Lá bài ‘dân chủ, ‘nhân quyền’ không thể hạ quyết tâm chống dịch của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Nhiều kẻ lợi dụng lá bài “dân chủ”, “nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ chống dịch, tung tin giả để lèo lái dư luận nhằm phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước.

Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 lan rộng tại nhiều địa phương trong cả nước với hàng nghìn người đã t.ử v.ong.

Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện.

Nhiều cá nhân lợi dụng lá bài “dân chủ”, “nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước.

Lá bài dân chủ, nhân quyền không thể hạ quyết tâm chống dịch của Việt Nam - Hình 1

Những thông tin méo mó, kích động. (Ảnh: VTV)

Những luận điệu xuyên tạc lạc lõng

BBC ngày 8/7 có bài viết nhan đề “COVID-19: chống dịch kiểu Việt Nam – Chỉ thương cho người dân” với những cái nhìn thiếu tìm hiểu kỹ lưỡng và phiến diện đối với các giải pháp chống dịch của Chính phủ. Tác giả bài báo bằng lời lẽ kích động đã chỉ trích Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền trong chính sách cách ly y tế đối với những người liên quan đến ca nhiễm bệnh. Bài báo còn so sánh một cách thiển cận giữa cách chống dịch của các nước phát triển với Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang sai lầm trong chiến lược dẫn tới các ca nhiễm bùng phát không kiểm soát.

Cũng ở BBC, trong mục bàn tròn hội luận hôm 8/8 đưa ra những nhận định phiến diện, tiêu cực về cách thức chống dịch và vấn đề đảm bảo an sinh của Chính phủ Việt Nam. Những người tham gia hội luận đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ bị “ru ngủ” trong thành công của các đợt dịch trước đó mà không có được hướng đi đúng trong chống dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, lần này. Thậm chí, một người tham gia chương trình còn cho rằng, chính quyền chú trọng đến hô hào, khẩu hiệu mà thiếu các biện pháp thực chất, nhất là trong chính sách an sinh cho người yếu thế.

Trên các trang mạng xã hội những ngày qua cũng xuất hiện ý kiến của một số người được cho là có ảnh hưởng đến xã hội lên tiếng chỉ trích Chính phủ cứng nhắc trong cách thức phòng chống dịch, thiếu khả năng ứng đáp với khủng hoảng ở quy mô lớn. Cho rằng, chính quyền các địa phương chỉ dùng biện pháp “dễ” là phong tỏa, mà không tính đến những người yếu thế không có kế sinh nhai, buộc phải ra đường bất hợp pháp. Thậm chí một số nhân vật còn gọi đó là hành động “tước quyền được sống bình thường”.

Với góc nhìn thiển cận, thiếu thiện chí, một số cá nhân, tổ chức đang cố tình không thừa nhận những nỗ lực trong phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam, còn rêu rao luận điệu cho rằng “Việt Nam chống dịch thành công là nhờ may mắn”.

Lá bài dân chủ, nhân quyền không thể hạ quyết tâm chống dịch của Việt Nam - Hình 2

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quochoi)

Giải pháp chống dịch được nhân dân ủng hộ

Bình luận về những thông tin trên, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Văn Hòa, cho rằng đó là những thông tin không đúng sự thật nhằm xuyên tạc, bôi xấu, trục lợi, gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Video đang HOT

Ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, bất cứ ai, khi theo dõi diễn biến dịch bệnh và quá trình tổ chức phòng, chống dịch ở Việt Nam thời gian qua, không thể không nhận thấy, Chính phủ và chính quyền các địa phương đều lựa chọn cách thức mềm dẻo và linh hoạt. Mục tiêu được xác định rất cụ thể: “vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới”, phương châm hành động cũng được định sẵn: “5K vaccine”, toàn dân cùng tham gia với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp khẳng định, Đảng, Chính phủ đã có những giải pháp, biện pháp rất hữu hiệu, sáng suốt, chủ động, linh hoạt được đa số người dân đồng tình ủng hộ, cùng với Chính phủ quyết tâm phòng ngừa, ngăn chặn bằng được dịch COVID-19 để cuộc sống trở lại bình yên.

Cũng nhằm xuyên tạc quyết tâm phòng chống dịch của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, một số ý kiến bám vào số liệu người c.hết vì dịch COVID-19 hiện nay để so sánh với con số người nghèo, người thất nghiệp do đại dịch COVID-19 mang lại, để phản đối cách thức chống dịch, áp dụng Chỉ thị 16 tại rất nhiều tỉnh thành phố của Chính phủ Việt Nam.

Nhưng nhìn vào thực tế những gì đã và đang diễn ra ở các nước đứng đầu thế giới về số người c.hết và số ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 từ khi dịch bệnh này xuất hiện cho đến nay, chúng ta không thể không nhìn thấy sự khác biệt rất rõ nét về cách thức các chính phủ nhìn nhận và giải quyết các thách thức do đại dịch gây ra trong rất nhiều mối quan hệ, như: giữa tăng trưởng kinh tế và sức khỏe nhân dân; giữa nhà nước và thị trường trong cung ứng một số dịch vụ công thiết yếu; giữa bảo đảm dân chủ và tăng cường kỷ cương, kỷ luật…

Theo dõi sát diễn biến chống dịch thời gian qua, ông Phạm Văn Hòa cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã rút ra kinh nghiệm từ tình hình chống dịch của thế giới và có giải pháp phòng ngừa, động viên người dân thực hiện nghiêm biện pháp 5K, tiêm vaccine, đặc biệt tuân thủ Chỉ thị 16.

Theo ông Hòa, tuy biện pháp này có chỗ cứng nhắc nhưng không thể phủ nhận đây là biện pháp cốt lõi, hữu hiệu nhất. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, cũng còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa chấp hành nghiêm, còn chủ quan, một số nơi có lúc đã bộc lộ hạn chế, thiếu sót buộc Thủ tướng không ít lần phê bình sự lúng túng, bị động, chủ quan để các địa phương đó phải chấn chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhờ thực hiện nghiêm, chấp hành tốt, nên nhiều nơi gần như không có dịch, nhiều nơi có nhưng ít.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nêu rõ, việc một số thế lực thù địch bất đồng chính kiến với chế độ, rêu rao Việt Nam mất dân chủ, mất nhân quyền, người dân không được tự do đi lại, là những giọng điệu xuyên tạc, lạc lõng, phiến diện. Không phải đợt dịch lần này chúng ta mới thực hiện giãn cách, đã từng thực hiện trước đó và cho thấy có kết quả tốt, nên không lý gì lại cho rằng, Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Những ý kiến đó, chỉ nhằm mục đích duy nhất là chia rẽ, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Lá bài dân chủ, nhân quyền không thể hạ quyết tâm chống dịch của Việt Nam - Hình 3

Chính phủ chủ động thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine, bổ sung vào đối tượng được ưu tiên là nhóm người cao t.uổi. (Ảnh: Bộ Y tế)

Trong làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 này, đã có hàng nghìn người t.hiệt m.ạng. Số ca t.ử v.ong do dịch COVID-19 được công bố mỗi ngày là con số không ai mong đợi. Nó cũng cho thấy sự khốc liệt của trận chiến mà cả nước đang phải đối mặt.

Không né tránh, Chính phủ và các địa phương đã và đang minh bạch trong mọi thông tin chống dịch.

Khi các doanh nghiệp hay các tổ chức cá nhân đơn lẻ không thể nào tự mua được vaccine như các loại hàng hóa thông thường khác, thì bằng uy tín và những nỗ lực ngoại giao của mình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã làm hết sức mình để có được số lượng lớn vaccinen nhanh nhất, nhiều nhất như vừa qua. Không chỉ vậy, Chính phủ cũng đã chủ động thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine, bổ sung vào đối tượng được ưu tiên là nhóm người cao t.uổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất. Chính phủ cũng đặc biệt ưu tiên vaccine cho TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương.

Mọi hành động của Chính phủ và cả hệ thống chính trị đều hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên trên hết. Tiếp đó là bảo vệ hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tất cả những thay đổi chính sách đó là minh chứng cho thấy, Chính phủ biết lắng nghe những phản biện đúng, để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.

Thậm chí, tro cốt của những nạn nhân không may qua đời do đại dịch còn được giao cho lực lượng vũ trang canh gác, nhang khói, góp phần chu toàn đạo lý, ấm tình người trong đoạn đường cuối với người đã khuất.

Với nhiều người dân trong vùng dịch, những chính sách nhân văn của chính quyền, những việc làm thiện nguyện của các các tổ chức, cá nhân dành cho người gặp khó đã khiến họ càng đồng lòng với Chính phủ và chính quyền các địa phương trong cuộc chiến chống dịch còn nhiều cam go ở phía trước.

Lá bài dân chủ, nhân quyền không thể hạ quyết tâm chống dịch của Việt Nam - Hình 4

Quân đội được giao trọng trách giao nhận, quản lý tro cốt của những người t.ử v.ong do COVID (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)

Việt Nam cần đồng lòng, sát cánh trong trận chiến này

Nhấn mạnh, ngay từ khi bắt đầu đại dịch cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn luôn tin tưởng vào cách tiếp cận toàn xã hội của Chính phủ Việt Nam do Ban Chỉ đạo quốc gia về kiểm soát và phòng chống dịch COVID-19 đưa ra, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park, khẳng định Việt Nam đã đưa ra các biện pháp bảo vệ cộng đồng toàn diện, chú trọng tiêm chủng cho nhóm các đối tượng bị tổn thương do dịch bệnh.

Đây đều là các biện pháp quan trọng, mang lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan dịch bệnh, giảm số lượng các ca t.ử v.ong do COVID-19. Việc thực hiện mạnh mẽ các biện pháp này, kết hợp với xác định nhanh các ca bệnh nhờ thực hiện xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly là yếu tố then chốt trong kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, ông Kidong Park cũng lưu ý rằng, các biện pháp giãn cách xã hội chỉ thành công khi tất cả cùng đồng lòng và thực hiện tốt các biện pháp này, tất cả cộng đồng phải sát cánh bên nhau trong trận chiến này. Như thế, việc kiểm soát COVID-19 lây lan không chỉ là vai trò của Chính phủ và hệ thống y tế Việt Nam mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, để từ đó, Việt Nam có thể một lần nữa chiến thắng được dịch bệnh.

Cả gia đình thiếu tá Công an mắc COVID-19: Vừa lo tang cha, vừa hoàn thành nhiệm vụ

Trong cuộc chiến chống dịch ngày càng cam go, những người lính ngày đêm nơi tuyến đầu xa gia đình, nhiều trường hợp không kịp có mặt bên cạnh người thân lần cuối.

Nhưng vượt lên trên tất cả, họ vẫn ở đó, hết lòng vì nhiệm vụ chống dịch.

Cả gia đình thiếu tá Công an mắc COVID-19: Vừa lo tang cha, vừa hoàn thành nhiệm vụ - Hình 1

Thiếu tá Dũng trò chuyện với gia đình sau ca tuần tra đêm - Ảnh: ĐAN THUẦN

"Alo mẹ hả? Mẹ khỏe không mẹ? Mẹ uống thuốc chưa? Con chưa về được, mẹ ráng nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe nha mẹ" - thiếu tá Đinh Tiến Dũng, phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông - trật tự Công an quận 1, TP.HCM, tâm sự với mẹ sau ca tuần tra đêm.

Anh Dũng lần lượt trò chuyện với gia đình nhỏ của mình qua màn hình chiếc điện thoại. Đây cũng là cách anh gặp mặt người thân trong suốt 2 tháng qua dù nhà anh cách cơ quan không xa.

Dặn dò đứa con 6 t.uổi vừa khỏi COVID-19 nhớ uống thuốc đúng giờ, giọng anh trầm lại rồi nhờ mẹ: "Mẹ thắp cho ba giùm con nén nhang, nói với ba hết dịch con sẽ về...".

Ba mất, mẹ già, con nhỏ phải đi cách ly

Cũng giống như các cán bộ, chiến sĩ công an khác, đã 3 tháng nay anh Dũng chưa thể về thăm gia đình vì nhiệm vụ tiếp nối nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, khối lượng công việc của những người lính ngày một nhiều, đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm bệnh cao càng thêm cao.

Nhưng nỗi lo thường trực của thiếu tá Dũng không phải là an toàn của bản thân, mà do cả khu vực gia đình anh sống ở quận 8 phải chịu cảnh phong tỏa 21 ngày vì có ca F0.

Và thật không may, điều mà anh Dũng lo sợ trở thành sự thật. Sau khi hết thời gian phong tỏa chưa bao lâu, ngoại trừ vợ anh thì cả gia đình gồm ba mẹ lớn t.uổi, em trai và 2 đứa con nhỏ (5 t.uổi và 8 t.uổi) đều mắc COVID-19.

Khi mẹ, em trai và 2 đứa con còn quá nhỏ vừa đi cách ly tập trung thì anh Dũng lại phải nhận tin ba anh chuyển nặng do có nhiều bệnh nền. Dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vì bệnh tình quá nặng, ba của thiếu tá Dũng đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 11-8.

"Con thật bất hiếu, những ngày ba bệnh con không thể kề cận chăm sóc. Đến lúc ba mất con cũng không được ôm ba lần cuối, không được nghe tiếng ba lần cuối. Con thấy mình bất lực trước sự ghê gớm của COVID-19" - anh Dũng đau đớn viết về ba trên trang cá nhân.

Cả gia đình thiếu tá Công an mắc COVID-19: Vừa lo tang cha, vừa hoàn thành nhiệm vụ - Hình 2

Ngày anh Dũng đón ba của mình về nhà chỉ còn là nắm tro cốt - Ảnh: NVCC

Được đơn vị tạo điều kiện, anh Dũng trong bộ đồ bảo hộ kín mít, đến nhận lại tro cốt của ba mình rồi đưa về nhà cho vợ thờ cúng. Anh cũng chỉ kịp thắp vội 1 nén nhang rồi trở về đơn vị với tâm trạng rối bời.

Biến đau thương thành sức mạnh

Vài ngày sau khi tro cốt của ba anh Dũng được đưa về nhà, mẹ, em trai và 2 đứa con của anh cũng hết thời gian cách ly, trở về. Dù "đi" 5 "về" chỉ 4 nhưng ngày đoàn tụ trong nước mắt này cũng phần nào khiến anh Dũng cảm thấy nguôi ngoai.

Những chia sẻ, động viên kịp thời từ lãnh đạo đơn vị và các đồng nghiệp như là "liều thuốc giảm đau" hiệu nghiệm giúp thiếu tá Dũng tiếp tục tham gia cuộc chiến chống dịch ngày càng cam go.

Cả gia đình thiếu tá Công an mắc COVID-19: Vừa lo tang cha, vừa hoàn thành nhiệm vụ - Hình 3

Thiếu tá Dũng cùng đồng đội tuần tra đêm - Ảnh: ĐAN THUẦN

"Ba tôi cũng là người lính, tôi nghĩ ba sẽ cảm thông và mong tôi tiếp tục làm tròn bổn phận người lính. Cuộc chiến này đã quá nhiều mất mát, thậm chí có đồng đội tôi đã phải hy sinh nhưng với trách nhiệm người công an, chúng tôi luôn là lá chắn chống dịch.

Không chỉ riêng tôi, đồng đội tôi mà còn rất nhiều y bác sĩ và các lực lượng tuyến đầu khác ngày đêm mong kiểm soát được dịch để còn được về thăm người thân, mong người dân hãy hết sức hợp tác, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch" - thiếu tá Dũng chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét
15:02:46 27/06/2024
Diễn biến mới vụ b.é t.rai người Nhật bị đuối nước tại resort ở Mũi Né
14:50:42 27/06/2024
Bệnh nhân bất ngờ lái ô tô lao vào tường bệnh viện
17:11:53 26/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu
09:20:16 28/06/2024
Người dân lật ô tô cứu tài xế nhưng bất thành
11:33:46 27/06/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin
11:25:31 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do
12:48:26 28/06/2024
Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu
11:37:28 28/06/2024
Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD
13:31:07 28/06/2024

Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Tài xế xe đầu kéo chấp tay lạy vợ chồng người đi xe máy bị nạn

19:43:00 27/06/2024
Chiều 27-6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 14 đoạn qua phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột làm hai vợ chồng thương vong.

Một n.ữ s.inh lỡ thi do tai nạn giao thông

19:40:46 27/06/2024
Vụ tai nạn khiến 2 bố con ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu. Người bố bị thương khá nặng còn con gái bị thương nhẹ nhưng lỡ mất buổi thi môn toán.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm

16:12:28 27/06/2024
Thông tin từ lãnh đạo phường Minh Phương (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Công an TP. Việt Trì đang điều tra nghi vấn cháu bé 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành.

70 công nhân ở một nhà máy đóng tàu tại Hải Phòng đi cấp cứu sau bữa trưa

16:00:24 27/06/2024
Tuy nhiên, những người này vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi sức khỏe ổn định. Đồng thời, cần làm rõ tác nhân gây ra biểu hiện bệnh lý của 70 công nhân này.

T.iền Giang: Sông Mỹ Thiện sạt lở, ảnh hưởng nặng đến sản xuất và đời sống nhân dân

15:57:34 27/06/2024
Việc đi lại của người dân địa phương hết sức khó khăn và thiếu an toàn. Sạt lở cũng làm một phần sân chùa Thiền Quang (ấp Mỹ Hưng A, xã Mỹ Đức Đông) bị đổ xuống sông Mỹ Thiện.

Tiêu hủy chiếc "tàu ma" trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị

14:26:27 27/06/2024
Chiếc tàu ma này được làm bằng gỗ, dài 11 m, được người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị hơn 3 tháng trước

Quốc hội chốt cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

12:24:53 27/06/2024
Sáng 27/6, 357/448 Đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn .

Có thể bạn quan tâm

Huyền bí bảo tháp Ponagar Khánh Hóa

Du lịch

16:43:47 28/06/2024
Ponagar là một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 trụ tháp mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng.

Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về

Góc tâm tình

16:41:42 28/06/2024
Mẹ tôi vẫn thản nhiên ăn cơm, mặc kệ bố. Chuyện kì quặc trên đời tôi cũng thấy không ít rồi những mỗi ngày ở nhà tôi lại là một ngày tấu hề, cười đến muốn nội thương.

So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump

Thế giới

16:30:54 28/06/2024
Về phần mình, ông Trump ủng hộ việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế sắp hết hạn và coi toàn bộ luật năm 2017 là một thành công nên tiếp tục.

Khỏi "vắt óc" nghĩ tối nay ăn gì với thực đơn 30 bữa cơm nhà ngon tuyệt

Ẩm thực

16:07:02 28/06/2024
Dù không nhận mình là người quá đảm đang, khéo léo nhưng mỗi bữa cơm chị Thanh (Hà Nội) luôn dồn hết tâm huyết và tình cảm của mình. Vì vậy với cả gia đình chị, cơm nhà luôn là nhất!

Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi

Sao việt

16:05:44 28/06/2024
Gương mặt nghiêm túc, khá căng thẳng của Hoa hậu Đỗ Hà khi ngồi cạnh Hoa hậu Ý Nhi đang là chủ đề được bàn tán xôn xao.

Phim hay nhất sự nghiệp của "ngọc nữ" Son Ye Jin: Câu chuyện về tình thân xen lẫn nước mắt và tiếng cười

Phim châu á

16:00:06 28/06/2024
Đây là một trong những bộ phim điện ảnh hay bậc nhất trong sự nghiệp của Son Ye Jin. Tác phẩm này rất phù hợp để xem vào Ngày gia đình .

Bà ngoại 70 t.uổi không biết chữ, 2 lần đưa cháu đi thi vì một ước mơ

Netizen

15:46:50 28/06/2024
Dù đã 70 t.uổi nhưng bà Nguyễn Thị Hiền, sinh sống tại H.Bình Chánh (TP.HCM), vẫn lái xe chở cháu ngoại là Lê Diễm Quỳnh, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Q.3), đi thi tốt nghiệp THPT 2024. Đây là lần thứ 2 bà Hiền đưa cháu đi thi t...

Lịch âm 29/6 - Ngày 29 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

15:34:49 28/06/2024
Xem lịch âm ngày 29/6/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 29/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 29/6/2024.

Bắt giữ 15 đối tượng trong vụ cấp bệnh án tâm thần cho tội phạm

Pháp luật

15:30:30 28/06/2024
Bộ Công an xác định 15 cán bộ quản lý và bác sĩ Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà đã nhận hối lộ để tạo dựng hồ sơ bệnh án, kết luận giám định tâm thần sai cho đối tượng phạm tội.