“Lá chắn” an ninh kiên cố của Tổng thống Trump
Quy tụ những cá nhân xuất sắc với khả năng ứng biến nhanh nhạy với mọi tình huống, lực lượng Mật vụ Mỹ đang dốc sức bảo vệ Tổng thống Donald Trump cùng các thành viên trong gia đình ông, bất chấp những khó khăn do lịch trình di chuyển thường xuyên của ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhận được sự bảo vệ từ Mật vụ Mỹ từ khi ông là ứng cử viên của
Ngoài bảo vệ Tổng thống Trump, Mật vụ Mỹ cũng có nhiệm vụ bảo vệ các thành viên trong gia đình tổng thống gồm vợ, các con và các cháu. Do số lượng thành viên đông và ở địa điểm cách xa nhau nên lực lượng Mật vụ cũng gặp nhiều áp lực trong việc đảm bảo an toàn cho đại gia đình tổng thống. Trong ảnh: Mật vụ Mỹ làm nhiệm vụ khi máy bay chở Tổng thống Trump hạ cánh xuống sân bay Morristown ở New Jersey.
Tháp Trump, đại bản doanh của gia đình Tổng thống Trump, tại New York cũng là một trong những địa điểm nằm trong diện bảo vệ của Mật vụ Mỹ. Trước khi chuyển tới Nhà Trắng hồi tháng 6, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và con trai Barron Trump vẫn sống tại tòa tháp này. Trong ảnh: Mật vụ Mỹ tiến vào Tháp Trump ở Manhattan, New York.
Để bảo vệ nhà lãnh đạo Mỹ, các thành viên đội mật vụ phải luôn bố trí quan sát mọi diễn biến xung quanh tổng thống. Trong ảnh: Mật vụ Mỹ giám sát hành trình di chuyển của Tổng thống Trump từ Nhà Trắng ở Washington khi ông Trump chuẩn bị lên máy bay ra nước ngoài để dự hội nghị thượng đỉnh G20.
Mọi sự kiện Tổng thống Trump tham gia đều có “bóng dáng” của Mật vụ. Đặc điểm nhận dạng thường thấy của Mật vụ Mỹ là đeo kính đen và gắn thiết bị nghe sau gáy. Trong ảnh: Mật vụ đứng bảo vệ xe trước mũi xe tổng thống khi ông Trump tới thăm Trường Công nghệ Waukesha ở Pewaukee, bang Wisconsin hôm 13/6.
Video đang HOT
Chi phí dành cho việc bảo vệ Tổng thống Trump và các thành viên trong gia đình ông không hề nhỏ. Chính quyền New York, nơi tọa lạc của Tháp Trump, từng phàn nàn về số ngân sách lớn mà thành phố này phải bỏ ra để phục vụ công tác bảo đảm an ninh cho tổng thống và những người thân của ông. Trong ảnh: Mật vụ Mỹ bảo vệ lễ nhậm chức của Tổng thống Trump ở Đồi Capitol tại Washington hôm 20/1.
Tổng thống Trump và phu nhân Melania bước lên chuyên cơ Không Lực Một tại căn cứ Andrews ở Maryland trong chuyến công du tới Ba Lan và Đức hồi tháng 7 trong khi Mật vụ Mỹ đứng phía dưới máy bay làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh.
Mật vụ Mỹ cũng chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống Trump trong các chuyến công du nước ngoài. Trong ảnh: Tổng thống Trump “lọt thỏm” trong vòng vây bảo vệ của Mật vụ khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Taormina, Sicily, Italy ngày 26/5.
Mật vụ bảo đảm an ninh tại khu vực bãi cỏ phía nam Nhà Trắng trước khi trực thăng Marine One chở Tổng thống Trump cất cánh từ thủ đô Washington.
Một thành viên đội Mật vụ cầm súng đứng giám sát an ninh trên mái Nhà Trắng ở Washington.
Mật vụ Mỹ di chuyển trên một trực thăng riêng, tháp tùng máy bay của Tổng thống Trump, tại căn cứ Andrews ngày 9/6.
Các thành viên đội Mật vụ xuất hiện để đảm bảo an ninh trước khi trực thăng chở Tổng thống Trump hạ cánh ở New York hồi tháng 5.
Đội Mật vụ xuất hiện bên ngoài nhà thờ ở Palm Beach, bang Florida khi Tổng thống Trump và phu nhân Melania đang thực hiện nghi lễ bên trong.
Mật vụ Mỹ lau xe limousine chở Tổng thống Trump trong lúc chờ nhà lãnh đạo tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Qatar chi 6 tỷ USD mua 7 tàu chiến
Trong bối cảnh căng thẳng Vùng Vịnh chưa có hồi kết, Qatar mới đây đã quyết định chi gần 6 tỷ USD để mua 7 tàu chiến do Italy sản xuất.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani và Bộ trưởng Ngoại giao Italy Angelino (Ảnh: Reuters)
Reuters ngày 2/8 đưa tin, Qatar đã đồng ý chi gần 6 tỷ USD mua 7 tàu chiến của Italy. Hợp đồng được Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani và Bộ trưởng Ngoại giao Italy Angelino Alfano công bố tại thủ đô Doha, Qatar.
Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ 2 của Qatar kể từ khi căng thẳng Vùng Vịnh nổ ra. Lần trước đó, vào tháng 6, Mỹ đã bán cho Qatar máy bay chiến đấu F-15 với trị giá 12 tỷ USD.
Phát biểu tại buổi công bố, ông al-Thani cho biết hợp đồng mua tàu chiến của Italy nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự chung giữa hai nước. Tuy nhiên, ông al-Thani không tiết lộ chi tiết của hợp đồng.
Vào tháng 6 năm ngoái, công ty đóng tàu quốc doanh Fincantieri của Italy tuyên bố đã kí hợp đồng đóng tàu cho Qatar. Tại thời điểm đó, Fincantieri tuyên bố sẽ cung cấp cho Qatar 4 tàu tàu hộ tống, 1 tàu đổ bộ và 2 tàu tuần tra, cùng với dịch vụ hậu mãi 15 năm. Các tàu chiến này sẽ được chế tạo tại xưởng đóng tàu ở Italy, bắt đầu từ năm 2018. Công ty quốc phòng Italy Leonardo sẽ cung cấp hệ thống điện tử và vũ khí và nhận khoảng 1/3 giá trị hợp đồng.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh nổ ra hồi tháng 6 khi nhóm các nước Ả-rập Xê-út, Bahrain, Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và Ai Cập cáo buộc Qatar tài trợ cho hoạt động khủng bố. Qatar đã lên tiếng bác bỏ.
Việc Qatar mua tàu chiến là một trong những hoạt động ngoại giao kinh tế mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Vùng Vịnh trong nhiều thập kỷ qua chưa đến hồi hồi kết. Những hợp đồng trên không chỉ là việc Qatar chi tiêu mua sắm quân sự, mà quan trọng hơn còn thể hiện mối quan hệ của Qatar với Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Với việc đặt căn cứ quân sự lớn nhất khu vực ở Qatar cùng 9.000 quân đồn trú, bản thân Mỹ cũng cảm thấy "bối rối" khi đứng giữa các đồng minh thân thiết tại khu vực Trung Đông trong cuộc chiếg chống IS.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tàu đánh bom tự sát mạnh như 'vũ khí hạt nhân thế kỷ 16' Một chuyên gia vũ khí Italy từng chế tạo ra con tàu đánh bom tự sát có sức công phá mạnh nhất thời kỳ Trung Cổ. Tàu bom kích nổ để phá vòng vây ở Antwerp. Ảnh: Wikipedia. Năm 1584, phong trào ly khai Hà Lan được Anh hậu thuẫn tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài 80 năm để đòi độc lập...