LẠ: Biến cá sông rẻ tiền thành cá kiểng xuất khẩu thu cả triệu đô la
Những loại cá sông đặc chủng, rẻ tiền như: lìm kìm, thòi lòi, sặc, lòng tong, nóc, lau kiếng bướm…, thậm chí ốc suối, sau khi được trại Saigon Auquarium thuần chủng sẽ trở thành cá kiểng xuất khẩu thu về cả triệu đô la Mỹ…Saigon Auquarium là trại nuôi cá kiểng, thuần cá sông thành cá kiểng xuất khẩu lớn nhất TP.HCM hiện nay.
Đó là cách làm độc đáo của trại nuôi cá kiểng quy mô lớn ở ngoại ô Sài Gòn do anh Trịnh Ngọc Hùng điều hành, quản lý. Đây là mô hình nông nghiệp đô thị độc đáo, lạ mà hay của nông dân TP. HCM.
Trong chuyến công tác khu vực phía Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định đã đến thăm trang trại nuôi cá kiểng Saigon Aquarium ( xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM).
Ngoài trại cá kiểng rộng hơn 3ha tại xã Tân Thông Hội, Saigon Aquarium còn mở thêm một trang trại nuôi cá kiểng khác tại xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi) với diện tích lên tới 14ha. Ảnh: Trần Đáng-Báo điện tử DANVIET.VN.
Bên cạnh khu nuôi cá đắt tiền như neon, cá dĩa, cá bảy màu, cá ông tiên sọc, cá ông tiên đen, cá tàu, cá koi…, trại cá Saigon Aquarium còn có khu nuôi cá sông rẻ tiền đặc chủng như thòi lòi, lìm kìm, lau kiếng…Ảnh: Trần Đáng-Báo điện tử DANVIET.VN.
Video đang HOT
Theo anh Trịnh Ngọc Hùng-quản lý trại cá Saigon Aquarium, các loại cá sông này được thu mua lại của nông dân từ khu vực Tây Nguyên, miền Trung và Nam Bộ. Ảnh: Trần Đáng-Báo điện tử DANVIET.VN.
Anh Trịnh Ngọc Hùng cho biết, hiện, cá nóc đang được thị trường nước ngoài ưa thích. Mỗi con cá nóc được mua vào 1.500 đồng/con, và xuất khẩu với giá hàng chục ngàn đồng/con. Vào mùa, người dân Cần Giờ (TP.HCM) vào rừng đước soi đèn bắt cá nóc. Mỗi ngày, mỗi người bắt được hàng ngàn con cá nóc để bán. Sau khi mua cá nóc về về, trại sẽ pha nước muối khoảng 8-14 phần ngàn rồi thuần cá trước khi xuất khẩu ra nước ngoài…
Ốc sọc dưa – một loại ốc suối hoang dã cũng được trại cá kiểng Saigon Aquarium thuần dưỡng trước khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thu về ngoại tệ. Ảnh: Trần Đáng-Báo điện tử DANVIET.VN.
Trao đổi với Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định (phải), anh Trịnh Ngọc Hùng (trái) cho hay, trong suốt thời gian thuần dưỡng để xuất khẩu, thức ăn của cá kiểng chủ yếu là con Armenia. Ảnh Trần Đáng-Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo anh Hùng, dòng cá đặc thù của Việt Nam đang được thị trường cá kiểng châu Âu rất ưa thích. Một tháng Saigon Aquarium xuất khẩu khoảng 4 triệu con cá kiểng các loại, trong đó 20.000 con cá sông rẻ tiền đặc chủng Việt Nam. Saigon Aquarium là trại thuần cá sông xuất khẩu ra nước ngoài lớn nhất ở TP.HCM hiện nay.
Theo Danviet
Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn coi trọng thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2019), chiều 24-7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các đại biểu thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.
Cùng dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh và 72 thương binh nặng tiêu biểu trên toàn quốc.
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong tổng thể các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, ngày 25-7, Chính phủ tổ chức gặp mặt, tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc, mất sức lao động từ 81% trở lên. Tới dự cuộc gặp mặt với Chủ tịch Quốc hội là 72 người đại diện cho 500 thương binh nặng, đều là những thương binh đã vượt qua thương tật, chiến thắng bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống. Nhiều thương binh nặng đã trở thành những tấm gương phát triển kinh tế, những doanh nhân thành đạt...
Bày tỏ xúc động được gặp mặt 72 đồng chí thương binh nặng tiêu biểu đại diện cho 12.000 thương binh nặng trong cả nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Trong những ngày này, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội có rất nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể chăm sóc, tri ân các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình người có công với cách mạng.
Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu chụp ảnh cùng các đồng chí thương binh nặng tiêu biểu. Ảnh: TRỌNG HẢI.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thực hiện lời dặn của Bác, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng, quan tâm, chăm lo, thực hiện đền ơn, đáp nghĩa với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình có công với cách mạng. Tuy nhiên, sự hy sinh, mất mát của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình người có công với cách mạng là vô giá, không thể đo đếm được. Mọi chế độ, chính sách của Nhà nước và nỗ lực đền ơn đáp nghĩa của xã hội cũng chỉ có thể bù đắp một phần, để chăm lo cuộc sống của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình người có công với cách mạng.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội biểu dương và đánh giá cao kết quả thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công với cách mạng của các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể... chăm lo tốt hơn nữa thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Các cấp, các ngành tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
* Trước đó, sáng 24-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược và Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
* Cũng trong sáng 24-7, tại huyện Củ Chi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Nông, sinh năm 1936, ở ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng; thăm gia đình mẹ liệt sĩ Trần Thị Tỏ, sinh năm 1924, ấp Phước An, xã Phước Thạnh và thăm gia đình thương binh Phan Văn Đu, sinh năm 1956, ấp Bình Thượng 1, xã Thái Mỹ.
CHIẾN THẮNG
TP.Hồ Chí Minh: Nhiều xã cùng về đích nông thôn mới nâng cao Sau thời gian trùng xuống, nhiều xã thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM) nâng cao theo đặc thù của TP.HCM đã "rủ nhau" về đích. Theo Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.HCM Thái Quốc Dân, hiện đã có 4 xã hoàn thành chương trình NTM nâng cao của thành phố, gồm: Thái Mỹ, Tân Thạnh Tây, Nhuận Đức (huyện...