Lạ Cà Mau: Chuyện thật như đùa “thần đèn” nâng công trình ngàn tấn “dễ như bỡn”
Ít ai nghĩ rằng những công trình nặng trên 1.000 tấn vẫn có thể di dời hay nâng lên một cách dễ dàng bằng phương pháp thủ công.
Thế nhưng, những ngày qua, tại Cà Mau, người dân rất bất ngờ khi chánh điện Thánh thất Cao đài Tòa thánh Tây Ninh Phường 5 (TP.Cà Mau) nặng khoảng 1.500 tấn được nâng lên 2,2m một cách “thần kỳ”.
Người thực hiện điều này là “ thần đèn” Nguyễn Văn Lý (57 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Được biết, đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Lý nâng nền một công trình có trong lượng trên 1.000 tấn.
Gia đình có truyền thống làm nghề mộc
Được biết, chánh điện Thánh thất Cao đài Tòa thánh Tây Ninh Phường 5 được xây dựng và hoàn thành vào khoảng năm 1980. Tổng diện tích của chánh điện là ngang 12m, dài hơn 35m, tổng trọng lượng khoảng 1.500 tấn.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lý cho biết, gia đình ông vốn có truyền thống làm nghề mộc, chuyên cất nhà gỗ. Đến năm 1993, Nhà nước đầu tư mở rộng đường, nên hầu như nhà nào cũng phải di dời. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng cha ông đã nảy ra ý tưởng dời cả căn nhà sang vị trí mới mà không cần phải tháo dỡ. May mắn là lần ấy thành công ngoài mong đợi.
Việc nâng nền, di dời những ngôi nhà có trọng lượng lớn không còn xa lạ với “thần đèn” Nguyễn Văn Lý. Ảnh: Chúc Ly.
Sau cơ duyên ấy, cha của ông đã tìm tòi, nghiên cứu nhiều hơn về kỹ thuật, rồi nhận các công trình di dời nhà cho bà con địa phương, dần dần tiếng lành đồn xa, cha ông thành thợ dời, nâng nhà. Thời điểm ấy, ông Lý vẫn còn trẻ nên theo cha phụ giúp, làm các công việc nhỏ để học hỏi kinh nghiệm. Sau khoảng 2 năm thì ông bắt đầu tự nhận các công trình để làm.
Từ năm năm 2000, sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm và vững vàng về kỹ thuật, ông Lý bắt đầu nhận di dời nhà tường. Ban đầu, ông chỉ nhận làm những ngôi nhà nhỏ, có kết cấu đơn giản. Khi đã thạo nghề, ông bắt đầu thử sức những công trình lớn hơn.
Video đang HOT
Nhờ gia đình có truyền thống làm nghề mộc và thừa hưởng tử người cha cũng là một “thần đèn”, ông Lý có nhiều điều kiện phát triển nghề. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Lý chia sẻ: “Đây là một nghề rất đặc biệt. Khác với xây mới, khi nâng hoặc di dời một công trình thì mọi phần việc tại những vị trí khác nhau đều phải được thực hiện một cách đồng thời. Chính vì vậy, công việc này cần có rất nhiều đội, nhóm, phụ trách từng vị trí. Trong các hình thức xử lý công trình, khó và tốn nhiều công sức nhất là việc di dời”.
Với tay nghề và danh tiếng xây dựng nhiều năm, hiện ông Lý đã thành lập công ty chuyên làm nghề di dời, nâng công trình. Mỗi năm, công ty của ông thực hiện nhiều công trình lớn nhỏ ở khắp nơi trên cả nước.
Nâng công trình 1.500 tấn
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lý cho hay: “Tính đến nay, tôi gắn bó với công việc này cũng đã khoảng 25 năm. Nhiều năm làm nghề, tôi thật sự cũng không nhớ nổi mình đã dời, nâng bao nhiêu căn nhà, cơ sở sinh hoạt tôn giáo,…trong cả nước. Nhưng có một điều tôi có thể chắc chắn, cái nghề này đã giúp cho xã hội tiết kiệm được rất nhiều công sức và tiền bạc, và nhất là giữ nguyên cấu trúc công trình”.
Hệ thống nâng chánh điện Thánh thất Cao đài Tòa thánh Tây Ninh Phường 5 sau khi cắt chân cột được bố trí dày đặc theo các đà kiềng chân tòa nhà nhằm tạo sức chịu đựng cũng như sự vững chắc của công trình được nâng. Ảnh: Chúc Ly.
Nói về kỹ thuật nâng nền, di dời nhờ, ông Lý cho biết, đây là công việc khá phức tạp, ngoài những kỹ năng vốn có thì người thợ phải sử dụng “mẹo” để làm. Trước khi thực hiện nâng hoặc di dời, những “thần đèn” phải ước lượng cân nặng của công trình rồi tiến hành chuẩn bị dụng cụ gồm: Con đội, pa lăng (xích kéo), máy bắn, máy cắt, máy hàn, gỗ…
Sau đó, công việc đầu tiên của những người thợ là phá nền, đào sâu xuống phần móng. Tiếp đó, dùng gỗ, cát để chấn giữ các vị trí mố trụ, cột móng. Sau đó, niêm cột cho chắn chắn rồi bắt đầu cắt từng cây cột, cắt xong cây nào thì gài con đội vào đó. Mỗi con đội có thể chịu được trọng lực 50 tấn. Cuối cùng sẽ thực hiện nâng hoặc di dời.
Mỗi con đội có thể chịu được trọng lực 50 tấn. Ảnh: Chúc Ly.
Với khoảng cách nâng cao 2,2m, bên cạnh việc sử dụng cọc gỗ thay cọc bê tông sau khi được cắt bỏ, là hàng tấn cây gỗ, bao đất nhằm giữ tính ổn định của công trình sau nâng. Ảnh: Chúc Ly.
Với ông Lý, nghề “thần đèn” khó nhất là việc di dời ngôi nhà rồi qoay từ hướng này sang hướng khác. Việc này, người có kinh nghiệm hơn chục năm mới làm được. Do vậy, đa số những cộng sự của ông Lý đều là những người lành nghề, có kinh nghiệm từ hơn 10 – 20 năm được ông rước từ làng “thần đèn” thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Việc di dời nhà, công trình hiện nay không còn quá xa lạ, và cũng có rất nhiều đơn vị thực hiện. Ngay như tại Chợ Mới (An Giang), đã có trên 20 đơn vị chuyên dịch vụ di dời nhà. Tuy nhiên, theo ông Lý, để gia chủ tin tưởng giao thực hiện thì uy tín và sự tin tưởng là rất lớn. Chính vì vậy, ở mỗi công trình ông luôn đặt cả tâm huyết vào đó.
Sau khi thực hiện việc nâng nền, các cộng sự của ông Lý đang thực hiện việc đổ cột mống cố định cho công trình. Ảnh: Chúc Ly.
Mọi công việc, vị trí đều được tính toán, thực hiện một cách cẩn thận, chi tiết, đồng đều. Ảnh: Chúc Ly.
“Nghề này nói khó học thì không khó nhưng không ai dạy cả, vì không biết bắt đầu từ đâu. Quan trọng nhất là người thợ phải chịu khó, tỉ mỉ, mỗi ngày học hỏi, quan sát một ít, dần dần sẽ nắm được kỹ thuật để làm”, ông Lý chia sẻ.
Ông Lý kiểm tra các công đoạn thực hiện. Ảnh: Chúc Ly.
Chỉ vài ngày nữa công trình nâng chánh điện khoảng 1.500 tấn lên 2,2m sẽ được hoàn thành. Ảnh: Chúc Ly.
Chỉ trong vài ngày tới, công việc nâng chánh điện Thánh thất Cao đài Tòa thánh Tây Ninh Phường 5 lên 2,2m sẽ được hoàn thành. Ông Lý và các cộng sự của mình sẽ tiếp tục hành trình đi đến những nơi khác trên mọi miền đất nước để thực hiện công việc di dời, nâng nền những công trình.
Ông Lâm Văn Hiệp – Trưởng Ban đại diện Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh tỉnh Cà Mau, thông tin: “Nhóm của ông Lý thực hiện việc nâng chánh điện rất tốt và chất lượng, toàn bộ cấu được giữ nguyên vẹn. Sau khi hoàn thành nâng chánh điện lên 2,2m, ông Lý sẽ tiếp tục nâng cổng”.
Thanh niên tử vong nằm giữa đường với nhiều vết thương
Hôm nay (ngày 19/7), Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ việc người thanh niên tử vong nằm giữa đường.
Danh tính người tử vong được xác định là Nguyễn Hoài Phương (28 tuổi, ngụ ấp Bà Bèo, xã Lương Thế Trân) là nhân viên 1 công ty thủy sản ở TP Cà Mau.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 19/7 người dân đi đường phát hiện 1 người thanh niên tử vong nằm giữa đường (đoạn qua Khu công nghiệp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, Cà Mau). Trên người có nhiều vết thương, trong đó, có những vết thương nghiêm trọng ở cổ, đầu.
Tiếp nhận thông tin, Công an tỉnh Cà Mau đã phối hợp đơn vị liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Nhận định bước đầu, nạn nhân tử vong do sốc mất máu do tai nạn giao thông.
Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Có "bệ đỡ" là hợp tác xã, nông dân đất Mũi làm giàu nhanh hơn Bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Cà Mau đã có nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; gắn với đó là hỗ trợ ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ......