thăng có kích thước nhỏ hơn tàu sân bay với trên 200m. Dường như Trung Quốc muốn thử nghiệm tấn công các chiến hạm cỡ lớn từ loại tàu đổ bộ trở lên (4 vạn tấn) hoặc có ý muốn thử độ chính xác của tên lửa.
2 năm qua, đã xuất hiện nhiều bức ảnh chụp DF-21D đã được lắp đặt trên các xe chở - nâng - phóng (TEL) và thông tin về việc thành lập đơn vị tên lửa Đông Phong-21D đầu tiên nên việc thử nghiệm một hệ thống hoàn chỉnh có thể đã bắt đầu với mục tiêu là tàu chở dầu hoặc tàu chở Container cũ di động trên biển.
Đồng thời, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. 3 vệ tinh này được lắp đặt radar khẩu độ tổng hợp hoặc Camera kỹ thuật số, sục sạo trên các vùng biển để phát hiện tàu thuyền.
Thông thường, các radar khẩu độ tổng hợp có thể tạo ra hình ảnh độ phân giải khác nhau. Radar có độ phân giải trung bình (3m), có thể bao trùm 1 khu vực biển có diện tích 40x40km, radar có độ phân giải thấp (20m) có phạm vi bao quát là 100x100km.
Tuy Trung Quốc tuyên bố 3 vệ tinh này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học nhưng thực chất chúng là các vệ tinh giám sát tàu thuyền quân sự. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.
Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.
Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.
Thông thường, các radar khẩu độ tổng hợp có thể tạo ra hình ảnh độ phân giải khác nhau. Radar có độ phân giải trung bình (3m), có thể bao trùm 1 khu vực biển có diện tích 40x40km, radar có độ phân giải thấp (20m) có phạm vi bao quát là 100x100km.
Tuy Trung Quốc tuyên bố 3 vệ tinh này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học nhưng thực chất chúng là các vệ tinh giám sát tàu thuyền quân sự. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.
Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.
Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.
Vệ tinh Trung Quốc bay trên độ cao 600km hoàn toàn có thể bị bắn hạ ngay lập tức, tàu ngầm Trung Quốc khó có thể ra khỏi lãnh hải an toàn trước sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng săn ngầm Mỹ và đồng minh, còn máy bay trinh sát tấm xa Trung Quốc vẫn chưa có.
Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị DF-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.
Mỗi lữ tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.
Theo vietbao
Việt Nam nâng uy lực "nỏ liên châu" Pechora-2M Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M "Pechora-M" lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Pechora-2M là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài...